Bốn Năm Phấn Hồng - Chương 31

Tác giả: Dịch Phấn Hàn

Hết nửa học kì hai của năm học thứ ba, trường phải xây dựng một thư viện mới rất to. Dịp đó khiến cho toàn bộ tủ gửi đồ của thư viện cũ bị chuyển tới htư viện mới. Như vậy là khi tới mượn sách chúng tôi chỉ có thể để cặp sách ở trên một cái bệ ở bên ngoài. Hoặc là chạy phút về phòng kí túc cất cặp sách rồi lại chạy 20 phút tới thư viện để mượn sách. Đa số sinh viên vì lười nên đã vứt cặp lên trên cái bệ ở bên ngoài. Cho dù cái bệ đó ngày nào cũng có cặp sách bị lấy trộm, nhưng hằng ngày vẫn cứ có sinh viên vứt cặp ở đó cho nhanh.
Tôi kịch liệt phản đối thái độ vô trách nhiệm đó của nhà trường. Tuy rằng tôi chưa từng bị mất trộm cặp sách, nhưng hằng ngày nhìn thấy trên tường thư viện dán đầy những tờ thông báo tìm cặp sách, lòng cảm thông trong tôi tự nhiên trỗi dậy. Những tờ thông báo tìm cặp sách đó, từng tờ từng tờ giấy trắng nhỏ xíu, hoặc là sụt sùi kể lể lên án, hoặc là gay gắt chửi mắng đe doạ, hoặc là khổ sở van nài "xin hãy lấy tiền và để giấy tờ lại", đều là những bài học xương máu cả.
Tôi là một đứa rất rất lười, nếu có thể ngồi thì tôi sẽ không đứng, nếu có thể nằm thì tôi sẽ không ngồi. Muốn tôi chạy về phòng cất cặp sách sau đó lại chạy quay lại thư viện để mượn sách ư? Điều đó thật viển vông. Vì vậy mà mỗi lần mượn sách tôi đều chỉ cần năm phút là mượn xong, hơn nữa còn nhét cặp sách xuống tận dưới cùng trong đống cặp sách ở trên bục. Chiếc cặp sách đó mới mua không lâu, bị nhét xuống dưới nhiều cặp sách khác như vậy tôi cũng không nỡ. Nhưng phải xem xét đến vấn đề an toàn. Tôi thầm đoán rằng kẻ trộm muốn lấy ttộm cặp sách của tôi thì còn phải lật lên lật xuống mới rút được chiếc cặp của tôi ở dưới cùng lên, cũng rắc rối vô cùng, xem ra tên trộm đó cũng không thể kiên nhẫn và bình tĩnh đến vậy.
Nhưng Thượng đế đã không vì tôi có tấm lòng cảm thông sâu sắc, mà vẫn vụt cho tôi một roi, có thể là Thương đế cảm thấy rằng, nếu tôi thực sự cảm thông với những bạn bị mất cắp cặp sách thì phải gánh chịu bớt một phần nỗi đau đó, hoặc là phải lĩnh hội nỗi đau đó, tấm lòng cảm thông như vậy thì mới là tình sâu nghĩa nặng. Do vậy, cặp sách của tôi cũng đã bị ăn trộm, không phải, mà là bị ăn trộm không thành. Chiều hôm đó sau khi tan học tôi đã đến thư viện mượn sách. Tôi lấy ví tiền và điện thoại di động ra mang theo người, sau đó nhét cặp sách xuống dưới cùng, trên cặp của tôi còn có tầng tầng lớp lớp những chiếc cặp cách khác làm bia đỡ đạn rồi.
