Bốn Năm Phấn Hồng - Chương 03

Tác giả: Dịch Phấn Hàn

Sau khi đợt luyện tập quân sự kết thúc, tính nết của mọi người về căn bản đã dần dần bộc lộ, ví dụ, Chương Hàm Yên với dáng vẻ một cô con gái nhà giàu, phong thái vô cùng hấp dẫn, khi ăn cơm luôn luôn đặt sẵn một cốc nước lọc và một tấm khăn ăn lớn mới có thể động đũa; khi uống cà phê nhất định phải dùng cái cốc nhỏ màu nâu của cô ấy, khi uống nước hoa quả nhất định phải dùng chiếc cốc thuỷ tinh to rộng miệng. Cô ấy không nói to với người khác, đại khái mà nói, cô ấy nói chuyện với tôi rất nhiều, vì cô ấy bảo cảm giác mà tôi mang lại cho cô ấy rất giống với một người bạn trung học của cô ấy, bây giờ ở Canada. Tôi không có ác cảm với cô ấy nhưng lại có cảm giác xa cách.
Ví dụ, người bộc trực vui vẻ nhất trong phòng kí túc xá là La Nghệ Lâm, không đến một tháng chúng tôi đã nắm được cô ấy từ nhỏ tới lớn học ở đâu, đã từng làm chức gì, đạt được bao nhiêu giải thưởng, có bao nhiêu chàng trai từng thích cô ấy, vân vân. Tôi khá là ghét kiểu con gái ồn ào, ngay từ đầu tôi đã không có thiện cảm gì với cô ấy. Người nói nhiều rất dễ thành nói dại. Bởi vì tôi cảm thấy mình còn thiếu kiến thức nên tôi không thích nói. Có một nhà triết học Hy Lạp cổ nói với chúng ta rằng "Không biết tri thức còn thiếu của mình chính là thiếu tri thức gấp đôi". Tôi đã lĩnh hội sâu sắc câu nói này.
Còn về người đẹp Tô Tiêu, cô bạn của chúng ta, là một người đẹp phải có tư thế và dáng vẻ của người đẹp. Ví dụ, khi nghe điện thoại thì giọng nói cố ý phải điệu một chút, âm cuối phải kéo dài một chút, nếu đối phương nói điều gì đó không hợp ý, cô ấy liền trầm xuống một lúc lâu. Vì vẻ đẹp của mình, cứ 10 giờ tối là cô ấy đã lên giường đi ngủ và còn không cho người khác nói chuyện. Hễ thấy bạn học mua bộ quần áo mới cô ta liền rối rít không ngớt, lại gần hỏi han tỉ mỉ, mua ở đâu rồi bao nhiêu tiền. Về vấn đề làm đẹp và trang phục, cô ấy tỏ ra sốt sắng đến kinh người. Tôi hiểu ra rằng người đẹp cũng thật khổ, bởi vì, việc làm một người đẹp không tiền tức là đã thụt lùi. Để vẻ đẹp được lâu dài thì chính mình phải luôn duy trì sự quan tâm cao độ đối với trang phục và việc làm đẹp, không thể có bất kỳ một sự lơ là nào.
Diệp Ly và tôi rõ ràng là không hiểu nhau. Cô ấy ít nói hơn tôi, lúc nào cũng tỏ ra rất khiêm nhường, ngày nào cũng quét dọn, chỉ cần bẩn một tí là cô ấy đi quét ngay. Ngoài ra, việc cô ấy hay làm nhất là đọc sách, hơn nữa điều khá nguy hiểm là cái mà cô ấy đọc chính là giáo trình của chúng tôi.
Việc mà Trịnh Thuấn Ngôn hay làm nhất cũng là đọc sách, đọc Nhược điểm của tình cảm con người, đọc Đường về phương Bắc, đọc tiểu thuyết tiếng Anh nguyên bản. Sau khi lật giở những cuốn sách này tôi đã có thiện cảm lớn với cô ấy. Bất giác, tôi nói chuyện với cô ấy nhiều nhất, như là có ý lấy lòng vậy.
Tôi - Dịch Phấn Hàn, một nữ sinh trầm tính, không có sở thích, mỗi ngày đều quan sát tất cả những thay đổi quanh mình, xem gió khi nào thì mát, lá cây khi nào thì vàng và chúng tôi đã trưởng thành như thế nào. Bề ngoài thì trầm lắng, nội tâm lại mãnh liệt ngang tàng. Có lẽ vì vậy mà bốn năm đó tôi đều là một sinh viên phiền muộn, tôi núp trong bóng tối nhìn trộm cuộc sống đại học của người khác. Tôi không cam tâm, tôi cảm thấy mình thông minh như một thiên tài, tôi thấy vô cùng ức chế, tôi đã ngông cuồng như thế đấy. Tôi không tìm thấy đối thủ.
Tập quân sự xong là chúng tôi bắt đầu lên lớp. Thời khoá biểu vừa phát ra làm chúng tôi mất vui. Một ngày nhiều nhất có sáu tiết học. Hơn nữa, không có tự học buổi tối! Không có tự học buổi tối! Thật là một tin làm xúc động lòng người! Lần đầu tiên lên lớp, sáu người đã phải tìm giảng đường rất lâu vì tất cả đều không biết lầu số 7 ở đâu, cuối cùng cũng mò được đến phòng học nhưng đã muộn rồi. Chúng tôi đang thương lượng xem nên đẩy ai vào trước để hô "báo cáo" rồi chúng tôi cùng bước vào thì thầy giáo đã nhìn thấy chúng tôi và giơ tay ra hiệu cho chúng tôi vào từ cửa sau. Từ đó mới biết rằng ở đại học vào lớp muộn không cần phải hô to "báo cáo", mà hãy tìm cửa sau và lặng lẽ luồn vào là được.
Hôm đó, giáo viên chủ nhiệm xuất hiện và bảo mọi người tự giới thiệu về mình. Ở trường đại học, cái gọi là giáo viên chủ nhiệm chính là người xuất hiện trong vài ngày đầu năm học, còn những lúc khác thì chỉ thấy tiếng mà không thấy người.
Những học sinh nam trong lớp lần lượt bước lên, tỉ lệ nam nữ là 1:10. Sáu người nhận xét một lượt từng điểm một của các bạn nam trong lớp. Cuối cùng đưa ra kết luận là chúng tôi cần phải thu hút nguồn từ bên ngoài, phải phóng tầm mắt xa một chút. Con gái 18 tuổi không hề có khả năng kháng cự đối với những anh chàng đẹp trai. Do đó, ở lớp này chúng tôi đều có thể tĩnh tâm học tập vì không có học sinh nam nào có khả năng quấy nhiễu chúng tôi. Sau khi về phòng kí túc xá, chúng tôi đã nghiên cứu mọi mặt, thảo luận nhiều lần, thậm chứ còn trưng cầu ý kiến của phòng khác rồi miễn cưỡng chọn ra một người làm "bộ mặt" cho cả lớp, và tặng cậu ta một câu quảng cáo như sau: XXXXXX (khi đăng trên mạng, không có ai đoán ra, ở đây tôi sẽ làm một kẻ ác viết ra là xong: "Thằng chột làm vua xứ mù". Sáu chữ, một cụm từ kết cấu chính phản).
Tôi có thể nói một câu nghiêm túc rằng, trước khi vào đại học tôi chưa bao giờ trốn một tiết học nào, thậm chí có thể nói rằng trong đầu vốn không hề có khái niệm trốn học. Khi cần đến lớp thì ngoan ngoãn, khi không cần thì cũng chăm chỉ đọc sách, làm bài tập để vào được một trường đại học tốt.
Tôi ngồi trong phòng học chăm chú nghe các giáo sư thao thao bất tuyệt với đủ mọi cung bậc cảm xúc khác nhau, nhưng tôi lại thấy rỗng tuếch, tôi rất không quen với phương pháp học không hệ thống, không tập trung như thế này. Tự mình đọc sách giáo khoa lịa phát hiện rằng nó thật khô khan vô vị. Năm đó, tôi đã đau xót rút ra một kết luận vừa như đúng mà vừa không phải đúng như thế.
Lần thứ nhất trốn học là lỗi tôi vô tình phạm phải, lần thứ hai là lỗi cố ý, lần thứ ba đã không cho rằng đó là lỗi nữa: "Trốn học giống như sự tự an ủi quen thuộc, rõ ràng biết là cảm giác đó nếu đến quá nhiều lần sẽ có hại cho bản thân nhưng bạn vẫn không có cách nào chống lại được nó."
Vì bốn buổi sáng của tuần đó không có tiết học nên tôi đến trường khác tìm bạn thời trung học của tôi để chơi. Chơi đến 1h40 mới nhớ ra buổi chiều có tiết học. Quay về trường thì chắc chắn không kịp nữa, thế nên tôi gọi điện về kí túc xá nói rằng buổi chiều hãy giúp tôi xin nghỉ, hãy nói tôi bị ốm.
Cứ như vậy tôi chơi cả buổi chiều trong sự lo lắng, thấp thỏm không yên, liệu cô giáo có giống như hồi trung học, hôm sau sẽ đến hỏi tôi mắc bệnh gì hoặc bắt tôi đưa giấy chứng nhận của bệnh viện ra. Khi về đến phòng kí túc xá, các bạn sớm đã tan học rồi. Vừa bước vào phòng, tôi liền hỏi: "Có giúp tớ xin nghỉ không? Cô giáo nói gì không?". Trịnh Thuấn Ngôn nói: "Tớ không xin phép hộ cậu vì chắc chắnc không biết rằng cậu không đến lớp. Bao nhiêu người lên lớp như vậy, cô làm sao nhớ được hết chứ!" . Tôi không nói gì, trong lòng vẫn thấp thỏm không yên. Đến tận ngày hôm sau không có thầy cô nào đến tìm tôi, tôi bình an vô sự mới thấy yên tâm trở lại.
Nghĩ lại năm đó chúng tôi thật ngốc nghếch. Về sau, khi trốn học, câu đầu tiên khi gặp bạn cùng phòng sẽ không phải là: "Có giúp tớ xin nghỉ không? Thầy có nói gì không?" nữa mà là: "Có điểm danh không? Không à? Ha ha! Tốt!", hay là "Có điểm danh không, cái gì, có à? Sao tớ lại đen đủi thế chứ, cậu có giúp tớ hô "có" không?"
Việc trốn học cuối cùng cũng trở thành một thói quen, thói quen không đi học. Có cả ngàn lí do để không lên lớp, thầy cô giáo giảng không hay, tôi ngủ không đủ, quần áo tôi chưa giặt..., chỉ cần muốn trốn học thì không lo là không tìm được một cái cớ để thuyết phục chính mình. Đến khi thi cuối kỳ thứ nhất, cả phòng, tôi là đứa trốn học nhiều nhất nhưng lại được học bổng loại một. Điều đó đã cổ vũ tinh thần một cách mạnh mẽ, trốn học, đối với tôi mà nói, đã trở thành một nhu cầu trong cuộc sống đại học. Tôi đã làm chuyện đó một cách vô vị và thiếu hiểu biết như thế,tôi muốn lên lớp ít nhất nhưng thi được điểm cao nhất, để chứng minh với mọi người rằng tôi thông minh như thế đấy, để thoả mãn chút hư vinh chẳng ra sao của mình. Sự hư vinh thiếu hiểu biết. Truyện được biên tập và post tại website: WWW.KenhTruyen24h.Com (Thích Truyện.VN)
Trước khi trốn học cần phải chuẩn bị tốt một việc, đó là nhất định phải tìm một bạn học có quan hệ tốt giúp bạn hô "có", nhỡ chẳng may điểm danh.
Đề mục này đưa ra thật bất lịch sự. Nhưng đó là khi tôi mới vào học năm thứ nhất, mọi người như ong vỡ tổ, nháo nhào đi tìm bạn trai, bạn gái. Yêu đương một cách vội vàng với quy mô lớn như vậy giống như sự phối giống của động vật trong thời kỳ phát dục. Năm thứ nhất, nữ sinh vội vàng tìm bạn trai là vì mới được giải phóng, muốn thử cái mới! Năm thứ hai, nữ sinh vội vàng tìm bạn trai là vì cuối cùng đã phát hiện ra rằng cuộc sống đại học trống rỗng và vô vị biết bao. Năm thứ ba, vội vàng tìm bạn trai thường xuất phát từ lòng đố kị, bởi vì các bạn nữ sinh xung quanh mình dường như đều đã có bạn trai. Năm thứ tư vội vàng tìm bạn trai thường thường là vì đang tìm một phiếu ăn dài hạn hay một cái cầu nhảy.
Tất nhiên, những kiểu tâm lý này không thể vơ vào tất cả các nữ sinh, cho nên các bạn cũng không phải nhặng xị lên. Rời trường trung học, lúc đầu, trường đại học có một sức hấp dẫn mãnh liệt đối với chúng tôi, một trong những nguyên nhân chính là vào đại học chúng tôi có thể yêu đương một cách công khai, có thể nắm tay ôm hôn ở nơi công cộng một cách ngang nhiên. Chú ý, tất cả đều có thể tiến hành "công khai cởi mở", mỗi một nữ sinh trung học sắp bước vào đại học hoặc mới vào đại học đều đang có hoặc đã có những ảo tưởng đẹp đẽ và ước mơ mãnh liệt về tình yêu.
Khi mới bước vào đại học, về chủ quan, những nữ sinh năm thứ nhất chúng tôi có khát vọng và ước mơ mãnh liệt về tình yêu. Về khách quan, những sinh viên nam trong cả trường lùa những nữ sinh năm nhất như lùa vịt, thêm nữa là nữ sinh năm nhất thiếu kinh nghiệm yêu đương, thiếu con mắt sáng suốt để lựa chọn bạn trai. Cho nên, sau khi đợt tập quân sự kết thúc, trong lớp đã có một đám nữ sinh bắt đầu mối tình đầu hoặc mối tình thứ hai của mình.
Đợt tập quân sự kết thúc, người đẹp Tô Tiêu liền trở thành một tấm gương mẫu mực, đã yêu một cậu sinh viên năm thứ ba khoa Sinh. Tiếp theo, La Nghệ Lâm không hiểu sao cũng có bạn trai. Trên lớp những cô gái khác cũng lần lượt có bạn trai như ong vỡ tổ. Một nửa số nữ sinh trong lớp chúng tôi đã có bạn trai, khi chúng tôi mới bước vào cổng trường đại học chưa quá ba táng. Một nửa số nữ sinh lớp chúng tôi thay bạn trai thứ nhất và có bạn trai thứ hai khi chúng tôi bước vào đại học chưa quá một năm.
Trong ấn tượng của tôi, tìm bạn trai hay tìm bạn gái dường như là nhịp điệu chính của năm học thứ nhất. Tôi sẽ hát cho mọi người nghe bài đồng dao rất quen tai có thể nói rõ điều này: "Tìm đi, tìm đi, tìm bạn trai, tìm bạn trai, tìm được một bạn trai tốt, nắm tay nhau hôn một cái, anh là bạn trai của tôi. Rồi sau đó, bai bai."
Nói một cách khái quát thì thế. Nói về tình hình yêu đương một cách tỉ mỉ, chi tiết thì rất khó. Bởi lẽ, hầu hết các nữ sinh vừa bước vào đại học đã yêu ngay, đến năm thứ tư tốt nghiệp thì đã thay đến mấy người bạn trai rồi. Ví dụ như Tô Tiêu, tôi đếm cả buổi cũng không hết được cô ấy có tất cả bao nhiêu bạn trai. Xin cứ thong thả, đợi tôi đếm rõ ràng xong sẽ dần dần kể các bạn nghe. Trường có nhiều nữ sinh, mà đặc biệt là khoa Văn học chúng tôi. Cho nên sự cạnh tranh vô cùng quyết liệt, không, từ "quyết liệt" chưa đủ để nói rõ vấn đề đó, nên dùng từ "khốc liệt" để hình dung. Có nữ sinh năm thứ nhất đã thay đến ba người bạn trai, nhưng cũng có nữ sinh năm thứ tư cũng chưa từng có ai theo đuổi. Con gái muốn tồn tại trong đám con gái thì phải tranh giành bạn trai, giống như các loài cạnh tranh với nhau, loài nào thích ứng với tự nhiên sẽ tồn tại.
Tôi mất thời gian bốn năm, từ năm thứ nhất đến năm thứ tư lấy thực tế để chứng minh cái lý luận nổi tiếng này. Nữ sinh năm thứ nhất là bóng rổ, cậu tranh tôi ςướק. Nữ sinh năm thứ hai là bóng chuyền, phát rồi mới nhận. Nữ sinh năm thứ ba là bóng bàn, cậu đánh tôi đỡ. Nữ sinh năm thứ tư là bóng bowling, va một cái là đổ. Trên mạng còn lưu truyền một cách nói này:
Năm thứ nhất xinh đẹp
Năm thứ hai đáng yêu
Năm thứ ba ra cảnh cáo
Năm thứ tư chẳng ai cần.
Nữ sinh năm thứ nhất là hàng xuất khẩu
Nữ sinh năm thứ hai là hàng nội địa
Nữ sinh năm thứ ba là hàng ế
Nữ sinh năm thứ tư là hàng thanh lý
Nữ sinh năm thứ nhất muốn kéo dài tình yêu Nữ sinh năm thứ hai bị mục nát Nữ sinh năm thứ ba muốn bán tháo Nữ sinh năm thứ tư bị quẳng đi.
Điện thoại phòng kí túc xá có thể chứng minh điều này. Hết đợt luyện tập quân sự, ở phòng kí túc xá, ngoài Chương Hàm Yên ra mọi người đều không mua điện thoại di động. Thế là cái điện thoại đó ở phòng cứ đến tối lại ở vào trạng thái "đường dây nóng". Không khi nào giữ yên lặng được 15 phút. Năm đầu ai cũng còn ngây ngô, chưa gì đã sợ mình nhận điện thoại không bằng những người khác trong phòng, còn chưa biết làm cao khi có người muốn xin số điện thoại, nên đã phân phát số điện thoại của mình đi khắp nơi như thế.
Học kì đầu tiên, về cơ bản điện thoại của phòng là gọi cho tôi, La Nghệ Lâm và Tô Tiêu. Gọi điện thoại đến có bạn học cũ, có người nhà người thân, nhưng điều khiến chúng tôi hoan hỉ hơn cả là điện thoại của những nam sinh lạ hoắc. Ví dụ, có điện thoại gọi đến, đầu bên kia có một nam sinh trẻ măng đang hỏi, xin hỏi phòng các bạn có phải có một bạn nữ sinh hay mặc áo màu phấn hồng, làn da trắng không? Còn nữa, từ 3 giờ đến 5 giờ chiều qua bạn ấy đã đến thư viện à?
Các bạn đừng cười, phòng chúng tôi thực sự là đã từng nhận một số lượng nhất định những cuộc điện thoại như thế. Cuối cùng người cần tìm ấy vẫn là Tô Tiêu với số lần nhiều nhất, tôi và La Nghệ Lâm mỗi người chỉ từng có hai lần trải qua chuyện lạ như vậy. Cảm giác đó vô cùng tự hào, trong lòng vô cùng sung sướng. Nhưng bình thường không ai để ý. Càng để ý chúng tôi như vậy chúng tôi càng làm cao. Có chút ánh nắng là rực rỡ, ai mà chẳng vậy.
Điện thoại bận tíu tít như vậy đấy, lúc đầu tình trạng này không hề thu hút sự chú ý đăc biệt của tôi, đến khi có một lần La Nghệ Lâm nằm bò ra phía trước cái điện thoại và viết mấy con số: 28, 29 của tôi; 34, 35 của Tô Tiêu; 33, 34 của Dịch Phấn Hàn. Còn lại 12 cuộc kia chia đều cho các bạn khác. Cô ấy đang thống kê số lần các cuộc điện thoại trong phòng của tuần đó (máy có hiển thị các cuộc gọi đến). Bởi vì không tiện thống kê số lượng người theo đuổi của mỗi bạn, nên thống kê số điện thoại gọi đến. Chuyện này e là cũng chỉ có La Nghệ Lâm mới làm. Tôi chợt cảm thấy nguy cơ tiềm ẩn khắp nơi. Lòng hiếu thắng bị kích động, hôm đó ở trên mạng, một đứa từ trước tới nay không bao giờ cho bạn trên mạng số điện thoại như tôi lại truyền bá rộng rãi số điện thoại của mình. Tôi muốn gia tăng hết cỡ đội ngũ người theo đuổi trong đám người quen có hạn của mình.
Cái trò thống kê để tiêu khiển nhạt nhẽo, vô nghĩa của La Nghệ Lâm biến thành một sự cạnh tranh có ý nghĩa. Một tiếng chuông vang lên cũng ẩn chứa ý nghĩ Gi*t người. Sự cạnh tranh của con gái không nơi nào là không có, họ tận dụng mọi khả năng có thể.
sau, sự cạnh tranh này không chỉ thể hiện trên số lần nghe điện thoại mà thể hiện cả trên chất lượng cuộc gọi. Ví dụ, Tô Tiêu đứng đầu bảng về yêu cầu bạn trai ở đầu bên kia hát một bài để tăng thêm sở thích gọi điện thoại, La Nghệ Lâm thì giận một nỗi không thể yêu cầu đối phương hát một bài tình ca. Đứng ngoài mà xét, tôi cảm thấy không thể làm những việc thiển cận như thế, bài hát nam sinh đã hát rồi, tâm hồn cũng bị tổn thương rồi, thể diện cũng chẳng còn, không tin thì tự bạn thử đi, bạn gọi điện cho một nam sinh mà bạn thích, cậu ấy yêu cầu bạn hát, lại còn mang ra làm chủ đề để mọi người trong phòng bình phẩm một lượt, vậy bạn có đau lòng không? Hãy đặt mình vào vị trí ấy xem. Thế là trong lúc gọi điện tôi đã dùng máy ghi âm giọng hát để bật cho họ nghe, những lời ca có tình có ý của tôi hát lên khiến họ mất cả tập trung chú ý, cứ như thế điện thoại của tôi càng ngày càng nhiều và hai cô bạn kia dần dần rơi vào thế yếu.
Một người con gái nếu có rất nhiều đàn ông theo đuổi thì hoặc là cô ấy có sức hấp dẫn đặc biệt, mọi mặt đều hết sức hoàn mĩ; hoặc là cô ấy quá quen với tâm lý đàn ông, có khả năng biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.
Đến năm thứ ba, rồi năm thứ tư, điện thoại của phòng chúng tôi cơ bản rơi vào trạng thái "tắt lửa". Bây giờ, nhìn điện thoại phòng tôi hai ngày cũng không kêu một tiếng, lại nhớ hồi năm thứ nhất, đó là những ngày tháng nghe điện thoại điên cuồng, giờ đây chúng tôi cảm thấy mình đã già rồi.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc