Phần Hai Mươi Chín: Hũ VàngMột người kia có mua của một người láng giềng một miếng đất.
Bữa đó nhằm phải ngày chót của "thời hoàng kim", và đến sáng hôm sau, sẽ chuyển qua "thời hắc ám".
Mua miếng đất xong anh bèn đào đất ngay để dựng cột nhà, thì lại đào trúng một hũ vàng. Anh bèn lật đật qua nhà người láng giềng, chủ cũ miếng đất cho hay: "Tôi vừa đào miếng đất mà tôi vừa mua của anh, tôi gặp một hũ vàng. Tôi mua đất chứ không mua vàng, vậy xin trả lại cho anh!"
Người kia nói:
- Tôi mừng giùm anh đó. Khi tôi bán cho anh miếng đất là tôi đã định bán tất cả, có đâu chừa món nào trong đó. Vậy, nó là của anh, tôi không có quyền nhận nó.
Hai bên cứ nhường nhau mãi đến khi trời sắp tối mà chẳng ai chịu nhận hũ vàng. Hai bên đều nghĩ rằng cũng nên để qua ngày sau cho đôi bên suy nghĩ lại chín chắn rồi sẽ hay.
Đêm đó, đâu dè lại lúc chuyển sang "thời hắc ám": Ngọn gió vật chất và tư lợi thổi tràn khắp mặt đất, tâm hồnđạo đức của hai bên đều bị ảnh hưởng hắc ám mà không hay.
Sáng đến, hai người lại gặp nhau như lời hẹn hôm qua.
Người mua đất liền nói:
- Tôi đã suy xét kĩ lại, thì quả lời nói của anh ngày hôm qua rất xác đáng. Tôi đã mua đất anh thì tất nhiên trong đó đều là của tôi.
Người láng giềng nói:
- Không phải vậy. Hôm qua tôi đã xét kĩ lại, thì lời nói của anh hôm qua là đúng. Anh không thể nào mua một mónđồ mà chính anh không cố ý mua. Anh chỉ mua đất, chứ không phải mua hũ vàng. Anh trả lại cho rồi, rất đúng.
Hai người cãi nhau, không ai chịu nhường cho ai hũ vàng cả.
Họ trở thành thù địch, lôi nhau ra tòa, dùng đủ biện pháp và thủ tục để thắng bên kia cho kì được, bên nào cũng chắc chắn là mình phần phải, và đều vì công lý mà tranhđấu.
Lời bàn:"Thời hoàng kim" giống như cảnh ban ngày, tức là thời dương khí thịnh, vạn vật được bao trùm trong bầu không khí trong sáng. Người ta, một phần khá lớn, chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh: Dương khí thịnh nên lòng người cũng dễ có những tư tưởng hành động quang minh. Trái lại, trong "thời hắc ám" giống như cảnh ban đêm: Vạn vật bị chìm đắm trong bầu không khí tối tăm của âm thịnh nên lòng người cũng dễ biến thành mờ ám. Có thể nói như kinh Dịch, đây là thiên hạ đang ở thời kì quẻ Bác.
Điều nên để ý là khi lòng người bị thị dục và tham vọng chi phối, hành động bao giờ cũng được lý trí hợp lý hóa cả.
Nghe lý luận của hai người này lúc mà tâm hồn chưa bị thị dục điều khiển, còn giữ được trong sáng, thì những lý luận họ đã viện ra để từ khước việc làm chủ hũ vàng thật là chí lý chí tình. Nhưng rồi, đến khi lòng dục nổi lên, thì họ cũng vẫn có đủ những lý lẽ viện ra để chiếm đoạt hủ vàng. Dùng lý trí để chứng minh thị dục ai cũng có lý cả.
Có thể nói: Đây là một bài văn u mặc khó kiếm trong những bài văn tối thượng thừa xưa nay của Đông Phương.
Phần Ba Mươi: Cưới VợNước Sở có một người có hai vợ. Cả hai cùng đẹp cùng xinh.
Anh láng giềng ghẹo người vợ lớn. Vợ lớn giận mắng nhiếc thậm tệ.
Anh láng giềng lại ghẹo người vợ nhỏ. Vợ nhỏ bằng lòng và đi lại với nhau.