Vội vàng mượn sách xong, vội vàng chạy ra. Mặc dù thái độ phục của của mấy người phụ nữ trung tuổi trong phòng thông tin thư viện của trường rất kém, trước đây thường xuyên có sinh viên cãi nhau với họ đến mức long trời lở đất, nhưng từ khi chỗ gửi cặp sách bị phá bỏ, những người phụ nữ đó cũng có thể coi là có những ngày bình yên rồi. MỌi người đều không có thời gian tranh cãi với họ, sợ rằng "nghêu sò đánh nhau, ngư ông đắc lợi". Sợ rằng như vậy sẽ cho kẻ trộm có thêm thời gian để gây án. Tôi đã từng hoài nghi rằng việc phá bỏ chỗ gửi cặp sách không biết có phải là hành động lén lút của mấy cô mấy bà hay đó là kiến nghị mang tính xây dựng của họ với cấp trên, nhằm mục đích giảm bớt áp lực cho họ từ những cuộc cãi vã. Ôm vài cuốn tiểu thuyết vừa mượn, tôi rảo bước ra cửa. Khi đó trong hành lang không có một ai. Thậm chí là có vẻ tĩnh lặng lạ thường.
Tôi bước ra khỏi phòng thông tin thư viện, cách cái bục mà tôi để cặp sách chỉ có năm mét. Năm mét về phía bên phải là hành lang dài hun hút. Tôi nhìn thấy rõ có một người thò tay vào cặp sách của tôi, hơn nữa còn đang nhanh chóng lật tung sách vở ở trong đó lên, tay của cô ta đưa đi đưa lại ở trong cặp sách của tôi một cách hoảng loạn, mắt dán chặt vào chiếc cặp. Cô ta như là một chiếc đinh đã được đóng chặt vào đó, đóng chặt vào hành lang dài hun hút, cũ kĩ, đầy bụi và ngập tràn ánh nắng long lanh, cảnh tượng đó cũng sẽ mãi mãi đóng chặt vào trái tim tôi. Bất giác tôi cũng quên mất việc hô hoán lên, hoặc là phẫn nộ, hoặc là chửi mắng, tất cả chỉ vì tôi đã nhìn thấy cô ta, nhìn thấy rõ mặt cô ta. Tôi nhìn thấy người đó chính là Diệp Ly!
Tôi sững người nhìn Diệp Ly. Sự ngạc nhiên đến kinh hãi ở trong lòng đã lấn át hết tất cả những cảm xúc khác, trong khoảnh khắc nhìn rõ khuôn mặt cô ấy, tôi thậm chí còn quên mất là cô ấy đang ăn trộm cặp sách của tôi! Tất cả những chuyện này chỉ diễn ra trong vòng năm giây, nhưng năm giây này đã làm cho tôi hiểu ra rằng để làm sụp đỏ một thế giới của một con người là một việc quá đỗi dễ dàng. Hồi năm thường ức nhất Diệp Ly vẫn là một cô gái luôn bị La Nghệ Lâm bắt nạt, bị gọi tới gọi lui, tôi vẫn còn nhớ ánh mắt trầm lặng đầy tủi thân của cô ấy lúc đó. Đó là cô gái đã từng cùng tôi đứng ở trước cửa hàng sách Tân Hoa để đợi người ta đến tuyển gia sư, đợi một cách vô cùng đáng thương, tôi vẫn còn nhớ niềm khát vọng và sự thiết tha trong ánh mắt cô ấy. Đó la cô gái hồi cuối năm thứ nhất đã một mình ở lại kí túc xá khi phải chuyển phòng, tôi vẫn còn nhớ sự suy sụp về tinh thần của cô ấy khi đó. Đó là cô gái đã nhận được 99 bông hồng trong dịp Giáng sinh của năm thứ ba, khiến tất cả những nữ sinh khác vô cùng ngưỡng mộ, tôi vẫn còn nhớ sự ngạc nhiên, mừng rỡ và niềm hạnh phúc trong ánh mắt của cô ấy khi đó.
Nhưng giờ đây, chỉ trong vòng năm giây, tất cả đã sụp đổ. Như là một người ở thế giới khác đến. Cái thế giới trước đây đã hoàn toàn thay đổi. Diệp Ly quay đầu lại và thấy tôi đang ngẩn người ra, hiểu ra rằng cái cặp sách mà cô ấy đang ra tay, chính là của tôi. Cô gái này nhìn tôi với ánh mắt còn hốt hoảng và kinh sợ hơn tôi nhiều, sự kinh sợ và hốt hoảng trong ánh mắt cô khi đó đã khắc sâu trong tâm trí tôi hơn bát cứ ánh mắt nào của cô trước đây! Đó là vẻ mặt nguyên sơ nhất của một con vật bị doạ sợ ૮ɦếƭ khi*p, không có mảy may một ự che giấu nào, cũng không thể có bất kỳ một thứ gì có thể che giấu được sự hoảng loạn và nỗi sợ hãi sâu đậm đó. Trời đất xoay tròn, đầu óc tôi quay cuồng từng cơn từng cơn. Thật quá đột ngột! Tôi thậm chí còn không kịp nghĩ nên làm gì sau đó, Diệp Ly đã vứt cặp sách của tôi xuống đất, vụt chạy đi.
Mười giây sau, tôi dần dần trấn tĩnh lại. Đã không còn thấy bóng dáng Diệp Ly đâu nữa. Cặp sách của tôi yên lặng nằm trên hành lang dài hun hút, chiếc cặp sách mới của tôi, chiếc cặp sách đã bị lục tung hết cả lên của tôi, chiếc cặp sách đã hoàn toàn thay đổi của tôi. Tôi nhặt lên ôm vào trong lòng. Tiếng bước chân Diệp Ly chạy nhanh qua khỏi cửa thư viện từng tiếng từng tiếng như giẫm đạp lên trái tim tôi, mỗi một bước đều làm trái tim tôi đau thắt lại. Mỗi một bước đều như đang giày xéo lên trái tim mềm yếu của tôi, cơ thể mềm yếu của tôi, bước chân của cô ấy nhanh đến vậy, nặng nề đến vậy, mang theo gai, mang theo máu. Nếu như tôi hô lên là có kẻ ăn trộm cặp sách, Diệp Ly sẽ bị bắt ngay tại chỗ. Một lần nữa, trong khoa sẽ nhanh chóng ầm ĩ lên, và Diệp Ly sẽ nhanh chóng bị đuổi học, hơn nữa sẽ còn bị công bố trên bảng tin theo như quy định cũ của nhà trường. Nếu tôi đồng tình với cô ấy thì tôi không nên hô hoán lên. Nhất định các bạn sẽ cho rằng tôi đồng tình với cô ấy, cho rằng tôi đang đấu tranh tư tưởng với chính mình nên mới không hô hoán bắt trộm. Nhưng trên thực tế đó là vì khi đó tôi đã hoàn toàn bị những gì mà tôi nhìn thấy làm cho sợ hãi, sợ đến mức chẳng biết làm gì nữa, sợ đến nỗi không dám tin vào mắt mình, không dám tin vào cảm giác của mình, tôi cứ như là đang nằm mơ.
Tôi quá mức kinh ngạc, không sao hiểu nổi, người bạn đã từng ở cùng phòng với tôi lại là một kẻ trộm! Sự kinh ngạc đó chiếm lĩnh toàn bộ tâm trí tôi, làm tôi không kịp có bất cứ một suy nghĩ nào khác, và cũng không có một chỗ trống nào để có thể chứa được bất cứ một suy nghĩ nào khác. Tôi cứ ôm chiếc cặp sách như vậy, không nói một câu nào, đi ra khỏi cửa thư viện. Bước chân nặng nề, tâm trí rối loạn. Ra khỏi cửa, bên trái là một luống hoa lớn, quanh năm bốn mùa đều nở hoa, màu sắc rực rỡ, trước đây tôi chưa bao giờ cảm thấy chúng có vẻ đẹp chói mắt đến vậy, luống hoa lúc nào cũng nở hoa sao? Màu sắc của mỗi một mùa có gì khác nhau không? Tôi rẽ phải lúc nào không hay, đó là một con đường rợp bóng cây, hai bên đường quanh năm bốn mùa đều xanh biếc một màu la, chúng là một loài thực vật mãi mãi không rụng lá. Tôi chưa bao giờ cảm thấy màu xanh của chúng lại xa lạ đến vậy, trang trọng đến vậy, tại sao lá của chúng lại cứ xanh u tối vậy? Nền xi măng khô cứng, màu xám lạnh lẽo. Vỉa hè được điểm xuyết những khóm hoa. lan can được chạm trổ. Không khí tràn ngập hương hoa. Những khuôn mặt trẻ trung cứ đi qua rồi dần dần mất hút. Tôi đã có vô số lần đi qua con đường này, nhưng, chưa có lần nào khiến tôi cảm thấy xa lạ thế này, mờ mịt thế này.
Đó là cảm giác bị lạc lối. Có bao nhiêu sinh viên trẻ đã từng bị lạc trong khu vườn trường xinh đẹp này? Con đường rợp bóng cây đó ngày nào mà chúng tôi chẳng đi qua, vậy mà có một ngày nó đã hoàn toàn thay đổi. Về đến phòng, tôi mới dần dần tĩnh trí lại. Tôi đang suy nghĩ xem có nên báo cáo hay không. Có nên kể chuyện này cho các bạn khác và chủ nhiệm lớp biết hay không, có nên báo cho phòng bảo vệ hay không. Nếu như Diệp Ly không phải là bạn học của tôi, không phải là bạn từng ở cùng phòng với tôi, tôi có thể nói thẳng ra, tôi sẽ không suy nghĩ nhiều đến vậy, chắc chắn là tôi sẽ hô bắt trộm ngay tại chỗ, chắc chắn là tôi sẽ kể chuyện này cho mọi người biết ngay khi về đến phòng, bởi vì cơ hội bắt gặp chuyện này không nhiều, chỉ đơn thuần là chủ đề để nói chuyện thì cũng được rồi. Chắc chắn là tôi sẽ vừa thuật lại quá trình xảy ra sự việc vừa phẫn nộ mắng chửi tên trộm, mẹ kiếp nó không có mát à mà lại dám ăn trộm đồ của bản cô nương đây! Giận một nỗi là không thể đạp cho cô ta mấy cái và cho cô ta ăn hai cái bạt tai ngay tại chỗ với tư thế của một người nữ anh hùng dũng cảm vì nhân dân trừ gian.
Nhưng giờ đây, một tiếng rồi hai tiếng trôi qua, tôi đã không làm gì cả, không nói gì hết. Tôi không ngừng nhớ lại những ấn tượng về Diệp Ly trong tôi. Thực ra từ đầu năm thứ hai, về cơ bản là chúng tôi không nói chuyện với nhau lần nào, cũng không qua lại gì, bởi vì vốn dĩ từ khi ở chung phòng hồi năm thứ nhất mọi người cũng đã không thân nhau lắm, tôi còn nhớ khi đó cô ấy không bao giờ đi lấy thức ăn ở nhà ăn cùng với chúng tôi. Cô ấy luôn luôn đợi chúng tôi quay về rồi mới một mình đi lấy cơm, lấy thức ăn. Mà khi đó La Nghệ Lâm mỗi lần ăn cơm thường tiến đến gần bên Diệp Ly, hỏi han, đã lấy món gì vậy? Ui dà, lại là rau cải trắng! Lại đây, ăn thử ruốc cá của tớ này. Sau đó lại còn dùng đũa gặp hai miếng khoai tây vào bát của Diệp Ly, một cách giả dối. Khi đó tôi cực kỳ ghét việc La Nghệ Lâm mỗi lần ăn cơm lại lần lượt hỏi từng người, cậu lấy món gì vậy, sao lại ăn món này, cứ như là cả thế giới này chỉ có cô ấy mới có thể ăn được ruốc cá! Cô ấy hỏi tôi mấy ngày liền, tôi chán quá, đanh mặt lại nói "Cậu ăn của cậu là được rồi, đã hết hay chưa hả?" Cuối cùng cô ấy đã chuyển mục tiêu sang một mình Diệp Ly. Diệp Ly cũng không nói năng gì với một dáng vẻ thờ ơ lãnh đạm.
Tôi nhớ lại cái dáng vẻ cô ấy mỗi ngày đều quét dọn phòng, một mình khom lưng xuống, từng li từng tí một quét sạch hạt dưa và giấy vụn trên mặt sàn. Chúng tôi thì cười cười nói nói ở bên cạnh. Khi đó tôi cảm thấy cô ấy rất đáng thương. Đáng thương. Cuối cùng tôi đã tìm ra từ chuẩn xác rồi. Từ này chính là ấn tượng sâu sắc nhất mà cô ấy đã để lại trong tôi. Cô gái rất ít qua lại với tôi. Cô gái đã ăn trộm đồ của tôi rồi bị tôi bắt được tại chỗ. Sau cùng, tôi vẫn chọn từ đáng thương để hình dung về cô ấy. Tôi nhớ đến cái ૮ɦếƭ của Lưu Sa Sa.
Lớn lên, đã liên tục phải đối diện với những việc đau buồn. Mãi cho đến khi biết thế nào là sự đời biến đổi khôn lường. Do vậy, tôi đã giữ yên lặng. Tôi đã luôn chờ đợi Diệp Ly có thể cho tôi một lời giải thích hoặc là xin lỗi. Bởi vì tôi không có ác ý gì, tôi rất muốn thẳng thắn nói với cô ấy rằng, cô ấy làm như vậy sẽ huỷ hoại cả cuộc đời mình. Tôi rất muốn nói với cô ấy rằng, tôi đã nghĩ kĩ rồi, tôi sẽ không nói chuyện này cho bất cứ ai biết. Nhưng cô ấy đã không làm vậy, cô ấy trốn tránh tôi, cho dù chỉ là một cơ hội nhìn nhau thôi cũng không có. Mỗi lần tôi đưa mắt nhìn cô ấy thử định cùng nhìn nhau một chút, cho dù là một giây thôi, cô ấy lại cứ như bị điện giật, ngay lập tức đưa mắt ra chỗ khác. Ánh mắt cô ấy vội vàng lướt qua mặt tôi, làm tôi hiểu rằng, có những lúc lặng im cũng có thể đem đến cho người ta cảm giác an toàn. Không cần bất cứ một sự trao đổi nào, im lặng mới là sự tín nhiệm và lời hứa lớn nhất. Tôi đã từ bỏ ý nghĩ trao đổi với Diệp Ly. Tôi quyết định quên tất cả những gì tôi đã nhìn thấy. Tôi muốn tất cả sẽ gió yên sóng lặng.
Học kì hai của năm thứ ba đã đến, dường như tất cả mọi người đều có vẻ bận rộn hẳn lên. Các cán bộ lớp có thay đổi lớn. Lí do là vì một bộ phận cán bộ trước đây phải thi nghiên cứu sinh. Thi nghiên cứu sinh. Tôi nghĩ bốn chữ này vốn luôn là mục tiêu, ước mơ của hết thảy những sinh viên khi vừa mới nhập học. Chỉ có điều, cùng với sự thay đổi của thời gian, đối với một số người mà nói thời gian ở lại trường càng lâu thì bốn chữ đó càng trở nên xa vời và mờ ảo. Tôi cũng là một trong số những người đang hoang mang. Tôi không phải là một sinh viên giỏi. Rất ít khi tôi đến lớp, có đến thì cũng luôn luôn đến muộn. Mấy năm học đại học thì chỉ có năm thứ nhất là tôi lên phòng tự học được ba lần. Bởi vì trong tiểu thuyết việc tự học được viết rất hay, và biết đâu lại có những cuộc gặp gỡ tình cờ lãng mạn. Sau ba lần đó tôi nhận ra rằng, đâu có chuyện tiểu thuyết bắt nguồn từ cuộc sống mà lại có giá trị cao hơn cả cuộc sống. Chính thái độ sáng tác vô trách nhiệm trong những tiểu thuyết học đường ấy đã dẫn dắt sai lầm một số lượng lớn các cô cậu sinh viên ngây ngô mới chân ướt chân ráo bước vào đại học. Những người đã trải qua việc tự học đều biết về cơ bản, tính khả thi của việc gặp gỡ ai đó trong phòng tự học không thể bằng trong nhà ăn được. Theo tôi phân tích thì lí do là như sau, thông thường việc tự học trong thời gian dài cơ bản là có hai loại. Một loại cảm thấy thực sự vô vị đến sốt ruột, điều kiện của bản thân quá thấp muốn lấy việc tự học để loại bỏ sự cô đơn; một loại khác có hoài bão, chí lớn, thấu hiểu một cách sâu sắc việc đọc sách không chỉ trau dồi thêm kiến thức, mở rộng tầm nhìn mà còn giúp rèn luyện ý chí của bản thân. Những người có tầm nhìn rộng, những người luôn có vẻ ngoài xuất chúng, nhưng trong trường học thì những người này lại luôn bị coi là những kẻ dị thường khó lường nhất.
Khi vừa mới bước vào đại học, vì không hài lòng với kết quả thi của mình, nên cho dù nguyên nhân bắt nguồn từ đâu thì trường đại học mà tôi sẽ vào còn kém xa mục tiêu của tôi. Thế nên thi nghiên cứu sinh là mục tiêu cuối cùng trong suốt bốn năm đại học của tôi. Thật không may là tôi lại rơi vào trường đại học này. Vô số các sinh viên giống như tôi và bạn, cũng có một ngày phát hiện ra rằng mình bắt đầu trốn học, có một ngày phát hiện ra rằng dường như mình không thể học bất cứ điều gì trên giảng đường đại học. Vậy mà đến kì thi cũng chẳng hề có áp lực nào vì bài thi trên thực tế rất đơn giản. Thế là quen ngủ đến chín, mười giờ, quen với việc mỗi ngày chỉ lên lớp hai tiết, quen với việc chưa thi thì chưa đọc sách. Tiếng Anh thì mỗi năm học lại kém đi, điểm số bốn năm học thì cứ năm này kém hơn năm trước, trải qua bốn năm đại học nhưng càng ngày càng cảm thấy vô vọng. Cũng có đôi lúc chúng tôi nhận thức được điều này, nhận thức thấy sự sa đoạ, chán chường uể oải của bản thân nhưng chính chúng tôi cũng không nhớ ra là mình lạc đường từ bao giờ và từ ngã rẽ nào. Có lẽ bắt đầu từ mấy lần đi chơi thâu đêm, mà cũng có thể là do mấy cô nàng xinh xắn hay mấy anh chàng đẹp trai dụ dỗ. Chúng tôi đang đứng tại điểm chuyển tiếp giữa trường học và xã hội, nhìn bốn phía đều cảm thấy mù mờ. Sau sự ngỡ ngàng đó thì đã có một bộ phận sinh viên nhanh chóng tỉnh ngộ và hối cải, không chút do dự quyết định thi nghiên cứu sinh. Còn một số khác thì vẫn cố giư ccái sai chứ không chịu tỉnh ngộ, đã sai thì cho sai luôn. Cho nên năm thứ ba đại học đã trở thành một ranh giới mong manh. Chìm đắm mãi mãi hoặc nhanh chóng tỉnh ngộ. Một buổi tối của học kì hai năm thứ ba, trước lúc đi ngủ, mọi người lại bàn về chuyện thi nghiên cứu sinh. Tô Tiêu nói: "Không thi nghiên cứu sinh thì làm được gì?" Trần Thuỷ thì nói: "Tớ nhất định phải thi nghiên cứu sinh, thi không đỗ thì ૮ɦếƭ".
Trịnh Thuấn Ngôn bảo rằng: "Mình chưa bao giờ từ bỏ ý định thi nghiên cứu sinh". Ba người bọn họ thảo luận rất tỉ mỉ, cụ thể về chuyện thi nghiên cứu sinh, họ bàn luận vô cùng sôi nổi khiến cho tôi có cảm giác rằng chỉ có họ mới háo hức như thế, còn tôi thì dường như chẳng mảy may để ý. Bọn họ thảo luận rất lâu rồi mới nhận ra rằng từ đầu tới giờ tôi chưa nói một lời nào. Trịnh Thuấn Ngôn hỏi: "Phấn Hàn, cậu thì thế nào?" "Tớ ư?" Tôi như vừa tỉnh dậy sau một giấc mơ và nói rất bình thản: "Không thi." Tiếng nói yếu ớt nhưng kiên định. Bọn họ đều yên lặng. Hình như mọi người đều hết sức kinh ngạc trước câu trả lời của tôi. Có vẻ như tôi bỏ mặc cho nước chảy bèo trôi, cứ thờ ơ nói mặc kệ. Trần Thuỷ hỏi: "Không thi nghiên cứu sinh thì cậu đinh làm gì chứ?" Tôi đáp: "Làm giáo viên. Chúng ta đều theo ngành sư phạm đấy thôi." Tôi không dám nói rằng mình muốn trở thành phóng viên hay biên tập viên vì tôi sợ họ sẽ cười là tôi không biết tự lượng sức mình.
Không ngờ tôi vừa dứt lời thì Trần Thuỷ lập tức nói luôn: "Làm giáo viên? Tớ nói cho mà biết giáo viên bây giờ cũng phải là nghiên cứu sinh, một sinh viên chính quy như cậu thì dạy được gì chứ? Chẳng phải là trước đây cậu đã từng nói muốn làm biên tập viên đó sao. Nói cho cậu biết, nghiên cứu sinh ra trường đều có thể làm chủ biên cả". Cô ấy vẫn cố phát biểu những ý kiến quá khích của mình. Giọng điệu cứ như cô ấy đã là nghiên cứu sinh của một trường đại học có tiếng rồi ấy, còn tôi chỉ là một sinh viên chính quy tồi, cô ta như là lãnh đạo của tôi, còn tôi chỉ có tấm bằng ử nhân nên chỉ là một giáo viên nhỏ bé, một viên chức tồi mà thôi. Dường như tiền đồ tươi sáng của cô ấy với tương lai ảm đạm của tôi đang tạo nên một sự đối lập rõ ràng.
Tôi thực chẳn có lời nào để nói. Nói chuyện mà không hợp nhau thì nửa câu cũng đã là quá nhiều rồi. Bọn họ lại háo hức bàn luận về chuyện thi nghiên cứu sinh. Thi trường nào, thi chuyên ngành nào, tinh thần có vẻ hăm hở lắm. Tôi luôn cho rằng mình rất bình tĩnh, nhưng buổi tối hôm đó đến tận hai giờ sáng vẫn không tài nào chợp mắt được. Cảm giác rất khó chịu. Thực sự là tôi cảm thấy rất buồn. Lời nói của Trần Thuỷ làm tôi thấy mình bị tổn thương. Lẽ nào tôi không muốn thi nghiên cứu sinh? Lẽ nào tôi lại không muốn trau dồi thêm kiến thức, tìm hiểu thêm về nhiều nền văn hoá? Và có lẽ nào tôi thật sự chỉ là kẻ không có chí tiến thủ? Tôi không phải là người như thế, rõ ràng là không phải.
Tôi nghĩ đến cha mẹ tôi, nghĩ đến sự vất vả khó nhọc của họ để tôi được học đại học, nghĩ đến khuôn mặt già nua của cha mẹ, nghĩ đến những đắng cay mà họ phải chịu, nghĩ tới chuyện cha mẹ luôn chỉ hi vọng tôi sẽ sớm đi làm, sớm kiếm được tiền cho cha mẹ có thể hưởng những ngày an nhàn hạnh phúc. Nhưng nếu học nghiên cứu sinh, làm sao tôi có thể trả nổi học phí hơn vạn đồng mỗi năm cơ chứ. Tôi không thể nói "con muốn học tiếp nghiên cứu sinh" mà chẳng hề lo lắng gì. Từ xưa đến nay không phải muốn gì là có nấy. Tôi chẳng thể thi nghiên cứu sinh mà không mảy may quan tâm đến điều kiện gia đình. Có thể sẽ có người nói đó chẳng qua chỉ là cái cớ mà bạn tự tìm cho mình mà thôi, là do bạn không có niềm tin vào bản thân, không có niềm tin vào tương lai. Vậy thì tôi sẽ chỉ cho bạn thấy một hiện tượng tâm lí. Chính vì còn có chút niềm tin mù quáng vào bản thân nên tôi mới không muốn lấy chuyện thi nghiên cứu sinh ra để lẩn tránh bất cứ điều gì. Lẩn tránh áp lực tìm việc.
Bạn có thừa nhận rằng, thi nghiên cứu sinh sẽ là cơ hội tốt với một số người để nâng cao trình độ bản thân, nhưng đối với một số người thì đó chỉ là cái cớ để tránh áp lực tìm việc. Với những người coi đây là một cơ hội tốt thì tôi luôn luôn ngưỡng mộ họ, còn với những người chỉ muốn lẩn tránh áp lực tìm việc thì tôi muốn nói rằng: "Cậu không đủ tư cách để xem thường tôi". Lí do thi nghiên cứu sinh ở trường đại học chẳng qua cũng chỉ có hai loại này mà thôi. Lí do không thi cũng chỉ là do không có niềm tin vào bản thân hoặc quá tin vào bản thân nhưng phải chịu áp lực về kinh tế gia đình. Chẳng ai có tư cách để coi thường ai. Bởi vì ngày mai của chúng ta vẫn luôn là một ẩn số. Chặng đường giải mã nó còn quá dài. Thi nghiên cứu sinh cùng lắm cũng chỉ được coi là một trong những bước của quá trình giải mã đó mà thôi. Tuyệt đối không phải là đáp án cuối cùng. Các phương tiện thông tin đại chúng suốt ngày nói đến áp lực tìm việc của sinh viên ngày nay lớn đến thế nào, kiểu tìm việc chán ngán mệt mỏi ra sao.
Ngoài thi nghiên cứu sinh ra, dường như chúng tôi chẳng còn sự lựa chọn nào khác. Sau khi bọn họ quyết định thi nghiên cứu sinh thì khoảng cách giữa tôi và họ dường như càng thêm xa. Thường thì chỉ có mình tôi ở trong phòng, ngủ hoặc lên mạng, còn ba người bọn họ đều lên phòng tự học hết. Vẻ bên ngoài của bọn họ cũng dần thay đổi. Mỗi người đều mua một cái ba lô rất to. Sáng nào không có tiết học thì họ vẫn cứ dậy rất sớm, lên lớp nghiên cứu sinh sư phạm mà họ phải thi hoặc là đi lên phòng tự học, buổi tối cũng phải hơn mười giờ mới về. Trong tâm trạng hồi hộp, tôi dường như lại nhìn thấy hình ảnh của mình khi thi vào phổ thông trung học, suốt ngày suốt đêm hăng hái chiến đấu vì mục tiêu đó. Người ta nói rằng tỉ lệ tuyển nghiên cứu sinh thấp hơn nhiều so với tỉ lệ tuyển sinh đại học, không biết là sau một năm nữa thì ai khóc ai cười đây.
Còn tôi bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết này. Tôi cũng đang lựa chọn cho mình một cách khác để nỗ lực. Bởi vì tôi hiểu rằng với một thiên đường nghệ thuật như thế, với một xã hội như thế, nếu không cố gắng thì chỉ có ngồi chờ ૮ɦếƭ mà thôi. Trần Thuỷ bắt đầu ngậm miệng, sáng nào cũng vậy, cho dù là có tiết hay không có tiết, cô luôn thức dậy lúc bảy giờ, những tiếng lạch cạch của cô ta luôn làm tôi tỉnh giấc, làm tôi phát cáu lên, mấy lần định dạy cho cô ta một bài học, nhưng nghĩ lại, thấy mình không phải, mọi người thi nghiên cứu sinh thì có gì sai chứ. Cũng may là cô ấy ngày nào cũng đi sớm về khuya nên tai tôi cũng được thư giãn hơn trước rất nhiều. Cuộc sống của Trịnh Thuấn Ngôn dường như chỉ còn có hai việc, đó là thi nghiên cứu sinh và yêu đương. Hẹn hò xong rồi lên phòng tự học, tự học xong lại hẹn hò. Cho dù cô ấy có nói rằng cô ấy và bạn trai mình sẽ chẳng có tương lai gì nhưng cô ấy vẫn không đành lòng từ bỏ. Cô ấy thật lòng yêu anh ta. Ngay cả đến Tô Tiêu cũng thường xuyên lên phòng tự học, lúc làm dáng cũng phải làm ra vẻ đọc sách. Mọi người đều bận rộn hẳn lên khiến tôi cảm thấy hoang mang, xấu hổ cho sự nhàn nhã của mình. Khoảng cách với bọn họ ngày càng xa, sự khác biệt cũng càng thêm sâu sắc.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc