- Cậu một mình lái xe đến văn phòng trước nhé, đừng đợi tôi. Lấy hồ sơ vụ án ở Công Ty Bảo hiểm nghiên cứu trước, tôi có lẽ đến hơi muộn. Nếu có ai cần gặp tôi, cậu cứ ghi âm lại, tôi về đến sẽ giải quyết sau.
Tú Mẫn gật đầu, không nói nhưng chàng cũng thấy có chuyện lạ. Một luật sư Thắng mọi khi bước ra khỏi nhà ăn mặc chải chuốt, lịch sự hàng ngày, không hiểu sao hôm nay lại quên cả cạo râu!
Hai mươi phút sau, chiếc xe du lịch của luật sư Thắng đã ngừng trước cổng nhà Bảo Lâm.
Ông Thắng xuống xe, đứng ngắm ngôi nhà nhỏ của cô giáo. Trong những năm gần đây, loại nhà này hầu như biến mất gần hết, thay vào đó là những chung cư cao tầng, chỉ còn một ít căn hộ, trong đó có nhà của Bảo Lâm. Ông bước tới bấm chuông với một chút căng thẳng hiện lên trên nét mặt. Mới bảy giờ hai mươi, còn quá sớm. Gọi cửa lúc này là không tiện.
Có tiếng bước chân đi ra, rồi cổng mở. Bảo Lâm trong chiếc áo sơ mi ca rô đơn giản, chiếc quần jean đã bạc xuất hiện. Nàng có vẻ hơi ngạc nhiên. Cánh tay bị thương vẫn còn băng.
- Chào ông, ông đến đây có chuyện chi?
Ông Tạ Thắng không để ý đến câu hỏi.
- Hôm nay cô có giờ dạy chứ?
- Vâng.
- Mấy tiết?
- Bốn tiết.
- Thế còn buổi chiều?
- Không có tiết nào.
Tạ Thắng nói nhanh:
- Vậy để tôi đưa cô đến trường nhé?
Bảo Lâm do dự. Tạ Thắng nói ngay như sợ nàng chối từ:
- Vì tôi có chuyện muốn nói với cô. Tôi đã suy nghĩ kỹ, cô nói đúng. Sáng nay tôi đã cho Trúc Vỹ biết nó không cần phải thi đại học nữa.
- À!
Bảo Lâm chớp chớp mắt:
- Có phải ông đến đây để thông báo cho tôi biết là tôi không cần phải đến đấy dạy kèm cho Trúc Vỹ nữa, phải không?
Ông Tạ Thắng ngẩn ra. Thực tình thì ông chưa hề nghĩ đến điều đó. Ngay lúc đó, trong nhà có tiếng hỏi vọng ra của ông Vĩnh Tú:
- Bảo Lâm! Có phải chị phụ việc đến phải không?
Bảo Lâm giật mình, nói lớn vào trong:
- Dạ, không phải.
Bảo Lâm nhìn Thắng. Nàng không biết có nên mời Thắng vào nhà không? Nhưng rồi nghĩ đến cảnh bề bộn trong nhà, có thể mẹ sẽ chạy ra, áo quần xốc xếch, bây giờ cũng sắp đến giờ dạy học rồi, Bảo Lâm hất nhanh tóc ra sau, nói:
- Được rồi, ông đợi một tí nhé, tôi vào trong lấy mấy quyển sách. Hôm nay đi nhờ xe ông tới trường vậy.
Bảo Lâm chạy vội vào nhà lấy mấy quyển sách rồi bước ra ngồi phía sau xe với ông Tạ Thắng. Đây là lần đầu tiên nàng ngồi phía sau. Mấy lần trước, lúc còn dạy kèm cho Trúc Vỹ, mỗi lần bác tài xế đến rước, Bảo Lâm đều ngồi phía trước, vừa chuyện vãn và vừa ngắm cảnh.
Bữa nay ngồi một mình phía sau với ông Tạ Thắng, tự nhiên Bảo Lâm bối rối. Nàng bỗng nhớ tới nụ hôn đêm qua. Bất giác, Bảo Lâm xích ra xa một chút.
Ông Tạ Thắng lên tiếng, có vẻ săn sóc, tất nhiên không hề đề cập gì đến chuyện tối qua:
- Tay cô làm sao bị thương vậy?
Bảo Lâm nói nhanh:
- Tôi trượt ngã trên mảnh vỡ của ly nước.
- À, thế có nặng lắm không?
- Phải may tất cả mười một mũi. Bác sĩ nói sau này mà lành rồi vẫn phải mang sẹo.
Ông Tạ Thắng cúi xuống nhìn cánh tay băng của Bảo Lâm rồi nói:
- Chiều nay tôi sẽ đưa cô đến bệnh viện xem lại vết thương nhé!
Bảo Lâm nhìn Tạ Thắng, chợt nghĩ:
- Sao ông ta lại tự tin như vậy? Ta sẽ đồng ý, không phản kháng? Có lẽ ông nghĩ là với những người đầy quyền uy như ông ta, con gái, đàn bà nào được lọt vào mắt xanh ông ta coi như một sự hãnh diện, một diễm phúc lớn.
Bảo Lâm cắn nhẹ môi. Nàng chợt thấy tức giận, giận cả chính mình. Tại sao ta lại dễ dãi như vậy? Tại sao cho ông ta biết sự thật về vết thương để ông ta thương hại? Bảo Lâm ơi, sao mi dại dột quá?
Ông Tạ Thắng nói:
- Vậy nhé, mấy giờ Lâm hết giờ dạy?
- Mười hai giờ.
Bảo Lâm trả lời một cách yếu ớt như không cưỡng được lòng mình.
- Vậy thì mười hai giờ, xe sẽ đậu ở đây chờ Lâm nhé?
- Ồ! Không được!
Bảo Lâm đột ngột nhớ lại Từ Sâm. Chàng đã nói là trưa nay sẽ đến đưa Bảo Lâm đi thay thuốc. Vả lại, ta không thể dễ dãi thế. Tại sao ta không muốn mà chẳng dám phản kháng? Dẫu sao ta cũng có giá trị của ta chứ.
Bảo Lâm lắc đầu nói nhanh:
- Không! Trưa nay tôi có hẹn.
Ông Tạ Thắng có vẻ không tin, hỏi lại:
- Có hẹn à? Hẹn gì thế?
Bảo Lâm nghĩ:
- À! Ông ta nghĩ là mình bịa. Ông ta tưởng mình chẳng hề được ai đoái hoài. Một người đã bị bỏ rơi là coi như mất giá. Chỉ có ông ta, một người thừa tiền, hấp dẫn mới có quyền hẹn với ta thôi.
Bảo Lâm nói nhanh:
- Anh ấy tên là Từ Sâm, một kỹ sư ở Công Ty Xây dựng, con trai của Ngô Trọng Nhàn. Anh ấy sẽ đến đây rủ tôi dùng cơm và đi thay băng.
Tạ Thắng nhìn Bảo Lâm với ánh mắt khó hiểu:
- Thế ư? Ngô Trọng Nhàn? À! Tôi biết ông này, nhưng con trai của ông ấy hình như còn trẻ con mà.
Bảo Lâm ngồi thẳng lưng nói:
- Đối với ông thì thế, nhưng với tôi thì không phải. Anh ấy đã tốt nghiệp đại học, đã thi hành nghĩa vụ quân sự, đã hai mươi bốn tuổi chứ đâu nhỏ nhoi gì.
Tạ Thắng bậm môi. Thì ra là như vậy. Đó là lý do tại sao Bảo Lâm xa lánh, cự tuyệt. Hai mươi bốn tuổi! Cái tuổi đó là một khoảng cách khá lớn. Ta thì bốn mươi hai. Ta có thể đương đầu với một cậu bé hai mươi bốn? Tạ Thắng yên lặng, đẩy cửa xe ra. Ông nói và tỏ ra lạnh lùng, bất cần:
- Vậy thì tạm biệt.
Bảo Lâm bước xuống xe, quay lại nhìn Tạ Thắng như định nói gì, nhưng đã thấy Tạ Thắng đóng sầm cửa lại, và ra lịnh cho bác tài:
- Đưa về văn phòng.
Chiếc xe rồ máy chạy thẳng. Tạ Thắng liếc nhanh ra cửa xe. Bảo Lâm chưa vào lớp, đứng ngẩn ra ở cổng trường như đang suy nghĩ. Dáng gầy của nàng và mái tóc dài lộng trong gió. Trông Bảo Lâm giống như một đóa hoa gầy guộc.
Xe đã chạy một khoảng xa, không còn thấy Bảo Lâm nữa, Tạ Thắng liếm nhẹ môi, có một chút giận dữ bực tức trong lòng. Bảo Lâm không có thân hình bốc lửa như La La, không có cái chín mùi của Lynh, thiếu cái nũng nịu của Vân Nga, thân hình gầy gầy như con mèo ốm, có gì đặc biệt chứ? Sao ta lại phải suy nghĩ? Dẹp bỏ, dẹp bỏ.
Tạ Thắng chợt vỗ mạnh lên băng trước, ra lệnh cho bác tài:
- Đừng đến văn phòng, hãy đưa đến "Vườn Sen".
Chiếc xe thắng gấp rồi quay đầu quẹo sang hướng khác. Tạ Thắng vẫn chưa thấy hết giận. Bảo Lâm chỉ là một cô giáo, có gì quan trọng đâu? Tại sao cao ngạo thế? Thắng cảm thấy như mình vừa chạm phải gai nhọn, một đóa hoa hồng đầy gai nhọn. Ông chợt nhớ tới lời của Trúc Vỹ ban sáng.
- Mấy cô giáo khác đã dùng "trí thức" để dạy con, còn cô Lâm? Cô ấy sử dụng tấm lòng để dạy con!
Tạ Thắng chợt thấy bàng hoàng. Có đúng như Trúc Vỹ nhận xét không? Có thể, có thể lắm. Lời của con gái làm ông thay đổi ý định.
Ông lại vỗ nhẹ lên băng trước lần nữa, nói với bác tài:
- Thôi, hãy quay lại văn phòng đi.
Chiếc xe một lần nữa quay đầu đổi hướng.
Ngô Từ Sâm mới tậu được một chiếc xe mới. Đó không phải là loại xe hai bánh mà là bốn bánh, hiệu Toyota Corola. Chiếc xe được mua bởi tiền mẹ và các chị cho. Đúng ra lúc đầu như lời ông anh rể nói:
- Dù gì thì cũng mua xe, không mua thì thôi mà mua thì nên chọn loại tốt một chút như Mustang chẳng hạn.
Nhưng Từ Sâm thật thà bảo:
- Lấy tiền của quí vị mua xe là một điều áy náy. Với em, có xe chạy được là tốt rồi. Riêng phần tiền đó coi như tôi mượn, bao giờ bán được bản quyền thiết kế đồ án, tôi sẽ hoàn trả lại, mong quí vị đừng tính tiền lãi là được rồi.
Như vậy Từ Sâm đã mua chiếc Corola thay vì Mustang. Dù sao Từ Sâm cũng còn nghèo, có chiếc xe hơi đã là điều quí! Chị Thúy Bình nói:
- Thôi đủ rồi, đủ rồi! Đã xuất tiền mua xe cho cậu, ai lại còn ý định đòi lại chứ? Eo ôi! Lại còn tính lãi xuất nữa! Vả lại, cậu cũng đừng nghĩ chúng tôi bỏ tiền ra mua xe bốn bánh cho cậu là cưng cậu đâu. Chẳng qua vì chúng tôi không yên khi thấy mẹ cứ thấp thỏm, cứ niệm Phật mỗi lần thấy cậu kéo chiếc xe gắn máy cà tàng ra chạy thục mạng giữa rừng xe thành phố. Ngày nào cậu về trễ một chút là cổ mẹ dài ra. Cũng may là chiếc xe mô-tô của cậu bị lấy cắp, chúng tôi mới có dịp mua xe hơi cho cậu. Cậu có bổn phận nối dõi tông đường cho nhà họ Ngô. Cậu là cục vàng sống. Nếu cậu là người hiếu thảo thì cậu chịu khó lái xe kỹ một chút, chạy chậm một chút, cho bà mẹ tôi yên tâm là được rồi.
Từ Sâm lè lưỡi với bà chị cả:
- Như điều chị nói thì chiếc xe này không phải là mua cho em mà là mua cho mẹ? Vậy thì em khỏi phải hoàn tiền lại, cũng không cần cảm ơn nữa phải không? Sớm biết thế này, em đã mua ngay chiếc Mustang có phải hách hơn không!
Thúy Du chen vào:
- Cậu muốn Mustang à? Tôi thấy cậu thích Mercedes hơn chứ.
Từ Sâm nhún vai:
- Không, không. Tôi không thích đâu. Loại xe đó dành cho quan chức cao cấp, cho mấy ông già ham tỏ ra bệ vệ, cần có tài xế đón đưa. Tôi mà ngồi trong chiếc Mercedes không chừng người ta lại tưởng tôi là tài xế còn khổ hơn, đâu còn "làm ăn" gì được.
Cô gái út đứng cạnh nãy giờ góp ý:
- Thật đấy, nhìn mặt anh là thấy giống như bác tài thôi.
Từ Sâm trợn mắt:
- Đừng có nói xấu tao nhé.
Thúy Bình thay đổi đề tài, cô nghiêm chỉnh nói:
- Thôi đừng có cà rỡn nữa. Xe đã kéo về rồi, mà mi có bằng lái chưa chứ?
Từ Sâm móc ví ra:
- Sao lại chưa? Bộ chị quên rồi sao? Năm học thứ ba ở đại học, em thi lấy bằng lái. Bấy giờ cha đã cương quyết không cho mua xe làm em bực mình vô cùng.
Thúy Du nói:
- Cha không cho mua là đúng. Cha sợ cậu học đòi thói công tử bột. Ai đời mới là sinh viên mà bày đặt có xe hơi riêng.
Thùy Tâm nguýt Từ Sâm một cái, nói với Thúy Du:
- Hứ! Vậy chứ bây giờ chị nhìn anh Sâm xem, không phải công tử bột thì là gì chứ? Mặt còn 乃úng ra sữa kìa.
Từ Sâm bước tới kéo lấy tóc mai của Thùy Tâm.
- Ối trời! Mi ganh à? Được, bao giờ tao kiếm đủ tiền sẽ mua cho mi một chiếc xe khác!
- Cám ơn, xe của anh đi không còn chưa đủ tiền, phải nhờ đến hai bà chị tôi còn nói, như anh tết mới có.
Từ Sâm nói tỉnh bơ:
- Thì tới phiên em phải nhờ anh chứ!
Thúy Bình và Thúy Du không làm sao nhịn cười. Hôm nay là ngày chúa nhật, cả hai cô gái nhà họ Ngô đều có mặt ở nhà. Lê Vinh thì sẵn dịp mang xe đến cho Từ Sâm.
Tự ái làm Từ Sâm xấu hổ, nhưng rồi cái không khí vui tươi cũng đẩy cái xấu hổ đó đi thật xa.
Có xe, ngay sáng sớm, Từ Sâm đã nhảy lên lái vòng vòng qua các khu phố gần đấy hơn hai mươi vòng. Bây giờ, sau bữa cơm trưa, Từ Sâm lại thấy ngứa ngáy, chàng chỉ muốn nhảy phóc vào xe chạy một lèo nữa. Đến tìm Bảo Lâm vậy, cùng cô ấy đi hóng mát. Nhưng rồi Từ Sâm lại thấy ngại. Chàng sợ thái độ "lạnh lùng kẻ cả" của Bảo Lâm. Bảo Lâm cũng không vui trước món quà hậu hĩ của bà chị cho Từ Sâm. Nghĩ tới Bảo Lâm, chợt Từ Sâm cảm thấy như lâu lắm rồi mình không hề gặp người con gái đó. Không có xe gắn máy, mọi chuyện trở nên khó khăn. Bảo Lâm, một cô gái khó hiểu. Với cái bề ngoài yếu đuối, dễ khiến người đối diện xúc động, Bảo Lâm lại có một bản tính cứng rắn, cao ngạo, làm cho người ta lại thấy nhỏ bé trở lại khi đối diện với cô.
Đang lúc do dự, Từ Sâm nghe có tiếng chuông cửa reo, rồi chị giúp việc bước vào nói:
- Cậu ba ơi! Cái cô bới tóc cao hôm nào đến tìm cậu nữa kìa.
Duy Trâm! Chợt nhiên Từ Sâm thấy mình như vớ được vàng. Nếu mà muốn có một cô gái đẹp ngồi cạnh trên xe để hóng mát thì không ai thích hợp hơn Duy Trâm. Thế là Từ Sâm quyết định sẽ lái xe đưa Trâm ra ngoại ô hóng gió.
Hôm nay Duy Trâm trang điểm thật đậm, với chiếc áo hở vai màu đỏ để lộ chiếc cổ và bờ vai trắng lộ cả con rãnh nhỏ trước иgự¢, trông thật hấp dẫn vô cùng. Duy Trâm lại mặc váy mỏng cùng màu, một trang phục khêu gợi! Cả người Duy Trâm là một thanh nam châm nóng bỏng.
Duy Trâm vừa ngồi vào xe là nói:
- Ồ tuyệt quá!
Nàng hướng mắt ra cửa xe, gió thổi tung những sợi tóc ngắn làm khuôn mặt của nàng trở nên man dại kiểu cô đào Brigitte Bardot.
- Từ Sâm, anh oai quá. Tôi không ngờ anh lại biết lái xe, mà lại lái giỏi thế này. Sao không đi Nam San chơi?
Từ Sâm ngẩn ra:
- Nam San ở đâu?
- Nam San là bãi tắm mới được mở. Ít người biết đến lắm, vừa sạch vừa vắng. Ta đến đấy bơi đi? Hy vọng chuyến đi sẽ làm anh vui lòng.
Từ Sâm hỏi:
- Nhưng đi ngả nào? Lúc còn sinh viên, hình như tôi có đến qua đấy một lần bằng tàu hỏa chứ không đi bằng đường bộ.
Duy Trâm chỉ:
- Anh đi ra xa lộ, xong quẹo qua là đến. Đi đường này nhanh nhất.
Từ Sâm do dự nói:
- Nhưng bây giờ đã hai giờ rồi. Đi mấy tiếng mới đến đấy? Tối có trở về kịp không? Vả lại, chúng ta nào có mang theo áo tắm đâu?
Duy Trâm nói như kêu lên:
- Ối trời! Anh thật khéo lo. Áo tắm thì đến đấy mua thiếu gì?
Duy Trâm nhích người tới sát Từ Sâm hơn, hơi thở của Trâm gần như phà vào mặt Từ Sâm.
- Anh chưa rời ✓ú mẹ được ư? Ba mẹ dặn mỗi tối phải về nhà trình diện à? Bằng không bị đét đít, no đòn ư?
Từ Sâm ngồi thẳng lưng. Chàng cảm thấy tự ái đầy mình, nhủ thầm:
- Ta đã ra trường, đã đi làm. Đường đường một đấng trượng phu thế này, độc lập thế này, sao lại còn ràng buộc với cha mẹ? Khi dễ ư?
Từ Sâm nhấn ga cho xe tăng tốc, quẹo qua con lộ mới mở, hướng thẳng về phía xa lộ.
- Được rồi, ta đến Nam San.
Duy Trâm cười rạng rỡ:
- Thế chứ, thế mới tuyệt. Mỗi lần trời nóng là tôi nghĩ ngay đến chuyện tới bờ biển bơi một lèo cho nó sướng.
Duy Trâm đặt tay lên vai Từ Sâm:
- Anh hết sẩy. Anh biết không, anh đẹp trai vô cùng, mũi thẳng nè, cằm bạnh nè, rất đàn ông, giống Alain Delon. Anh có biết không? Ngay từ năm mười bốn tuổi, tôi đã yêu Alain Delon.
Từ Sâm cảm thấy người như phiêu diêu. Lúc nào cũng vậy, ở gần bên Duy Trâm, Từ Sâm cũng cảm thấy như đang ở trên mây. Đặc biệt lúc này lại được ngồi sát bên nàng, nghe tiếng nói êm như ru của nàng, Từ Sâm càng bay bổng.
Từ Sâm cười nói:
- Vậy mà bà chị thứ hai lại chê tôi xấu. Chị ấy bảo là tôi có cái miệng xấu nhất, rộng toang hoác.
Duy Trâm nói như giải thích:
- Đàn ông miệng rộng mới sang chứ! Đâu phải đàn bà đâu mà phải miệng nhỏ. Anh xem ảnh mấy tài tử đóng phim xem, có người nào miệng nhỏ đâu. Tôi hả? Tôi thì chỉ thích loại đàn ông miệng rộng thôi. Miệng rộng mới hấp dẫn.
Từ Sâm ngẩn ra, chưa ai nói cho chàng biết chuyện đó. Chàng quay sang nhìn Duy Trâm. Đôi mắt cô ta như hai vì sao lấp lánh đang chăm chú nhìn chàng. Ánh mắt đó làm cho Từ Sâm thấy bối rối.
Chiếc xe bắt đầu leo lên dốc núi. Do chưa có kinh nghiệm lái nên Từ Sâm không dám nghĩ vẩn vơ nữa. Chàng tập trung đầu óc quan sát con đường phía trước mặt. Duy Trâm ngồi cạnh tựa lưng vào ghế, mắt nhìn thẳng ra phía trước, và bắt đầu hát nho nhỏ. Từ Sâm vừa lái xe vừa nghe hát, quên cả thời gian, không gian, quên hết mọi thứ. Chỉ có tiếng hát và mùi nước hoa là hiện thực, còn tất cả là mơ, là mộng.
Xe đã bắt đầu thả dốc xuống bãi biển. Trước mắt là biển khơi vô tận. Nước biển như một tấm thảm xanh trải dài vô tận. Ở tận tít chân trời, nhấp nhô những con tàu trắng. Nắng lấp lánh trên sóng nước. Sóng biển rì rầm trên đá, bọt nước bắn lên như những vụn tuyết. Đàn hải âu từ trên không từng đàn bổ nhào xuống nước bắt cá. Gió biển mát rượi từ ngoài khơi thổi lại dễ chịu vô cùng. Từ Sâm cho xe chạy sát mé nước. Duy Trâm đã ngừng hát, nàng ngồi duỗi chân, nói như reo lên:
- Ồ! Biển! Biển tuyệt quá! Biển dễ thương vô cùng, nhất là những bãi cát trắng. Biển rì rào, biển đang hát.
Giọng nói của Duy Trâm thật ngây ngô, thật trẻ thơ làm Từ Sâm bất giác quay lại nhìn.
Cuối cùng họ cũng đến được Nam San. Bấy giờ đã năm giờ chiều, nắng trên bãi biển vẫn còn nóng. Họ mua áo tắm, mua khăn rồi đi xuống biển. Từ Sâm phải ngẩn ngơ khi nhìn thân hình Duy Trâm. Trong chiếc áo tắm hai mảnh màu đen, với thân hình Vệ Nữ bốc lửa, Duy Trâm thật lôi cuốn, thật hấp dẫn. Nàng lúc này như một trái táo chín mọng.
- Xuống tắm đi chứ, ông làm gì ngẩn ngơ vậy?
Duy Trâm vừa nói vừa kéo tay Từ Sâm chạy bay xuống biển:
- Bộ xưa tới giờ, ông chưa hề thấy đàn bà mặc áo tắm ư?
Từ Sâm như chợt tỉnh, thấy mình rõ cù lần. Nhìn Duy Trâm, chàng hiểu ngay. Cô nàng đang thích thú với cái tần ngần do dự của chàng. Họ kéo nhau xuống nước, một cơn sóng to đang ập vào, kéo họ lên cao rồi đẩy xuống. Mình hai người đã sũng nước, không hẳn thế mà cả mặt và tóc cũng đều ướt. Hai người nhìn nhau cười. Sóng lại đổ ập vào. Sóng xô ngã Duy Trâm, đẩy nàng vào lòng Từ Sâm. Tấm thân khêu gợi của nàng tì sát vào иgự¢ Từ Sâm làm chàng thấy như có luồng nước nóng chảy khắp thân. Từ Sâm vội buông Duy Trâm ra và giống như chú cá nược, chỉ trườn tới một cái, chàng đã vượt một khoảng xa.
Từ Sâm bắt đầu bơi, từ bơi ngửa, bơi ếch, đến bơi tự do. Làn da rám nắng của chàng bắt đầuư?ng đỏ dưới nắng chiều. Có tiếng Duy Trâm kêu phía sau:
- Sao anh lại bỏ rơi tôi một mình vậy?
Từ Sâm quay lại bên Duy Trâm:
- Sao cô không bơi?
- Em không biết bơi, em đến đây chỉ để giỡn nước thôi.
- Ồ! Cô không biết bơi thật à?
Duy Trâm nói một cách nũng nịu:
- Vâng! Anh dạy em bơi được chứ? Con trai mà chả biết nịnh đầm chút nào.
Lời của Duy Trâm khiến Từ Sâm thấy mình đàn ông hơn. Chàng bắt đầu dạy Duy Trâm bơi, một cuộc dạy bơi thế nào ấy. Tấm thân mềm mại của Duy Trâm trong tay Từ Sâm làm tim chàng cứ đập mạnh. Chàng cảm thấy dễ chịu, ngây ngất trước cái diễm phúc mình đang có trong tay. Rồi mặt trời cũng từ từ lặn, ráng chiều làm mặt bể như ửng đỏ. Nhân viên cấp cứu đã thổi còi, yêu cầu mọi người lên bờ.
Từ Sâm ngạc nhiên:
- Sao thế? Họ không cho bơi nữa à?
Duy Trâm bước lên bờ, kéo theo Từ Sâm:
- Vâng, vì trời tối rồi. Anh không thấy là biển tối đen rồi ư?
Từ Sâm như sực nhớ ra:
- ૮ɦếƭ rồi! Ta phải thay đồ nhanh, còn phải trở về thành phố nữa.
- Sao vậy?
Duy Trâm vòng tay qua ôm lấy người Từ Sâm, bộ иgự¢ nàng kề sát người Từ Sâm, hình như nó đang phập phồng, phập phồng.
- Tối nay ta không về thành phố được đâu.
Từ Sâm vẫn không hiểu:
- Sao lại không về được?
- Anh không biết à? Con đường này rất nguy hiểm, đường thì quanh co, dốc lên dốc xuống, lại không có đèn đường. Ban đêm, xe hàng lợi dụng đường vắng phóng xe chạy ẩu. Lúc trưa chạy qua, anh không thấy nó gồ ghề khúc khuỷu sao? Đó là chưa nói anh mới học lái xe, chưa quen. Em sợ lắm. Em không dám để anh đưa về thành phố trong đêm tối thế này đâu.
Từ Sâm có vẻ bối rối:
- Không về rồi làm sao? Ngày mai tôi còn phải đi làm. Vả lại, ở nhà ba mẹ sẽ hoảng lên, tưởng là ngay trong ngày đầu lái xe tôi đã gặp tai nạn. Tại cô không biết, mẹ tôi ᴆụng tí là bà ấy sẽ đi báo cảnh sát ngay. Rồi suốt đêm nay, bà ấy sẽ không chợp mắt vì lo lắng.
- Có gì khó đâu, anh gọi dây nói về nhà cũng được vậy. Anh báo cho gia đình biết là anh đang ở bãi biển Nam San, không về nhà kịp, nói ở nhà xin phép sở cho anh nghỉ một hôm. Có đơn giản như vậy mà cũng không biết, khổ quá, ông công tử bột, lần đầu tiên xa ✓ú mẹ ơi!