Không bao lâu người có hai vợ ૮ɦếƭ.
Anh láng giềng muốn tính việc vuông tròn, lại đi hỏi người vợ lớn.
Thiên hạ lấy làm lạ. Có người hỏi:
- Người vợ lớn trước kia đã mắng chửi anh, người vợ nhỏ thì có tình với anh. Sao bây giờ anh định cưới người vợ lớn.
Anh ta đáp:
Lúc người ta còn là vợ người, thì thích kẻ tư tình với mình, lúc người ta là vợ mình, thì thích kẻ không tư tình với ai cả. Kẻ trước đã tư tình với tôi, thì rồi, ai nó cũng tư tình được cả. Cho nên bây giờ, tôi không lấy nó.
Phần Ba Mươi Mốt: Ham SốngMột vì vua xứ Syrie nhận thấy ở trận tiền có một người lính rất can đảm, lúc nào cũng sung vào những chỗ muôn ngàn nguy hiểm.
Nhà vua bèn gọi tên lính đó ban khen và ngạc nhiên thấy y gầy yếu xanh xao lắm. Người lính thú thật rằng y có một bệnh nan y, nên không được khỏe mạnh.
Nhà vua bèn ra lệnh cho các viên thầy thuốc chăm nom, chữa chạy cho người lính và truyền phải tìm mọi cách để cứu sống một chiến sĩ can đảm phi thường. Các viên thầy thuốc tuân theo và trị lành được bệnh cho người lính. Nhưng, khỏe rồi, người lính lại mất hết nhuệ khí, và từ đó, y không còn can đảm tả xông hữu đột ở chốn chiến trường như trước nữa.
Nhà vua gọi y đến, và lần này thì quở trách y đã bội bạc với công ơn của cấp trên, không ăn ở xứng đáng lòng tốt của bao nhiêu người đối với y. Người lính cứ thành thật mà tâu lên:
- Muôn tâu Bệ hạ, là chính lòng tốt của Bệ hạ đã làm cho hạ thần mất nhuệ khí.
- Sao lại thế được?
- Chính vì Bệ hạ sai trị cho hạ thần khỏi bệnh thành ra hạ thần ham sống.
Lời bàn:
Ham sống, sợ ૮ɦếƭ là cái bản năng tự vệ của con người. Nhưng nếu có kẻ không ham sống, không sợ ૮ɦếƭ, kẻ ấy phải là người trên loài người, đáng cho người thán phục.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt mà người ta được xưng tụng lá anh hùng, chỉ vì chán đời không thiết sống nữa, như trường hợp anh lính chiến trên đây. Việc này đã xảy ra hằng ngày, không lấy gì làm lạ cả.
Phần u mặc của câu chuyện trên đây là cái việc anh ta từ một kẻ "anh hùng" lại biến thành nhát nhúa. Thì té ra vì anh ta được chữa bệnh nan y mà đâm ra thèm sống. Có thèm sống mới sinh ra hèn nhát: "Bởi Bệ hạ sai trị cho hạ thần khỏi bệnh nên hạ thần ham sống".
Thảo nào từ xưa đến nay phần đông những kẻ giàu sang khó thành những bậc "anh hùng"! Và cũng đừng dồn người dân đến bước đường cùng đến họ không còn sợ ૮ɦếƭ nữa. Họ mà trở thành những "đấng anh hùng bất đắc dĩ" thì nguy cho xã hội. Lão Tử bảo: "Dân chi úy tử, nại hà dĩ tử cụ chi: (Dân không sợ ૮ɦếƭ, làm sao lấy cái ૮ɦếƭ mà dọa họ).
Trong những chế độ hà khắc bạo ngược hay dùng đến cực hình, dân chúng thường ngày sống trong cảnh không có ngày mai. Thét rồi! Họ không còn sợ ૮ɦếƭ nữa. Dân mà không còn sợ ૮ɦếƭ nữa, thì dùng cái ૮ɦếƭ mà dọa, có ích gì? Các nhà xã hội ngày nay cũng chứng nhận rằng: Cực hình càng tăng, số tội ác càng thêm! Nhà lập pháp và hành chánh cần xét lại vấn này.
Phần Ba Mươi Hai: Suối Hoa ĐàoVào khoảng chiều Thái Nguyên đời Tấn, có một người ở Vũ Lăng làm nghề đánh cá, theo dòng khe mà đi, quên mấtđường xa gần. Bỗng gặp một rừng hoa đào mọc sát bờ mấy trăm thước, không xen loại cây nào khác. Cỏ thơm tươi đẹp, hoa rụng rực rỡ.
Người đánh cá lấy làm lạ, tiến thêm vào trong, muốnđến cuối khu rừng. Rừng hết thì suối hiện và thấy một ngọn núi. Núi có hang nhỏ, mờ mờ như có ánh sáng. Bèn rời thuyền, theo cửa hang mà vô.
Mới đầu hang rất đẹp, chỉ vừa lọt một người thôi. Vô vài chục bước, hang mở rộng ra, sáng sủa. Đất bằng phẳng trống trải, nhà cửa tề chỉnh, có ruộng tốt, ao đẹp, có loại dâu, loại cúc. Những đường bờ ruộng dọc ngang thông nhau, tiếng gà tiếng chó tiếp nhau. Trong đó những người đi lại làm lụng.
Đàn ông đàn bà ăn mặc đều giống người bên ngoài, từ những người già tóc bạc đến những đứa trẻ con để trái đào, đều hân hoan tự thích.
Họ thấy người đánh cá hết sức ngạc nhiên, hỏi đâu mới đến. Người đánh cá kể lễ đầu đuôi. Họ bèn mời về nhà, bày rượu, mổ gà thết đãi. Người trong xóm nghe tin, đều lại thăm hỏi. Họ bảo tổ tiên trốn loạn đời Tần, dắt vợ con và người trong ấp lại chỗ hiểm trở xa xôi này, rồi không trở ra nữa. Từ đó tách biệt hẳn với ngừơi ngoài. Họ lại hỏi, bây giờ là đời nào, vì họ không biết có đời Hán nữa, nói chi đến đời Ngụy, đời Tần.
Người đánh cá nhất thiết kể lại sự tình. Họ nghe rồi,đau xót, than thở. Những người đứng bên đều mời về nhà mình chơi. Ở lại chơi vài ngày, rồi từ biệt ra về. Trong bọn có người dặn: "Đừng kể lại cho người ngoài hay biết làm gì cả!".
Ông Lưu Tử Kỳ là một bậc cao sĩ nước Nam Dương, nghe kể chuyện, hân hoan tự đi tìm nơi đó. Nhưng chưa tìm ra, thì mắc bệnh mà ૮ɦếƭ. Từ đó, không còn ai hỏi thăm đường đến đó nữa.
Lời bàn:Toàn bài, ngọn 乃út tả cảnh của họ Đào chập chờn hư hư thực thực, hết sức nhẹ nhàng.
Một bình giả luận về bài văn trên đây có viết: "Có lẽ tác giả chán đời, tưởng tượng một xứ cực lạc theo kiểu Lão Tử..." Rõ là mồm mép của một hạng nhà nho lỗi thời... Nói thế là chưa hiểu gì về Lão Tử!
Đây là u mặc dựng lên một cách thi vị để đùa cợt cái xã hội giả tạo, náo loạn nơi ngàn xưa. Lấy cái thị kiến nhị nguyên thì làm gì hiểu nổi huyền nghĩ tế nhị của bài văn này...
Hay nhất là đoạn chót. Khi người đánh định từ biệt ra về, có người rỉ tai căn dặn: "Đừng kể lại cho người ngoài hay biết gì cả!"
U mặc tế nhị làm sao! Họ đã lo xa, nhưng cũng không khỏi có người cho họ là bọn "chán đời"... May nhất là khi có bậc cao sĩ họ Lưu vì "đồng khí tương cầu" hân hoan đi tìm, nhưng lại mắc bệnh mà ૮ɦếƭ". Và "từ đó, không còn một ai hỏi thăm đường đến đó nữa"!
Câu văn tuy đã châm dứt, mà dư âm vẫn còn phản phất như khói như mây: Đó là điểm chấm hư vô tuyệt kỉ của văn u mắc thượng thừa...