Anh chàng bác sỹ Nhi khoa nhìn Thùy với ánh mắt không mấy thiện cảm, nếu không muốn nói là chán ghét thấy rõ. Anh chàng với sự yêu quý hết mực vị tân trưởng khoa của mình đang vòng hai tay trước иgự¢ và nhìn người đối diện với dáng điệu rõ ràng là hết sức kiềm chế. "Một con người tài giỏi như cô ấy - Anh chàng nghĩ - hết lòng yêu trẻ và hòa đồng với tất cả mọi người, người làm việc hết sức cẩn thận, cần mẫn và hiệu quả. Một người đáng quý như vậy chẳng đáng bị mắng chửi một chút nào. Nhất là khi người ta chỉ xin nghỉ mấy hôm vì chăm mẹ ốm, và được giám đốc duyệt hẳn hoi. Vậy thì cơ sự gì mà cô ta lại hoạnh họe?".
Tỏ rõ vẻ nhấm nhẳng, bất mãn anh chàng trả lời câu hỏi của Thùy với giọng điệu nhẫn nhịn và thờ ơ. Rồi khi Thùy quay mặt bỏ đi, anh ta chửi với một câu, chắc anh chàng nghĩ như thế là thì thầm, có điều âm lượng hơi vượt quá mức "thì thầm" một chút: "Cái đồ điên tình". Nếu anh chịu khó nhìn theo bóng Thùy, thay vì quay lại với cậu bé bệnh nhân đang đợi, thì hẳn đã nhìn thấy bước chân của Thùy hơi chững lại.
Thùy bấm nút cho thang máy chạy xuống tầng trệt. Cô cần ra khuôn viên tìm kiếm chút không khí trong lành. Chợt cô dừng lại trước cổng, ở chỗ người đàn ông trẻ đang đứng trước cửa bảo vệ. Nếu mắt cô không đánh lừa cô, thì anh ta tên là Hoàng Việt thì phải? Trái đất vốn tròn vo và bé nhỏ vô cùng, thế nên việc cô biết gần hết những kẻ mặt áo Blouse ở cái thành phố chỉ hơn bốn triệu dân này cũng không có gì là quá khó hiểu, nhất là khi kẻ đó là con một ông viện phó của một bệnh viện khá lớn ở Hà Nội.
Thùy bước lại gần, cô thấy Hoàng Việt đang giải thích điều gì đó với nhân viên bảo vệ. Anh này hẳn đã có một câu trả lời tuyệt vời lắm, thế nên Hoàng Việt mới mỉm cười, vẻ rất hài lòng như vậy. Thùy đứng trước mặt Hoàng Việt, dĩ nhiên là anh ta không biết cô, còn cô, chẳng lạ gì anh ta cả. Thùy bảo với Hoàng Việt rằng cô làm cùng phòng với Hạnh, và vì thế anh cứ đưa gói quà cho cô, khi nào Hạnh về, cô hứa sẽ trao nó tận tay cho Hạnh. Đã là bạn bè thì phải giúp đỡ lẫn nhau chứ?
Hoàng Việt lưỡng lự một chút, rồi khi nhận được xác nhận của anh chàng bảo vệ về thân phận của Thùy, anh quyết định là mình nên trao niềm tin cho cô gái này. Anh trao cái gói được bọc cẩn thận, hình chữ nhật, to chỉ gần bằng một chiếc phong bì thư cho Thùy, cảm ơn rối rít rồi xoay lưng đi thẳng. Thùy cũng trở vào thang máy. Cô hết hứng thú đi dạo rồi.
Anh chàng bảo vệ nhìn theo dáng Hoàng Việt đang đi xa dần, lắc đầu vẻ khó hiểu rồi lẩm bẩm: "Nài nỉ hỏi thăm người ta cho bằng được bảo là có việc gấp, rồi lại tỏ vẻ mừng rỡ khi người ta đi vắng, đời thật lắm thằng dở hơi".
Mãi cho đến khi tiếng chuông báo hẹn giờ vang lên từ chiếc Mobile thúc giục tới lần thứ ba với giọng điệu được ghi âm sẵn của Thảo báo rằng đã đến giờ ăn trưa và anh không được phép bỏ bữa. Phan mới uể oải rời phòng làm việc, xách xe chạy ra đường. Từ khi Thảo về quê thực tập, anh chả có bữa ăn nào cho ra hồn. Cơm ở nhà ăn của Viện thì nuốt không trôi, mà đi ăn ở ngoài thì cũng vậy, thậm chí còn tệ hơn, nhưng có ai sống mà không cần ăn đâu cơ chứ?
Con đường Phan đang đi chạy men theo đường Láng, song song với dòng sông Tô Lịch một thời từng nổi tiếng là trong xanh, thơ mộng và từng là nàng thơ của biết bao thi sĩ Hà Thành. Hà Nội là một thành phố nhỏ, nhưng lại rất đặc biệt, đặc biệt với ba sáu phố phường, với hoa sữa mùa thu, với câu nói nổi tiếng "Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An", với vô số những hồ tuyệt đẹp nằm trong một không gian chật hẹp của thành phố rộng chưa đầy 930 km vuông. Và nó còn đặc biệt bởi cái tên của mình, Hà Nội, có nghĩa là thành phố nằm trong lòng sông. Xưa kia, thành phố bé tí tẹo này nằm giữa những con sông lớn. Sông Hồng, sông Nhuệ bao bọc xung quanh, và sông Tô Lịch chia đôi thành phố thành hai nửa. Khiến cho thành phố trở nên thơ mộng và đẹp đẽ với những hàng cây soi bóng xuống mặt nước. Với khí hậu thuận hòa và những làng hoa nổi tiếng. "Nhưng chuyện đó xưa lắm rồi - Phan nghĩ thầm, cuộc sống hiện đại đã khiến mảnh đất này thay đổi". Những chiếc hồ trong xanh, thơ mộng nay trở thành những chiếc hồ như ao tù và chỉ còn hiện hữu trong những tiếng thở dài tiếc nuối. Còn con sông Nhuệ đã bị lấn chiếm không thương tiếc, chỉ còn được biết đến như một vệt chỉ mờ mờ trên bàn đồ, và sông Tô Lịch thì co mình lại thành con mương nước thải nồng nặc mùi xú uế.
Tiếng còi ô tô vang lên như xé bên tai khiến Phan lách vội xe vào sát lề, tiếng chửi rủa của anh chàng phụ xế xe Bus đổ xuống đầu anh như mưa. Phan nhún vai, Hà Nội còn một điều đặc biệt nữa, đó là những chiếc xe được sơn vàng mang tên xe Bus, mà người dân thường gọi nó với cái tên mỹ miều hơn là "hung thần xa lộ" bởi tốc độ kinh hoàng và những cú tạt bạt mạng của nó. Phan nhìn theo, anh chàng phụ xe vẫn còn đưa nắm đấm lên hướng về phía anh đe dọa, không thèm chấp nhặt, Phan lắc đầu cười mỉm.
- Ăn gì nào?
Cô hàng 乃ún béo tròn như một cái thùng phi, gương mặt tròn vo với cặp má nung núc thịt không thèm ngước lên nhìn Phan lấy một lần. Đôi bàn tay nhầy nhụa những mỡ và vàng ệch những thứ gì không rõ bám đầy kẽ móng tay, vẫn thoăn thoắt bốc 乃ún bỏ vào tô. Phan ngán ngẩm, việc đòi hỏi vệ sinh an toàn thực phẩm ở đây, cũng chả khác gì Chí Phèo đòi lương thiện. Phan buông xuôi :
- Cái gì không ૮ɦếƭ là được.
Thùy đặt cái gói xuống mặt bàn, ngắm nhìn nó như thể cô bé Phương Thùy 8 tuổi đang nhìn món quà sinh nhật của mình, một ngày trước khi thời điểm sinh nhật thực sự đến. Sự quyến rũ của ý nghĩ muốn khám phá không biết trong này có cái gì mà được bọc cẩn thận đến vậy khiến cô gần như nghẹt thở. Trong này có cái gì? Quan trọng lắm sao? Và nữa, sao ở đâu cũng là Hạnh chứ? Việt say mê Hạnh đã đành, còn anh chàng kia? Điều gì khiến anh ta rụt rè tới thăm, rụt rè tặng quà rồi biến mất? Và còn làm ra vẻ hết sức quan trọng nữa chứ? Nếu cô không khéo lời, thì biết đâu anh chàng Hoàng Việt kia chẳng thèm cho cô nghía qua chứ đừng nói là cầm gói quà về đây ấy chứ.
Thùy nín thở, suy nghĩ trong một giây, hình như ngày trước cô làm sai một giấy tờ gì đó trong đống hồ sơ thầu về dược. Cô đã đích thân lên tận Sơn La để mở bộ hồ sơ đã niêm phong kia, khéo léo thay thế tờ tài liệu hỏng trước khi bộ hồ sơ được nộp. Ấy vậy mà trong cuộc mở thầu, chẳng ai phát hiện ra là tờ giấy niêm phong đã từng bị gỡ ra và dán lại. Cũng đâu có gì khó khăn lắm? Nếu cô mở ra, xem qua một cái, chỉ xem thôi mà, thì Hạnh làm sao mà biết được? Nói là làm, Thùy khéo léo mở từng lớp giấy bọc ra, bên trong có một xệp tiền Polyme ánh tím rất dày và một tờ giấy được gập tư. Không nén nổi tò mò, cô mở ra đọc, gương mặt sửng sốt trong năm giây, rồi tới giây thứ sáu, thì phá lên cười.
Cười như điên dại ...
Trên con đường chạy men theo sườn núi heo hút, một chiếc Lexus đang chạy một mình trong đêm tối. Ánh đèn pha chiếu loang loáng lên những đám cây bụi rậm rạp bên đường. Thi thoảng, ánh đèn lại hẫng vào màn đêm hun hút phía xa xa bởi sự xuất hiện đột ngột của những vực thẳm nằm bên vách núi cao. Việt đã quá mệt mỏi với việc cứ phải lang thang trên đường, nhưng mãi mà anh chưa tìm được một khách sạn hay nhà nghỉ nào cho ra hồn trên con đường chạy lên miền tây bắc này. Việt với tay bấm nút Play giàn CD trong xe, những giai điệu tuyệt vời của bản "về quê" với sự thể hiện không chê vào đâu được của tay Saxophone Trần Mạnh Tuấn lan tỏa trong không gian bé nhỏ của chiếc Lexus. Khi mà anh đã nghiền ngẫm hết tất cả những đĩa nhạc mình mang theo, và gần như làm mòn cả đĩa CD mà Hạnh đã tặng trong những ngày đi công tác. Thì một lựa chọn không hề tồi trong nỗ lực giải tỏa mỏi mệt và tìm kiếm một cảm giác âm nhạc mới, là tiếng Saxophone của Trần Mạnh Tuấn. Con đường anh đang đi chạy qua một vùng đồi núi trong đêm thật vắng vẻ, thậm chí không có lấy một ánh đèn le lói phía xa xa để an ủi những tay tài xế lưu lạc trong đêm. Việt lắc lư thân mình, anh hát to theo nhạc, "mình đang phát minh ra một cách hát Karaoke mới đấy" Việt hài hước nghĩ thầm.
Bất chợt, Việt hốt hoảng đánh tay lái tránh một tảng đá lớn vừa đột ngột xuất hiện, nằm chình ình ngay giữa đường. Anh chép miệng, lắc đầu, tấp xe vào lề đường rồi quay trở lại vần tảng đá sang bên lề đường. Không hiểu sao, có biết bao nhiêu người đã từng qua lại trên tuyến đường này, vậy mà người ta vẫn có thể để tảng đá nằm ở đó? Trời tối như vậy, tai nạn xảy ra như chơi. Ở cái nơi khỉ ho cò gáy này, tai nạn xảy ra thì chắc ૮ɦếƭ, làm sao có thể cấp cứu kịp? Mà nếu có cấp cứu thì cũng biết cấp cứu ở đâu?
Hạnh đến bên giường thằng bé, cúi người xuống đưa hai tay ra, định ôm lấy thắng bé vào lòng. Nhưng cô nhanh chóng dừng ngay ý định của mình lại, bởi một thân hình vừa nhanh chóng chắn ngang và cất tiếng giận dữ.
- Cô mà còn dám động dù chỉ một ngón tay thôi của cô vào người nó, tôi sẽ không để yên cho cô đâu.
- Kìa chị ...
Người mẹ quắc mắt nhìn Hạnh, dáng vẻ như con Gà mẹ đang xù hết lông lên để bảo vệ đàn con của mình khi đứng trước kẻ thù. Thằng bé sợ hãi khóc thét lên, nhưng người mẹ trẻ mặc kệ, tự cô ta cảm thấy rằng Hạnh đang là mối nguy hiểm cận kề hơn.
Dấn thêm một bước dài nữa, người mẹ trẻ với gương mặt giận dữ và hai cánh tay đang vung lên khiến Hạnh hơi lùi người lại. Cô mới trở lại sau bốn ngày nghỉ phép, và chắc là phải có một điều gì đó thật ghê gớm, kinh khủng đã xảy ra trong khi cô đi vắng. Một điều phải khủng khi*p lắm mới có thể khiến người phụ nữ trẻ mới lần gặp trước còn niềm nở, vui cười tiếp chuyện cô, hôm nay đã nhìn cô với ánh mắt thù địch như vậy. Ánh mắt ánh lên vẻ ghê tởm và cảnh giác nhìn cô như thể cô đang là một vật chủ mang mầm mống bệnh dịch viêm đường hô hấp cấp Sars. Người mẹ gằn giọng, tiếng nói phát ra từ hai hàm răng đang nghiến ken két vào nhau:
- Bỏ ngay bàn tay ... bẩn thỉu của cô ra, tại sao người ta lại có thể để một người như cô mặc trên mình chiếc áo Blouse kia chứ? Hãy để cho người đã điều trị cho con tôi mấy hôm trước tiếp tục công việc của mình. - Ngừng lại một chút để thở hắt ra, người mẹ tiếp tục - Nếu hôm nay không phải là ngày cuối cùng của đợt điều trị, thì tôi đã cho con tôi sang một bệnh viện khác. Sau đợt điều trị này, tôi sẽ kiện các người ra tòa.
- Nhưng mà ...
- Cô bỏ tay ra - người mẹ gầm lên, ôm lấy đứa con vào lòng như sợ cô thổi vào mặt nó hơi thở mang virus bệnh Sars - Hãy để cho nó được yên.
Bên ngoài phòng bệnh, có một người đang cười, một nụ cười thể hiện sự hài lòng ...
Đánh xe đỗ vào vị trí dành riêng cho mình trong Garage bệnh viện, Việt gật đầu chào ông bảo vệ già. Rồi để mặc ông với vẻ ngạc nhiên vì sự trở về sớm hơn thời gian dự kiến thông thường của anh. Việt cho thang máy chạy thẳng lên tầng bảy, mở cửa căn phòng có đề biển "Phòng Giám Đốc" rồi bước vào. Ba anh đang ngồi trên ghế của anh, chỗ bàn làm việc.
- Ba có việc gì mà gọi con về gấp vậy ạ? Con đang đi công tác mà.
- Ít ra thì tôi cũng phải làm một cái gì đó trước khi quá muộn. Đợi anh đi công tác xong thì để người ta dỡ cái bệnh viện của tôi làm củi đun ư?
Người đàn ông trung niên với dáng vẻ bệ vệ, cái bụng bia lặc lè và gương mặt phương phi, hồng hào nhấc mình khỏi chiếc ghế bành đang lún xuống khiến nó bật tưng lên hoan hỉ khi thoát khỏi sức nặng như một con Voi đè lên mình. Ba của Việt có giọng nói sang sảng, oai vệ với những tiết tấu và kiểu giật giọng mang âm hưởng của sự ra lệnh khiến ai mới nghe cũng biết đây là một người thành đạt và nhiều quyền lực. Nhưng lúc này, ông khiến người ta liên tưởng tới một chú Bò tót Tây Ban Nha đang đứng trước một đấu sĩ hơn.
- Trong đầu anh không phải là đang chứa toàn Đậu Phụ chứ? Sao anh lại có thể làm vậy? Ai cho phép anh?
- Thưa Ba ...
- Tôi trao bệnh viện này cho anh, không phải là để anh làm những điều ngu ngốc, anh biết chứ?
- Thưa Ba, con không hiểu?
- Tất nhiên, tất nhiên là anh không hiểu, anh thì hiểu được điều gì? Ngoài sự ngông cuồng, tự mãn ngu ngốc?
- Thưa Ba ...
- Người ta đang đòi kiện anh ra tòa kia kìa? Tại sao anh lại ngu ngốc như vậy? Ai cho phép anh hả? Ai cho phép anh nhận một đứa bị AIDS vào làm ở bệnh viện của tôi hả?
- Sao Ba ...
Việt bàng hoàng, Ba anh đang nói tới Hạnh sao? Nhưng làm sao mà ba anh biết được? Việc Hạnh bị bệnh, chỉ có anh, Phan, và Thảo biết. Không lẽ ...
- Anh còn hỏi vì sao à? Anh nghĩ tôi không có mặt ở đây thì anh có thể làm gì cũng được sao? Nếu không có cô Thùy, thì cái viện này rồi sẽ ra sao?
- Thuỳ? Ba! Thuỳ đã nói gì?
- Nói gì à? - Trông ông Vinh giận dữ hết sức, mặt ông đỏ gay, cái cần cổ đầy những ngấn mỡ bạnh ra, quát lớn - Nói rằng anh là đứa chẳng ra gì, để cho một đứa con gái nó lừa. Nói anh là đồ ngu ngốc.
- Xin Ba đừng nói vậy, Hạnh là người tử tế và có lòng tự trọng, cô ấy không lừa dối ai bao giờ cả.
- À! Vậy sao? - Dường như ông Vinh không còn đủ kiên nhẫn với cậu con của mình, mắt ông đỏ vằn lên, bắn ra những tia nhìn bực tức - Không phải lừa dối sao? Vậy thì sao cô ta lại được vào đây làm? Cô ta bỏ bùa anh cái gì? Hay anh bị mù rồi hả?
- Kìa Ba, chính con mời cô ấy đến đây làm việc đấy chứ? Cô ấy là một bác sỹ giỏi.
- Phải, giỏi, rất giỏi trong việc lừa những đứa ngu ngốc như anh.
- Ba! Con đã nói là cô ấy không lừa dối gì con mà, con biết cô ấy bị bệnh từ đầu và con mời cô ấy đến đây làm việc.
- Anh biết từ đầu à? - Rõ ràng là ông Vinh bị choáng, đứa con trai của ông đang làm ông thất vọng quá mức, ông lại thả mình ngồi phịch xuống ghế khiến chiếc ghế vang lên tiếng cót két đầy phẫn nộ, ông Vinh đập tay ầm ầm xuống bàn - Vậy anh có nghĩ tới cái bệnh viện này khi anh làm điều đó không? Anh có nghĩ tới tôi không? Anh có biết bệnh nhân đã phản ứng thế nào khi biết một bệnh nhân AIDS đang điều trị cho họ không? Hả? Anh xem đi, hòm thư góp ý đầy ứ thư kiến nghị, đe dọa kiện cáo anh ra tòa. Đã sướng cái mặt anh chưa?
- Nhưng cô ấy cũng có quyền được lao động, cô ấy chẳng gây nguy hiểm cho bất kỳ ai?
- Không gây nguy hiểm cho bầt kỳ ai à?
Ông Vinh kéo dài giọng vẻ mai mỉa, thậm chỉ có phần cay đắng, thằng con của ông hết thuốc chữa thật rồi. Giàn máy tính rung lên bần bật vì những cú đập bàn cực mạnh của ông, dường như sự tức giận làm bàn tay ông mất hết cảm giác đau đớn, ông quát to :
- Có đấy, bởi nếu anh không đuổi cô ta ra khỏi viện này, tôi sẽ đuổi anh.
- Nhưng thưa ba ...
- Tôi đã nói rồi đấy, và anh thừa biết tính tôi.
- Con đã mời cô ấy tới đây làm việc, và cô ấy làm việc rất tốt, thậm chí là tốt hơn mong đợi. Con chẳng tìm thấy có lý do gì để đuổi việc cô ấy cả, thưa ba.
- Có, anh có lý do đấy, vì nếu anh không đuổi cô ta, tôi sẽ đuổi, đuổi cả anh nữa.
- Con xin lỗi, nhưng con mới là giám đốc, và con mới có quyền nhận ai và đuổi ai.
- Nhưng tao là cha mày, - Ông Vinh thét lên, ông không bao giờ chấp nhận được khi có người dám chống lại lệnh của mình - và đây là bệnh viện của tao. Của tao, mày hiểu chưa?
- Nhưng nó cũng là của con nữa, thưa ba.
- Nhưng tao là chủ tịch hội đồng quản trị, tao nắm giữ 60% cổ phần. Và điều lệ công ty cho phép tao toàn quyền bổ nhiệm ban giám đốc, con trai ạ, nếu mày không làm theo ý tao, tao sẽ đuổi cổ cả mày nữa.
- Thôi được, nếu như Ba đuổi cô ấy, thì con cũng sẽ xin từ chức, con xin lỗi ba...
- Mày, mày ... - Người ông Vinh run lên vì giận dữ, thằng con trai ông lại vì một đứa con gái không ra gì mà dám chống lại ba mình - Thằng mất dạy, mày dám à?
- Con xin lỗi ba, nhưng con không làm gì sai cả, cô ấy là một bác sỹ tốt, và xứng đáng được làm việc. Dù cô ấy có bị bệnh gì đi nữa, thì cũng chẳng có pháp luật nào cấm cô ấy quyền được lao động, cô ấy có quyền được lao động. Con xin lỗi ba.
- Mày đứng lại, thằng mất dạy, đứng lại cho tao.
Việt đi thẳng ra cửa, mặc cho ông Vinh gọi giật phía sau, anh mở cửa bước ra ngoài, gió trời ùa vào bên trong, không khí bên ngoài mới trong lành làm sao.
Bên kia, ở cuối hành lang, hình như có bóng ai đó vừa chạy khuất sau cánh cửa...