Phần Mười Lăm: Túy Ngâm Tiên SinhNgâm tiên sinh là người quên cả họ và tên, quan tước, làng mạc, hồ đồ mình không biết là ai nữa. Làm quan ba mươi năm, gần già, lui về ở đất Lạc Hà. Chỗ ở có năm, sáu mẫu ao, vài nghìn cây tre với vài chục gốc cây cối. Lầu gác sân tường đủ cả mà nhỏ. Tiên sinh an tâm mà ở đấy. Nhà tuy nghèo, không đến nỗi đói rét, tuổi tuy già chưa đến nỗi lẩm cẩm. Tính thích rượu, hay nghe đàn, hay ngâm thơ. Phàm những khách đàn, thơ rượu, chơi bời với nhau rất nhiều. Ngoài sự chơi đó, đem lòng mộ đạo Phật, học thấu các phép tiểu thừa, trung thừa, đại thừa, cùng với nhà sư núi Trung Sơn làm bạn "không môn", với Vi Sở làm bạn sơn thủy, với Lưu Mộng Đắc làm bạn thơ, với Hoàng Phủ Minh làm bạn rượu. Mỗi khi gặp nhau thì vui vẻ mà quên về. Gần Lạc thành trong ngoài sáu bảy mươi dặm, phàm chỗ nào có chùa chiền núi non, khe suối, hoa trúc, chẳng đâu chẳng đến, nhà ai có rượu ngon, đàn hay, chẳng đâu chẳng qua, ở đâu có sách vở múa hát, chẳng đâu là chẳng xem. Tự khi ở Lạc Xuyên, có người mời đi ăn tiệc đâu, thường thường cũng đi. Mỗi khi mát trời, hoặc lúc có trăng, có tuyết, bạn bè đến chơi, tất cả là bạn hồ rượu, mở tủ sách, thơ rượu thích chí rồi vớ lấy đàn gảy một khúc "thu từ", nếu hứng nữa thì sai trẻ nhà hòa nhạc, cùng tấu một khúc "Nghê thường Võ y", nếu vui nữa thì sai con hát hát vài khúc "Dương Liễu Chi", phóng tình vui vẻ, kì đến say khướt mới thôi. Đôi khi thừa hứng đi bộ sang láng giềng, hoặc chống gậy đi trong làng, hoặc cưỡi ngựa chơi chốn đô ấp, hoặc ngồi song loan chơi ngoài đồng nội. Trong song loan để một cái đàn, một cái gối, vài quyển thơ của ông Đào, ông Tạ, hai bên đầu tay song loan, treo hai hồ rượu, tìm nơi có sông núi, tùy tình dạo xem, ôm đàn dốc bầu, hết vui rồi trở về. Như thế mười năm, trong khoảng đó ngâm thơ ước hơn nghìn bài, ngày nấu rượu ước trăm hộc, mà trước sau hơn mười mấy năm không kể. Vợ con thấy uống nhiều quá thì lo mà ngăn can hai ba lần. Tiên sinh nói: "Phàm tính người ta ít người được trung bình, tất có đam mê về một việc. Ta cũng không giữ được mực trung bình. Nếu chẳng may mà ta hám lợi, làm nên giàu có, của cải chứa nhiều, cửa nhà lộng lẫy, để mua lấy vạ làm hại cho thân mình thì làm thế nào? Nếu chẳng may mà ta hám cờ bạc, trăm nghìn đổ đi một lúc, làm cho phá gia bại sản để đến nỗi vợ con đói rét thì làm thế nào? Nếu chẳng may mà ta hám sự luyện thuốc, nấu cao luyện đan, để đến nỗi không thành thuật gì, có điều lầm lỡ thì làm thế nào? Nay ta không hám các sự ấy, mà chỉ thích chí ở trong cuộc rượu câu thơ, phóng túng thì phóng túng thực, nhưng có hại gì, chẳng còn hơn ba sự kia ư? Bởi thế Lưu Bá Luân thấy vợ nói mà không nghe, Vương Vô Công chơi ở làng say mà không về vậy".
Nói đoạn, đem vợ con vào buồng nấu rượu, ngồi xổm, ngửng mặt lên hú dài một tiếng rồi than rằng: "Ta sinh ra ở trong trời đất, tài và hạnh kém cổ nhân xa, song giàu hơn Kiềm Lâu, thọ hơn Nhan Uyên, no hơn Bá Di, vui hơn Vịnh Khải Kỳ, khỏe hơn Vệ Thúc Bảo, may lắm may lắm, ta còn cầu gì nữa. Nếu bỏ cái thích của ta thì còn lấy gì mà vui lúc già!
Bèn ngâm lại một bài thơ "vịnh hoài", ngâm xong tủm tỉm cười, rồi nhắc vò rót rượu, uống vài chén cho say tít cú lỳ. Say rồi lại tỉnh, tỉnh rồi lại ngâm, ngâm rồi lại uống, uống rồi lại say, say với ngâm cứ lần lượt mà theo nhau. Bởi thế mà coi cuộc đời như giấc mộng, coi phú quý nhưđám mây bay, màn trời chiếu đất, chớp mắt trăm năm, lúc nào cũng li bì mờ mịt, không biết cái già nó đã theo đến, chỗ mà người xưa gọi "hòa với rượu", nên tự đặt hiệu là "Tuý Ngâm tiên sinh". Bấy giờ là năm Khai thành thứ ba, tiên sinh sáu mươi bảy tuổi, râu đã bạc, đầu hói một nửa, răng khuyết hai chiếc, mà cái vui trong thi tửu vẫn chưa suy. Ngoảnh lại bảo vợ con rằng:
"Mình ta từ nay về trước sướng rồi, còn cái mình ta từ nay về sau chưa biết vui như thế nào nữa!".
Lời bàn:Trang Tử bàn đến cái đức SAY của người "Say Đạo"đã viết.
Người say rượu té xe, tuy mang tật mà không ૮ɦếƭ. Gân cốt thì giống với mọi người, mà bị hại thì sao lại khác với mọi người? Là vì nó giữ toàn được cái thần. Lên xe cũng không biết, té xe cũng không hay! Tử, sinh, kinh, cụ không sao vào được trong lòng. Cho nên dù có chống lại với vật mà không biết sợ. Đó là kẻ đã hòa với rượu mà còn được thế, huống chi là kẻ đã hòa được với thiên nhiên".
Mở đầu, tác giả đã tự giới thiệu một cách trào lộng nhưng sâu sắc vô cùng "Túy Ngâm tiên sinh là người quên cả họ tên quan tước làng mạc... hồ đồ như mình không hiểu mình, là gì nữa". Đó là cái SAY của bậc "chí nhân vô kỷ, thần nhân vô công, thánh nhân vô danh".
Say mà luận việc đời TỈNH hơn người TỈNH. Tiếng cười giòn giã của thánh nhân đã bắt đầu!
"Phàm tính người ta ít được có người "đắc trung", tất có sự ham mê về một việc gì. Ta cũng không giữ được mực "trung". Nếu chẳng may mà ta ham mê lợi lộc, làm giàu chứa của, cửa nhà lộng lẫy để chuốc họa vào thân, thì làm thế nào? Nếu chẳng may mà ta ham mê cờ bạc, trăm nghìn đổ đi một lúc, làm phá gia bại sản để đến nỗi vợ con đói rét, thì làm thế nào? Nếu chẳng may mà ta hám mê ăn mặc, luyện đơn luyện thuốc để đến nỗi không thành công gì cả lại gây thêm lầm lỗi, thì là thế nào? Nay may mà ta chẳng ham mê những việc ấy, chỉ thích ở trong việc câu thơ chén rượu, phóng túng thì quả có phóng túng thật, nhưng có hại gì? Chẳng còn hơn ba việc kia sao? Bởi vậy Lưu Linh vợ can mà không nghe, Vương Tích chơi ở làng say mãi không về."
Người ta trên đời, trong cái cõi phù du này, phải có vui thích một cái gì... để mà biết xem nhẹ cuộc đời. Cái "say" của Bạch Lạc Thiên cùng với cái "say" của Đào Tiềm là một, đó là cái say của bậc thánh nhân đắc đạo, cái say "coi đời như giấc mộng, phú quý như phù vân, lấy trời làm màn, lấy đất làm chiếu, xem trăm năm như chớp mắt" tuy thấy là một khoảnh khắc nhưng mà là một khoảnh khắc của thiên thu.
Có cái tỉnh mà say, nhưng cũng có cái say mà tỉnh. Thế nhân tỉnh mà say, thánh nhân say mà tỉnh. Thế nhân "tỉnh" trong cái "tâm sai biệt" phân biệt chính tà, vinh nhục, thọ yểu, thị phi... trái lại thánh nhân "say" trong cái "tâm vô sai biệt" (tâm hư) trong đó vũ trụ là một xáo trộn cổ kim, kim cổ, dồn làm một khối: "Lúc nào cũng li bì mờ mịt, không biết cái già nó đã theo đến"... Cái say của thánh nhân là cái say của người tỉnh. Cái tỉnh của thế nhân là cái tỉnh của người say (mê muội): Trong cảnh giới nhị nguyên.
Phần Mười Sáu: Đức Uống RượuCó một đại nhân lấy trời đất làm một buổi, lấy muôn năm làm một chốc, lấy mặt trời, mặt trăng làm cửa ra vào, lấy thiên hạ làm sân, làm đường, đi, không thấy vết xe, ở, không có nhà, cửa, trời, tức là màn, đất, tức là chiếu, ý muốn thế nào thì thế. Lúc ở nâng chén cầm bầu, lúc đi thì vác chai, xách mâm, lúc nào cũng chỉ có việc rượu chè, không còn biết đến gì nữa.
Có một vị công tử và một ông quan, sang qua nghe tiếng tiên sinh như thế, bèn đến tận nhà, xăn tay, vén áo, trừng mắt, nghiến răng, kẻ thì giãi bày lễ nghĩa, người thì giảng giải thị phi, ầm ĩ như đàn ong.
Lúc đó tiên sinh ôm vò rượu, ghé vào thùng rượu, tợp cả chén, vểnh râu, ngồi dang hai chân, không nghĩ, không lo, hớn hở, say sưa, thoáng rồi lại tỉnh. Lắng tai, cũng không nghe thấy tiếng sấm sét, nhìn kĩ cũng không trông thấy hình Thái sơn, nóng lạnh đến thấu cả thân, cũng không biết, tiền của Dụς ∀ọηg cảm đến tình, cũng không hay, cúi xuống trông vạn vật rối rít ở trước mắt khác nào bèo nổi bồng bềnh trên sông Giang, sông Hán.
Hai vị kia đứng bên cạnh, tiên sinh thấy như con tò vò, như con sâu rọm mà thôi.
Lời bàn:Bài văn này của Lưu Linh "mắng" nặng hạng người thích tách bạch thị phi, thiện ác...
Đối với người đã xem thời gian vô cùng của trời đất như một buổi, muôn năm là một chốc... thì cái bọn người câu chấp hẹp hòi trong những cái gọi là lễ nghĩa thị phi... còn có nghĩa lý gì...
Cái say của Lưu Linh là cái say Đạo, vượt khỏi nhị nguyên, cho nên tiếng sấm sét không làm kinh động con người, tiên sinh lắng tai cũng không nghe. Hình núi Thái cao to lớn là bao, vậy mà dưới con mắt tiên sinh dù đã hết sức nhìn kĩ cũng không thấy. Tả cái tâm cảm của người đắc Đạo như thế quả là tài tình và hài hước.
Còn gì hài hước nữa bằng cách tả hạng Nho gia hăng hái truyền cái đạo nhị nguyên của họ như một đàn ong vỡ ổ: "Có một vị công tử, và một ông quan sang qua, nghe tiếng tiên sinh như thế, bèn đến tận nhà, xăn tay, vén áo, trừng mắt, nghiến răng, kẻ thì giãi bày lễ nghĩa, người thì giảng giải thị phi, ầm ĩ như đàn ong". Quả là cái cười tàn nhẫn! Tàn nhẫn mà hài hước đến cực độ là câu chót: Hai vị kia đứng bên cạnh, tiên sinh thấy như con tò vò, như con sâu rọm mà thôi!".
Phần Mười Bảy: Ngũ Liễu Tiên SinhÔng không rõ người ở đâu, tên họ gì, bên nhà có trồng năm cây liễu, nhân đó mà đặt tên.
Ông nhàn tĩnh, ít nói, không ham danh lợi. Tính hamđọc sách, lại không cần thâm cứu chi tiết, mỗi lần hội ýđiều gì thì vui vẻ quên ăn. Tính thích rượu, nhưng nhà nghèo, không có được thường. Người thân cận cố cựu biết vậy, có khi bày rượu mời, ông lại uống hết, đến say mới thôi. Say rồi thì về, không lưu luyến gì cả.
Tường vách tiêu điều, không đủ che mưa nắng, bận áo vải thô vá, bầu giỏ thường trống không mà vẫn vui.
Ông thường làm ăn để tiêu khiển và tỏ chí mình. Đắc thất không màng, cứ vậy trọn đời.
Khen rằng: "Kiềm Lâu nói: Không đau đáu lo cảnh nghèo hèn, không vội vàng mưu cảnh giàu sang".
Lời nói ấy trỏ vào hạng người như này chăng?
Lời bàn:Lối văn u mặc của Đào Tiềm nhẹ nhàng hơn của Lưu Linh, nhưng đều cùng một mùi vị hư vô siêu thoát.
Bài văn của Đào Tiềm có nhiều đoạn rất hay... "Ông, không rõ là người ở đâu, tên họ gì..." Những ai đã hiểu Thiền, đọc lên sẽ thấy thú vị vô cùng. Trong khi thiên hạđua nhau tìm cách "lưu danh hậu thế" đánh trống thổi kèn để cho khắp thiên hạ được biết đến cái tên nhỏ bé của mình thì Đào Tiềm cũng như Bạch Cư Di khởi đầu nói đến một thứ con người "vô danh": Túy Ngâm tiên sinh và Ngũ Liễu tiên sinh.
Đào Tiềm hiểu rất rõ những tâm sự của những con người háo danh trục lợi, họ nói rất hăng, họ nói rất nhiều... nếu không phải vì háo danh thì chắc chắn không còn cái gì thúc đẩy con người ham nói cả. Cho nên Ngũ Liễu tiên sinh là người "ít nói", và dĩ nhiên bởi ông là người "không ham danh lợi". Chỉ có một câu mà nói lênđược tất cả nhân quả của cái trò hề bản gã (comédie du moi).
Lối đọc sách của Ngũ Liễu tiên sinh cũng khác đời. Người đời đọc sách thì đi moi móc từng chữ một, ૮ɦếƭ trong văn từ chi tiết, lặn hụp trong hình thức, chi ly phân tích. Ngũ Liễu tiên sinh đọc sách "không cần thâm cứu chi tiết, mỗi khi hội ý điều gì thì vui vẻ quên ăn". Đọc sách mà được như thế là nhập thần Ông.
Giàu nghèo bất kể, đắc thất không màng. Ngụ Liễu tiên sinh quả là người cách xa thiên hạ: Một con người Tự Do.
Nếu trong hàng đệ tử Khổng Tử hỏi Ngài về cái con người quái dị này là hạng người thế nào, chắc chắn Khổng Tử sẽ bảo: "Người mà làm gì hiểu nổi. Hỏi Hồi, may ra nó mới có thể nói cho mà nghe!
Phần Mười Tám: Đánh Cá Với Như Lai
Ca vừa đến Linh Tiêu, bỗng nghe tiếng khí giới chạm nhau chan chát vang lên! Thích Ca liền bảo Lôi Công bãi chiến, và kêu Tề Thiên hỏi. Tề Thiên nghe kêu hiện nguyên hình bước tới hét lớn:
- Nhà người ở xứ nào, dám tới đây khuyên giải?
Thích Ca cười nói:
- Ta ở Cực Lạc, hiệu Thích Ca Như Lai, nghe tin ngươi ngang dọc náo loạn Thiên Cung, nên đến đây khuyên ngăn! Chẳng hay ngươi sinh ở đâu, thành đạo từ năm nào, vì sao lại phản Trời như vậy?
Tề Thiên nói:
- Trời đất khiến đá nứt sinh ta, lâu nay ở non tiên Hoa Quả, động Thủy Liêm. Từ thuở nhỏ theo thầy Tây Thổ, luyện phép trường sinh bất tử. Nay thấy trung giới thâm u, muốn ngự chương tòa, thay vì Thượng đế. Bởi Thiên tướng cản ngăn, nên ta loạn đả Thiên cung, quyết buộc Ngọc Hoàng nhượng chức.
Thích Ca cười nói:
- Chẳng qua ngươi cũng là một con khỉ thành tinh, sao dám lớn mộng ςướק ngôi Trời? Vả, Thượng đế tu đến một ngàn năm trăm năm chục kiếp, mỗi khi*p có nhiều năm. Còn ngươi tu luyện bao nhiêu mà dám lên ngôi báu! Sao ngươi không biết lẽ phải, lo phần tu niệm, còn quen thói dọc ngang, gặp đạo cao e cho uổng khi*p!
Tề Thiên vẫn hiên ngang nói:
- Đi tu nhiều, để rồi làm vua cho được lâu sao? Hễ thiên địa tuần hoàn thì ngôi báu cũng phải thay đổi. Ngươi mau bảo Thượng đế nhường ngôi, bằng không ta phá nát Thiên cung.
Thích Ca trầm tĩnh nói:
- Trừ phép trường sinh và biến hóa của ngươi ra, ngươi còn phép gì cao siêu hơn nữa, mà dám giành ngôi Thượng đế?
Tề Thiên nói:
- Ta có bảy mươi hai phép huyền công, luyện đặng trường sinh bất lão, và cân đẩu vân không ai sánh kịp, nhảy hơn mười ngàn tám trăm dặm, tài phép như vậy ta thay ngôi Trời chẳng xứng sao?
Thích Ca bảo:
- Vậy người cùng ta đánh cuộc coi tài phép bậc nào?
Rồi Thích Ca giơ bàn tay ra nói tiếp:
- Nếu ngươi nhảy khỏi bàn tay hữu này, ta sẽ bảo Thượng đế nhường ngôi cho ngươi, để khỏi tốn công chiến đấu, bằng ngươi nhảy không đặng, phải sớm trở về trung giới tu thêm ít kiếp, mới đủ sức đoạt ngôi Trời!
Tôn Hành Giả nghe nói cười thầm: "Ta nghe tiếng Thích Ca từ lâu, sao còn quê mùa đến thế! Lão Tôn nhảy một cái có tới mười ngàn tám trăm dặm, sá chi bàn tay là bao lớn, mà bày chuyện đánh cuộc!"
Qua ý nghĩ ấy, Tề Thiên vụt hỏi:
- Ngươi hứa như vậy, có chắc không?
Thích Ca đáp:
- Chẳng lẽ ta dối ngươi sao?
Dứt lời Thích Ca xòe bàn tay hữu ra, bằng lá sen.
Tôn Hành Giả cất thiết bảng, co chân nhảy vọt qua và la lớn:
- Ta qua khỏi Thích Ca thấy rõ chăng?
Bỗng Tề Thiên đưa mắt nhìn quanh, thấy có năm cây cột màu đỏ như thịt, trên đầu có mây xanh bèn nghĩ thầm: "Ta nhảy xa quá! Dường như đã cùng đường rồi! Có lo chi Thích Ca không bảo Thượng Đế nhường ngôi! Nhưng ta phải làm dấu, đề phòng khi đối nại với Thích Ca". Liền nhổ lông hóa ra viết mực, đề lên cột tám chữ: "Tề Thiên Đại Thánh đáo thử nhất dụ". Viết xong đái vào cột thứ nhất rồi mới dùng phép cân đẩu vân trở lại, kêu Thích Ca nói:
- Lão Tôn đã nhảy qua khỏi tay, ngươi mau bảo Ngọc Hoàng nhượng chức.
Thích Ca nổi giận mắng:
- Con khỉ đái vất, chưa ra khỏi tay ta sao đòi nhượng chức?
Tề Thiên hiu hiu tự đắc đáp:
- Lão Tôn nhảy khỏi tay qua đến chân trời, thấy có năm cây cột, với vừng mây xanh. Ta đã làm dấu ngươi rồi, ngươi không tin thì đến đó xem.
Thích Ca nói:
- Ta không cần đến làm gì, ngươi hãy cúi đầu xuống coi nhà ngươi đã nhảy đến đâu.
Tề Thiên nhìn xuống, thấy ngón tay giữa của Thích Ca có đề tám chữ: "Tề Thiên Đại Thánh đáo thử nhất dụ" và nơi dưới ngón tay cái còn hinh hỉnh hơi bọt của nước đái khỉ!
Lời bàn:Tây Du Ký là một pho tiểu thuyết hoạt kê tài tình nhất của Trung Hoa trong đó xen lẫn một cách hồn nhiên những gì sâu sắc nhất mà cũng tầm thường nhất, cao siêu nhất mà cũng ngu ngốc nhất. Bởi vậy nó đã thỏa mãn được mọi từng lớp con người trong xã hội, từ bậcđại trí đến những bậc bình dân: Già trẻ, bé lớn, đàn ông,đàn bà, con trai, con gái không ai đọc đến mà không cười...
Tôn Ngộ Không là một con khỉ đá (thạch hầu) tượng trưng bộ óc thông minh, tài năng quán thế và đầy ngạo nghễ của lý trí, với tham vọng chinh phục tất cả ngoại vật không bao giờ biết dừng (ngày nay gọi là khoa học vạn năng chinh phục cả không gian và thời gian). Tam Tạng, tượng trưng tâ๓ đạ๏, chất phác thật thà (đạo học). Cả hai đại diện cho Trí (Ngộ Không) và Tâm (Tam Tạng). Bát Giới, tượng trưng thị dục vô bờ bến của thú tính nơi con người. Sa Tăng thật thà chất phác hơn, là sức chịuđựng nhẫn nại của phần thể xác. Cả bốn thầy trò là bốn yếu tố chính trong con người: Bốn người ký thực là một. Thiếu một, tập đoàn này không sao đi đến Tây Phương cực lạc... Pascal ví người ta có hai phần: Một ông thánh và một con thú. Phần Thánh là Tam Tạng và Ngộ Không (Tâm và Trí). Thị dục là phần con thú trong người đó là Bát Giới. Cho nên, dù là bậc thánh như Tam Tạng thường cũng hay nghe lời thị dục hơn là lý trí. Tam Tạng thường hay thiên vị Bát Giới hơn Ngộ Không. Bản tính loài người là vậy.
Bài văn trên đây miêu tả một cách hết sức khôi hài và có duyên cái tính tự cao tự đại của con người sống bằng Trí và cái tinh thần u mặc tế nhị của Phật Tổ Như Lai.
Nhà Phật chuyên về huyền tướng: Cân đẩu vân của Tề Thiên với một cái nhảy đến mười ngàn tám trăm dặm, vậy mà cũng không thoát khỏi bàn tay của Như Lai. Không còn gì khôi hài bằng.
Ai kia bên trời Tây đã tự hào chủ trương "thủy tổ loài người là khỉ", nhưng lại bị người đạo đức hương nguyện trách cứ vì đã đánh mất nguồn gốc thiêng liêng của loài người, nghĩ thật oan uổng và hài hước! Phải nói, họ đã bắt chước người Đông phương mà không dè!
Người Đông phương sở dĩ có chỗ khác biệt với người Tây phương thì hài hước mà Tây phương thì trang nghiêm. Bởi vậy người Tây phương đọc Tây Du Ký thì cười mà đọc Darwin thì giận: Tổ tiên loài người lẽ nào là con thú? Nếu nói như Đông phương, con người là cả bốn thầy trò Tam Tạng, Ngộ Không, Sa Tăng và Bát Giới, hoặc nói như Pascal: "Con người không phải là một vị thánh, cũng không phải là một con thú, mà là cả hai".