Bốn Năm Phấn Hồng - Chương 29

Tác giả: Dịch Phấn Hàn

Tình yêu của Trịnh Thuấn Ngôn có thể nói là thuận buồm xuôi gió, tuy rằng có lúc chúng tôi đã từng nói về việc cô ấy có thực sự hợp với người yêu của mình hay không? Có thể dùng bốn chữ "Trai sắc gái tài" để khái quát về họ.
Trước khi quen anh ta, Thuấn Ngôn là một cô gái luôn duy trì tác phong tốt đẹp thuở trung học, vươn lên học tập, một là không sợ khổ, hai là không sợ mệt, ngày ngày lên phòng tự học, không bao giờ trốn học, năm nào cũng giành được học bổng. Cô ấy đã giành được vô số giải thưởng lớn bé các loại, cô ấy là kiểu học sinh giỏi tuyệt đối. Nói chung, trong trường đại học những sinh viên giỏi như thế ít hơn nhiều so với số người đẹp. Nhưng người yêu của cô ấy về cơ bản thuộc loại sinh viên hư. Một tuần chỉ lên lớp vài buổi, ngày nào cũng chìm ngập trong những trò chơi, với bóng rổ và cả với việc theo đuổi con gái, năm nào cũng có một đống môn phải thi lại, nếu không phải nhờ những đãi ngộ đặc biệt của khoa Thể dục mà chiếu theo quy định của trường, với bao nhiêu môn rớt như vậy thì có lẽ đã bị thôi học từ lâu rồi. Nhưng, bọn họ lại rất hợp nhau. Một lần nữa lại phải chứng minh cho lí luận của tôi về tình yêu. Yêu đương là sự bổ sung cho nhau về nhu cầu, về tính cách, về diện mạo, về học thức, về căn bản, bổ sung cho nhau mới có thể nói rằng sự kết hợp của chúng ta đã tạo nên sự hoàn mĩ cho nhau.
Vậy mà tôi lại không thấy được những thứ đó ở họ. Tình yêu với sự bổ sung cho nhau nếu không lấy hôn nhân làm đích, không lấy tình cảm sâu đậm của đôi bên làm cơ sở thì sự bổ sung cho nhau từ đầu đến cuối cùng cũng không hợp nhau. Tính cách không hợp, dung mạo không tương xứng rồi đến khoảng cách về học thức... Lí do khi yêu nhau cuối cùng thường trở thành cái cớ để chia tay. Trong ba tháng bên nhau sóng yên bể lặng, cùng với anh ta Trịnh Thuấn Ngôn đã làm những việc mà cô ấy chưa bao giờ làm trước đây: trốn học, lên mạng chơi điện tử thâu đêm, hay suốt đêm không về... Vào một buổi tối sau hơn ba tháng, Trịnh Thuấn Ngôn gọi điện thoại đến kí túc xá của anh ta hết lần này đến lần khác. Cuối cùng, cô ấy đạp cửa một cách nặng nề và chạy ra ngoài, lúc đó đã là 11h15 phút. Tôi vội vàng đuổi theo kéo cô ấy lại. "Cậu làm gì thế?" "Đi tìm anh ta." "Anh ta đang làm cái trò gì không biết?" "Anh ta lại đi chơi điện tử thâu đêm rồi! Chơi Võ lâm truyền kỳ rồi!" - Thuấn Ngôn vừa khóc vừa nói.
Tôi không biết phải an ủi như thế nào, chỉ biết ôm lấy cô ấy. Hai người con gái ôm nhau một cách ấm áp. Một người là 37 độ, hai người là 74 độ. Chúng tôi cùng đi đến khu nhà Thiên Đài bảy tầng. Mặt đất tối om, trống trải và rộng rãi, ngang dọc mấy sợi dây thừng, còn có hai chiếc giường đơn bị người ta bỏ quên chưa thu về đang lung lay một cách cô độc. Cơn gió to rất lạnh mang theo hơi thở của đêm đen, lạnh lẽo, vô thức, không có mục đích, rộng rãi trống trải và hư vô. Tầm nhìn bị che khuất bởi những chiếc giường đơn, khiến chúng tôi không nhìn thấy ranh giới của khu nhà Thiên Đài. Đó là lần đầu tiên Trịnh Thuấn Ngôn dốc bầu tâm sự với tôi sau khi cô yêu. Cô ấy nói trông anh ta có vẻ lịch sự phóng khoáng vậy thôi, nhưng thực ra nhà anh ta cũng chẳng phải là giàu có gì, cũng chỉ bình thường mà thôi. Chứ đừng nói đến là sau này gia đình anh ta sẽ nuôi anh ta.
Cô ấy kể anh ta học hành thế này, đã không chịu rèn luyện mà suốt ngày chỉ biết chơi Truyền kỳ, không có một chút chí tiến thủ nào. Có biết bao nhiêu môn học anh ta còn nợ, chẳng học nổi cái gì. Cô ấy còn nói đã ba ngày liền anh ta chơi Truyền kỳ thâu đêm suốt sáng, đến cả thời gian hẹn hò cũng không có, anh ta chơi điên cuồng. Cô nói anh ta mà cứ tiếp tục như thế chắc chắn sau này sẽ chẳng tìm nổi việc gì, để xem có quán Internet nào muốn nhận anh ta vào làm quản lí không. Cô nói nếu anh ta cứ như thế này thì còn yêu đương gì được nữa, chẳng có một chút tương lai, anh ta lấy gì ra đẻ thực hiện lời hứa cho tương lai của mình! Cô nói, từ nhỏ đã được gia đình cô giáo dục rất nghiêm khắc nên cô học hành rất chăm chỉ. Cô nói, thực ra cô ấy luôn có những yêu cầu rất cao về cuộc sống, về sự nghiệp tương lai. Cô nói, thực ra cô ấy luôn rất nỗ lực, nỗ lực để có thể làm việc tốt trong tương lai, để có thể có một cuộc sống dễ chịu.
Cô nói... Nói xong, cô ấy thở dài thườn thượt. Ngẩng đầu lên, những ngôi sao sáng đang chiếu rọi vào những giọt nước mắt cô, lấp lánh sáng trong. Từng giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt cô rồi vỡ ra và không thấy nữa. Cô ấy nói: "Mình cảm thấy sau này mình và anh ta không thể ở bên nhau được. Khó lắm. Không thực tế." Ngẩng đầu lên trời, tôi nhìn thấy rất nhiều sao, dường như chúng đang nháy mắt với tôi. Ngẩng đầu lên mới thấy không có gì có thể che khuất tầm mắt của mình. Đây là lần đầu tiên tôi ngồi ngắm sao trong đêm kể từ khi tôi vào đại học, và cũng là lần đầu tiên ngắm sao cùng Trịnh Thuấn Ngôn. Tôi nhớ khi còn học trung học tôi cùng cậu bạn ấy đứng ở hành lang tầng ba nói chuyện rất vui vẻ, hôm đó sao cũng nhiều và sáng như thế này. Kia chính là ánh sao của ngày hôm ấy.
