Phần Hai Mươi Mốt: Coi BóiNguyên bị đuổi, ba năm không được gặp vua, tận trí tận trung mà lại bị gièm pha che lấp. Lòng buồn ý loạn, không biết phải đi con đường nào, mới đến quan thái bốc trịnh Thiềm Doãn:
- Tôi có điều nghi, xin tiên sinh quyết hộ cho.
Thiềm Doãn sửa ngay lại cỏ thi, phủi bụi mu rùa, hỏi:
- Ông muốn dạy tôi việc chi?
Khuất Nguyên đáp:
- Tôi có nên khẩn khấn khoản khoản gìn giữ mãi một lòng trung, hay nên đưa đón theo đời để khỏi khốn cùng?
Có nên bừa cày hết sức làm ruộng mà nuôi thân hay nên giao du với người vinh hiển để cầu danh?
Có nên nói thẳng, không gì nể đến thân ngay, hay nên nói theo thói tục, cầu sang giàu để sống bê tha?
Có nên siêu nhiên xuất thế để giữ gìn thiên chân, hay nên nịnh nót khúm núm, xum xoe cười gượng để thời đàn bà?
Có nên liêm khiết, chính trực để được sạch trong hay trơn tru tròn trĩnh, như mỡ như da, để được như cây cột tròn?
Có nên ngang tàn như con ngựa thiên lý, hay nên lênhđênh như con vịt nước, cùng nhấp nhô với sóng mà toànđược tấm thân?
Có nên chạy đua với loài Kỳ, Ký, hay noi theo cái vết của loài ngựa hèn?
Có nên sánh vai với loài hàng hộc, hay nên tranh ăn vớiđám vịt gà?
Đường nào kiết? Đường nào hung?
Bỏ đường nào? Theo đường nào?
Đời hỗn trọc mà không thạnh thì cái ve là nặng mà nghìn cân là khinh, cái chuông vàng thì bỏ nát cái nồi đất thì kêu vang, kẻ gièm pha thì tên tuổi cao trương mà người hiền sĩ thì không tên tuổi.
Than ôi: Biết nói gì đây? Ai biết ta là trong sạch?
Thiềm Doãn đặt cỏ thi xuống, tạ rằng:
- Thước có khi lại ngắn, mà tấc có khi lại dài, vật có chỗ không đủ, mà trí có chỗ không sáng. Số có chỗ đoán không tới, mà thần có chỗ cũng không thông. Ông cứ theo lòng mà làm cho đúng ý ông. Cỏ thi và mu rùa, quả không thể biết được việc ấy!
Phần Hai Mươi Hai: Đông Lăng
Khuất Lăng bị phế, đến Tư Mã Quý Chủ coi bói.
Quý Chủ hỏi: "Quân hầu bói việc gì?"
Đông Lăng nói: Nằm lâu muốn dậy, bị giam lâu thì muôn thong thả, buồn bực lâu rồi thì muôn ngáp hơi... Tôi nghe rằng: Sự chứa đựng lâu rồi thì phải tiết ra, sự bế tắcđến cùng cực rồi thì phải được thông đạt, sự nóng đến cùng cực rồi thì nổi gió, bị ứ đọng đến cùng cực rồi thì lại thông đông qua xuân đến, không gì co rồi mà không duỗi ra rồi thì trở lại, một đi, một về. Tôi còn có đều nghi, xin tiên sinh chỉ bảo.
Quý Chủ đáp: "Nếu vậy thì quân hầu đã biết cả rồi, vậy còn coi bói làm gì."
Đông Lăng nói: "Tôi chưa biết rõ lẽ ảo điệu ấy, xin tiên sinh dạy lại cho."
Quý hủ đáp: "Ôi! Đạo Trời thân với gì? Chỉ thân với Đức mà thôi. Quỷ thần linh nhờ đâu? Nhờ người mà linh. Cỏ thi là thứ cỏ khô, mai, mai rùa là thứ xương khô đều là vật vô tri. Quân sao không nghĩ đến ngày trước? Có ngày trước tất phải có ngày nay. Cho nên đây, bây giờ là tường xiêu gạch nát, thì biết đâu ngày trước đây là cao lâu tửu quán, bây giờ đây là bụi hoang cành gãy, thì ngáy trước biết đâu là hoa quỳnh cây ngọc, bây giờ đây là tầm giải dưới sương, ve kêu trong gió, thì ngày trước biết đâu đây là những khúc Phượng sênh Long dịch, bây giờ đây là ma trơi, đom đóm, thì ngày trước biết đâu đây là đèn vàng nến bạc, bây giờ đây là rau đắng rau má mùa xuân thì ngày trước, biết đâu đây là cao lương mỹ vị, bây giờ đây là lá phong hồng bông địch trắng, thì ngày trước biết đâu đây chẳng là gấm xứ Thục, lụa xứ Tề. Trước kia không có mà nay có, đâu phải dư, trước kia có mà nay không, đâu phải thiếu. Vậy nên, hết ngày tới đêm, hoa nở lại tàn, xuân qua thu đến, vật cũ rồi mới, dưới dòng nước chảy mạnh tất có vực sâu, dưới chân núi cao tất có hang thẳm. Quân hầu đã biết rõ lẽ ấy rồi, còn coi bói làm gì!"
Lời bàn:Bài văn của Khuất Nguyên, nhiều người khen là thứ u mặc sâu sắc.
Lối u mặc của Khuất Nguyên là lối u mặc phần thể tách bạch thị phi, thua xa lối u mặc của Lưu Bá Ôn. Văn của họ Lưu phản phất có mùi vị siêu thoát của Hư Vô, rõ là giọng nói nhẹ nhàng thản nhiên của Dịch đạo. Đó là kẻ đã biết rõ là cùng thông, còn đi coi bói làm gì nữa!
Than ôi! Biết nói gì đây? Ai biết ta là trong sạch?", Khuất Nguyên đi coi bói là phải. Lời của Thiềm Doãn rấtđúng: "Thần, có chỗ cũng không thông!". Cái thần minh của Khuất Nguyên bị tấm màng vô minh của nhị nguyên che lấp, quả không làm gì thông nổi. Thần thánh cũng không thông.
Phần Hai Mươi Ba: Người Đánh Xe LừaNgười đánh xe lừa, rất bực mình giống lừa cứng cổ. Giống này, hễ làm biếng không đi, thì đứng lỳ một chỗ, càng bị đánh càng lùi thêm... Anh ta bèn nghĩ ra một kế: Đem bó lúa tươi thơm ngát treo trước đầu lừa.
Lừa thấy lúa thơm, bước tới ăn. Nhưng, bước tới thì bước, mà bó lúa vẫn không bao giờ ăn được. Nhờ vậy mà nó cứ bước mãi... Người đánh xe không cần thúc giục, mà xe cứ lăn tới đều đều... theo ý muốn.
Phần Hai Mươi Bốn: A LưuLưu là tên tiểu đồng ông Chu Nguyên Tố. Nó thực là ngây ngô, không được việc gì cả. Vậy mà Chu Nguyên Tố nuôi nó suốt đời.
Lúc ông bảo nó quét nhà, nó cầm chổi quanh quẩn suốt buổi mà không sạch được cái buồng con. Ông giận mắng, thì nó quăng chổi, lẩm bẩm: "Ông quét giỏi thì phiền đến tôi làm gì!"
Khi ông đi vắng, sai nó chực ngoài cửa, dù khách quenđến, nó cũng không nhớ được tên ai. Có hỏi, thì nó nói: "Người ấy lùn mà béo. Người ấy gầy và lắm râu. Người ấy xinh đẹp. Người ấy tuổi cao và chống gậy." Đến lúc đó nó liệu chừng không nhớ xuể, nó đóng cửa lại, không cho ai vào nữa.
Trong nhà có chứa một ít đồ cổ như chén, lọ, đỉnh, đôn. Khách đến chơi, nó bày ra cho xem.
Lúc khách về, nó lẻn đến gõ các thứ ấy mà nói: "Những thứ này có khi bằng đồng, mà sao nó đen sì như thế?" Rồi nó chạy đi lấy cát, lấy đá, lấy nước để đánh.
Nhà có cái ghế gãy chân, ông sai nó đi chặt cây có chạc, để chữa lại. Nó cầm 乃úa, cưa, đi khắp vườn. Hết ngày, về, nó chìa hai ngón tay làm hiệu mà nói: "Cành cây có chạc đều chĩa lên cả, không có cành nào chúc xuống đất." Cả nhà đều cười.
Trước sân có vài cây liễu mới trồng. Ông sợ trẻ láng giềng đến nghịch hỏng, sai nó trông nom giùm. Đến lúc nó vào ăn cơm, nó nhổ cả cây lên và cất đi một chỗ.
Công việc nó làm, nhiều chuyện đáng cười như thế cả.
Ông Chu Nguyên Tố là người viết chữ chân tốt, mà vẽ lại giỏi lắm. Một hôm, ông hòa phấn với mực để vẽ. Thấy A Lưu, hỏi đùa: "Mầy vẽ được không?". A Lưu đáp: "Khó gì mà không được!" Ông bảo vẻ, A Lưu vẽ nét đậm, nét nhạt, nét xa, nét gần như người xưa nay vốn đã biết vẽ. Ông thử luôn mấy lần, lần nào A Lưu vẽ cũng được như ý cả. Từ bấy giờ, ông dùng đến A Lưu luôn, không lúc nào rời.
Sau A Lưu nổi tiếng là một nhà danh họa.
Lời bàn:Câu chuyện dường như cố ý nêu lên những cái ngây ngô đờ đẫn... để rồi đưa ra một nhận xét bất ngờ của Hàn Tín dụng quân: "Dụng nhân như dụng mộc". Trong trời đất, không vật nào là vật bỏ, chỉ vì ta không biết dùng do thành kiến mà phí uổng không biết bao nhiêu là nhân tài của đất nước.
Nhưng có A Lưu, cũng phải có Chu Nguyên Tố, có Hàn Tín phải có Trương Lương.