Tôi có thể nói gì đây? Những ngôi sao kia trông thật gần nhau, chúng gần nhau đến mức như đang thì thầm, đang ngả vào nhau cùng nói những lời lẽ ngọt ngào. Nhưng trên thực tế, chúng cách nhau rất nhiều năm ánh sáng, khoảng cách năm ánh sáng còn dài hơn cả kiếp trước và kiếp này. Chúng xa xôi tới mức đôi bên không dám nhìn nhau và tin tưởng... Trong trường đại học có biết bao nhiêu chàng trai cô gái, họ đã từng yêu nhau thật lòng. Thực sự họ đã coi người yêu là một phần cuộc đời mình, khi ở bên nhau có biết bao những thời khắc nhỏ nhoi mà ấm áp họ đã từng nghĩ tới tương lai của cả hai. Chàng trai thì hứa hẹn một cách thiêng liêng rằng, hi vọng sau này cô gái ở bên anh sẽ được sung sướng, không phải vất vả thế này. Cô gái thì rụt rè đồng ý cùng nắm tay nhau sống đên đầu bạc răng long. Chúng ta đã từng yêu nhau chân thành, đã từng hạnh phúc bên nhau. Chúng ta đã từng có tình yêu thật sự. Nhưng cuối cùng, tình yêu vẫn thua, thua hiện thực, thua thời gian, thua vật chất, thua áp lực.
Muốn khóc mà không khóc được. Ngày tốt nghiệp nói lời chia tay, nếu không phải là tên vô lại thì nhất định cũng là vì không biết phải làm sao nữa. Một nam sinh không có chí tiến thủ mới chính là chàng trai khiến ta không có cảm giác an toàn nhất. Bởi vì chúng ta không cần một thân hình cao to vạm vỡ ngày ngày giúp chúng ta đánh nhau, mà chúng ta cần một cuộc sống đảm bảo, bây giờ là thế, sau này lại càng cần phải vậy. Nhưng đáng tiếc trong trường đại học có quá nhiều nam sinh không hiểu nổi chân lí này.
Dù cho ở đại học tôi chỉ một vài lần giành được học bổng, dù cho tôi trốn học nhiều hơn đi học thì tôi cũng không thể tán thành với thái độ học tập của bạn trai Trịnh Thuấn Ngôn, huống hồ là một nữ sinh năm nào cũng giành được học bổng loại một như Trịnh Thuấn Ngôn. Bốn năm đại học, tôi đã có một số lần giành được học bổng, nhưng lần khó quên nhất lại là một lần đáng lẽ giành được nhưng cuối cùng lại để tuột mất. Chúng ta luôn luôn ghi nhớ khá rõ những nỗi đau.
Ở đại học tôi học rất tệ nhưng nhiều lần giành được học bổng, lúc là học bổng loại một, khi là học bổng loại hai, thực ra điều này chẳng liên quan gì đến việc học giỏi hay học dốt, hơn nữa việc xếp loại học bổng chuyên ngành của trường chúng tôi hầu như đều dựa vào điểm trung bình cộng tất cả các môn học, thậm chí điểm thể dục cũng có thể giúp bạn kéo điểm, mỗi học kì chỉ có hai, ba môn chuyên ngành như vậy nên khoảng cách không lớn. Phần trên đây cũng đã có một số người bạn qua mạng châm biếm cái sự kém cỏi và không uyên bác của tôi, tôi tôi không hề phản bác lại mà khiêm tốn tiếp thu sự phê bình đó. Tôi viết chuyện này cũng giống như hồi nhỏ đứng trên bục giảng để tự kiểm điểm vây. Tôi rất ít khi đi học, những giờ trốn học nhiều hơn những giờ đi học. Mà dù có đi học thì cũng như không. Không đi học mà biết học thuộc lòng thì cũng có thể giành được học bổng. Nói vậy có vẻ như là đang nói khoác thì phải? Nhưng thực tế lại đúng như vậy đấy. Bài thi những môn khoa xã hội ở trường đại học quả thực là sự thử thách trí nhớ của mọi người. Bạn có thể học thuộc lòng cả quyển sách chỉ trong một ngày, bạn muốn được điểm cao ư? Điều này về cơ bản là rất khó. Tôi cũng đã từng có một cảm nhận sâu sắc rằng mình không sánh kịp với những người bạn mà dù có mưa gió cũng không cản trở đến việc lên lớp của họ, họ luôn luôn ngồi ở bàn đầu tiên, chăm chú theo dõi bài và có thể ghi bài như một cái máy in. Khi tôi giành được học bổng loại một trong năm học thứ nhất, tôi cảm thấy mình giống như một tên trộm hoặc một tên ςướק, dùng những thủ đoạn phi pháp để lấy đồ của người khác. Và khi thấy đám bạn nhìn chòng chọc vào tấm bằng chứng nhận danh dự đỏ chót của mình, tôi đã thầm hạ quyết tâm sẽ không làm chuyện có lỗi với đông đảo quần chúng nhân dân như vậy nữa. Cho nên tôi không giành học bổng thêm lần nào nữa. Bạn thấy đấy, tôi lại tự tìm lí do cho mình rồi. Phải nói rõ thêm, việc năm thứ haiko giành được học bổng chuyên ngành là nguyện vọng lúc tôi học năm thứ nhất. Nhưng việc năm thứ hai tôi không giành được học bổng cá nhân lại làm cho tôi một lần nữa nhìn thấy rõ một vài mặt tối của trường đại học.
Tôi không phải là một phần tử năng động trong trường, không như một vài bạn, ví dụ như La Nghệ Lâm chẳng hạn, làm hội trưởng hay chủ tịch gì đó, hội họp không ngớt, đi đường thì lúc nào cũng như chạy, chạy đi làm những việc chẳng liên quan gì đến niềm vui cuộc sống. Tôi chỉ làm những việc mà tôi thích làm. Tôi thích viết, bởi vì viết văn làm tôi không cô đơn, không có người nói chuyện thì có thể tự nói với chính mình. Hơn nữa, viết văn lại có thể kiếm được tiền, kiếm được tiền thì có thể mua được quần áo đẹp.
Chỉ với một lí tưởng nhỏ bé của một cô gái trẻ như vậy mà tôi đã viết văn, tôi mang tác phẩm của mình đi xin học bổng cá nhân. Lần này, nếu có thể giành được học bổng thì tôi có thể ngẩng cao đầu rồi, đó là do tôi đã nỗ lực mà giành được chứ không phải là do khôn vặt hay do may mắn. Những việc ở trong trường luôn rất rắc rối, xin có một suất học bổng thôi mà cũng phải dấu nọ dấu kia, tôi đã chạy đi khắp nơi, đóng đủ những cái dấu cần đóng, nhưng tôi lại không nhận được học bổng. Khi chủ nhiệm lớp nói với tôi rằng đơn của tôi không được phê chuẩn, trong lòng tôi cảm thấy rất thất vọng. Thất vọng. Tôi nghĩ hay là do nỗ lực của mình chưa đủ, có thể là về phương diện này trong trường vẫn còn nhiều người khá hơn tôi. Lại hỏi một người bạn đã giành được vị trí thứ ba trong đại vận hội toàn quốc, với thành tích như vậy, ai có thể cạnh tranh được cơ chứ? Cô ấy cũng không nhận được học bổng cá nhân? Tôi vô cùng kinh ngạc, không ngờ là nhân tài của trường lại nhiều đến vậy. Nhờ việc mất học bổng của cá nhân mình, tôi mới có thể thấy được rằng ngôi trường đáng buồn của chúng tôi lại có cả một số lượng lớn nhân tài hùng hậu đến vậy, điều này khiến tôi thực sự cảm thấy rất vui.
Nhưng khi biết được rằng có bạn giành được học bổng cá nhân chính là nhờ làm cán bộ sinh viên, chỉ viết một bài báo xíu xiu trên tờ Sở Thiên đã có thể giành được học bổng văn học cá nhân, tôi vô cùng phẫn nộ. Tôi không quan tâm là có bao nhiêu người cũng giành được học bổng cá nhân đó, cô ta giành được học bổng chỉ với một bài văn, còn tôi với một trăm bài lại không thể giành được hay sao?! Người đó chính là La Nghệ Lâm. Tôi vốn không phải là người theo đuổi danh vọng, nhưng nỗi uất ức đó làm sao mà tôi chịu được cơ chứ? Tôi phải kiến nghị vì những bài văn tuy nhỏ bé nhưng chân thật của mình! Cầm đống giấy tờ xin học bổng và những bài văn đã được đăng, tôi lao đến văn phòng của khoa. Trường có cơ quan chuyên đánh giá các loại học bổng và chứng nhận danh dự, có cái tên rất đẹp là Ủy ban Đánh giá Học bổng Đại học X. Lần đó, phụ trách bình chọn học bổng là một giáo viên họ Trần, một người đàn ông có thân hình béo mập. Tôi lao đến văn phòng của ông ấy, nhìn thấy tôi đứng sừng sững ở cửa văn phòng với vẻ mặt đầy sát khí, ông ấy sốt ruột nói: "Vào đi, còn chần chừ ở đó làm gì?" Tôi tiến đến trước mặt ông ta, đập vào mắt tôi là khuôn mặt nần nẫn thịt của ông ta, thật là một người xấu tiêu biểu, bây giờ lại còn công tư không phân minh nữa chứ! Chính ông ta đã tước mất học bổng của tôi! Thật ghê tởm, ghê tởm đến ૮ɦếƭ mất thôi. Trước khi đến trước mặt ông ấy, tôi đã tưởng tượng ra đủ mọi tình huống và nộ khí ngút trời. Ví dụ như lấy đống giấy tờ của tôi đập vào mặt ông ta, hoặc là chỉ thẳng vào mặt ông ta mà mắng: "Cái đồ nhà ông, ông có biết tiếng tăm của ông trong giới sinh viên đã tồi tệ đến mức nào không? Tôi chỉ nhìn thấy ông là đã thấy kinh tởm rồi!" Hay như dán một bài báo chữ to, viết ra những lời nói và việc làm của ông ta khiến cho người khác phẫn nộ, vân vân. Chỉ trách sao tôi lại quá lương thiện, đến báo thù người khác cũng không nghĩ ra những thủ đoạn nham hiểm. Điều này thì phải học tập vua Trụ nhà Thương.
Nhưng, khi khuôn mặt bự thịt ấy ở ngay trước mắt thì tôi chợt ý thức được rằng người đàn ông xấu xí này phụ trách các công tác như kết nạp Đảng, đánh giá học bổng và bảo lưu kết quả nghiên cứu cho sinh viên, các quyền hành lớn đó đều nằm trong tay ông ta cả. Tôi cãi nhau với ông ta thì có gì hay ho cơ chứ? Chỉ có mấy trăm đồng tiền học bổng nhưng điều mà tôi phải trả giá là sau này không ngừng bị ông ta "chỉnh", bị ông ta "trù" cho đến khi tốt nghiệp cũng không cựa nổi mình. Bây giờ cứ cho rằng tôi là Tôn Ngộ Không thì ông ta chính là Như Lai, trừ khi tôi không đi học nữa thì mới có thể đập ૮ɦếƭ ông ta bằng một gậy Như Ý. Trong một khoảng thời gian mười giây tôi đã nghĩ đến những điều đó, và rồi tôi đã nhũn nhặn nói rằng: "Em thay mặt lớp đến tìm thầy hiệu trưởng để đưa cho thầy mấy thứ". Ông ta nói mà chẳng thèm ngẩng đầu lên: "Thầy hiệu trưởng sáng nay đã đi họp rồi. Giấy tờ của em để đến chiều hãy nộp". "Dạ. Cảm ơn thầy Trần ạ". Tôi nói với giọng nhũn nhặn và nhạt nhẽo, sau đó lặng lẽ ra khỏi văn phòng. Đám giấy tờ rối rắm kia nằm gọn trong lòng tôi một cách vô ích. Đống giấy tờ ụp vào иgự¢ tôi một cách thảm thương. Những bài văn cô đơn và quật cường của tôi. Tôi mềm yếu còn người đời thì lọc lõi.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc