Tống Chánh Khanh trở về Tiếu gia trang.
Gã mang lễ vật tặng cho sư phụ, sư nương, Tiếu Chi, Phương Cảnh Thu và Chu Tường. Trong trang viên không ai là không tán dương vị thiếu niên công tử thật anh tuấn, sống có tình có nghĩa. Tiếu Trường Đình đặc biệt vô cùng cao hứng. Từ lúc từ Thái Bình phố trở về, Tống Chánh Khanh đã trở thành một người khác hẳn. Gã không hề xao nhãng luyện tập võ công, luôn tập trung ý chí để có thể vượt mọi gian khổ, đối với Tiếu Chi và những người khác thì vô cùng trân trọng, ăn nói có chừng có mực.
Sau khi luyện công xong thì gã ở suốt trong phòng ra sức học kinh thư, tuyệt không ra cửa. Thật đúng là “Sĩ biệt tam nhật, đương quát mục tương đãi”.
Tống Chánh Khanh đang giả vờ để che mắt sư phụ. Gã đang ngấm ngầm chuẩn bị cho việc trộm bức họa. Vào ngày này, sau khi luyện công xong, gã trở về phòng, cẩn thận đóng cửa lại, lấy từ đáy rương ra một bức họa rồi trải ra bàn. Gã đã ước hẹn với Hoàng Chí Viễn sẽ mang bức họa đến Di Xuân lâu. Thật lòng mà nói, gã chẳng muốn phản bội mà làm cái chuyện khi sư diệt tổ, nhưng hiện đã ở bước đường cùng, bí quá hóa liều nên đành phải sử đến hạ sách này. Để lừa dối và qua mặt sư phụ, gã quyết định làm một bức họa giả để đánh tráo với bức họa thật.
Gã cắn lấy đầu 乃út, suy nghĩ trong chốc lát, cẩn thận nhớ lại hình sơn thủy trên bức họa bằng lụa, sau đó nhớ đến những Phạn văn ở hai bên tả hữu bức họa. Gã thông minh nhạy bén, nhớ rất dai, lại thêm có thiên phú về hội họa, về điểm này thì không một ai trong Tiếu gia trang biết được. Vào đêm hôm đó, gã lén nhìn qua bức họa ở hậu các lâu nên có thể phác thảo lại. Hiện tại gã đang nhớ lại những Phạn văn trên bức họa.
Gã rất nhẫn nại, hết ngồi lên rồi ngồi xuống để bổ sung thêm mấy chữ Phạn văn. Cuối cùng thì bức họa cũng ngụy tạo thành công, gã cẩn thận treo bức họa lên, nhìn tới nhìn lui thì thấy khác với bức họa thật xa lắm, nhưng nhất thời vẫn có thể lừa gạt được.
“Hoàng Chí Viễn đòi bức họa này để làm gì? Có thật bức họa có giá trị hơn một ngàn lượng bạc? Tối hôm đó dường như bọn chúng đã hùa với nhau để buộc ta trộm bức họa...” Tống Chánh Khanh lại nghĩ đến những sự tình phát sinh tại Di Xuân lâu. Gã lo lắng về cái bẫy mà “Bùi cữu” dựng nên, nhưng mà hiện bọn họ đang nắm đằng chuôi thì mình cũng đành chịu. Gã thở dài một hơi, tháo bức họa xuống, rồi cẩn thận giấu vào trong rương.
“Cốc! Cốc! Cốc!” Tiếng gõ cửa đột ngột vang lên.
Tống Chánh Khanh vội vàng vụt rương xuống gầm giường, xề đến cạnh bàn mở sách ra, rồi hỏi :
- Ai vậy?
- Tống ca ca, là muội
“Tiếu Chi?” Tống Chánh Khanh hấp tấp chạy mở cửa phòng.
Tiếu Chi mặt lộ vẻ tươi cười, duyên dáng đứng trước cửa, hai tay cầm một phong thư màu vàng.
- Sư muội, mời vào phòng ngồi.
Tống Chánh Khanh nói chuyện với Tiếu Chi hết sức hòa nhã. Tiếu Chi bước vào phòng, đi đến cạnh bàn. Cô bước đi thật uyển chuyển, vóc người thon thả, yêu kiều, vẻ xinh đẹp thật dễ động lòng người. Tống Chánh Khanh cảm thấy lòng mình rung động.
Tiếu Chi nhìn thấy 乃út pháp của Tống Chánh Khanh thì bất giác khen lên :
- Sư ca! Hảo thư pháp!
Lôi Chấn Hoàn không những võ công giỏi mà còn là bậc thầy về thư pháp. Tiếu Chi từ nhỏ đã cùng ông tập luyện viết chữ nên đối với thư pháp cũng biết một chút út. Nhìn thư pháp của Tống Chánh Khanh mà lòng cô vô cùng ngưỡng mộ.
- Sư muội quá khen. Huynh chỉ mới luyện sơ qua Nhan thể nên còn kém lắm. Á, hôm nay sư muội đến đây có việc gì không? - Tống Chánh Khanh nhìn cô dè dặt hỏi.
Tiếu Chi tâm địa thiện lương, thuần khiết. Từ lúc bị Tiếu Trường Đình qưở trách tại hậu sơn, cô rất ít quan tâm đến Tống Chánh Khanh. Nhiều lúc cô cảm thấy xấu hổ nên một mình đứng bên vách núi. Nhưng khi thấy vẻ thống khổ và buồn rười rượi của Tống Chánh Khanh thì lòng lại cảm thấy vô cùng bất an.
Con người nào phải là cây cỏ nên sao có thể vô tình cho được? Cô thấy sư phụ Tiếu Trường Đình cái gì cũng tốt nhưng hình như không thấu hiểu được tình cảm. Sư mẫu Trương Ngọc Mai đối xử với người tốt như vậy mà người vẫn để cho bà phải phòng không chiếc bóng suốt hai mươi mốt năm trường. Cô đã từng hỏi Tiếu Trường Đình về vấn đề này, kết quả hứng lấy một tràng qưở trách, từ đó cô không dám đề cập đến vấn đề đó nữa. Sau khi Tống Chánh Khanh từ Thái Bình phố trở về thì trở nên rất ư là phép tắc. Hôm nay Tiếu Trường Đình sai cô mang thư đến cho gã, trong thư nói rằng Tống Chánh Khanh đã có chuyển biến rất tốt, tự nhiên Tiếu Chi lòng cảm thấy thật là cao hứng.
Cô đưa thư cho Tống Chánh Khanh :
- Phụ thân nói nếu huynh chuyên tâm luyện tập thì sẽ có nhiều lợi ích cho huynh lắm đó.
Tống Chánh Khanh cúi đầu xuống nhìn, trên mặt phong thư màu vàng viết: “Nội khí công pháp”. Gã bất giác nhíu mày, trong luyện võ thì gã sợ nhất là luyện nội công, suốt ngày cứ phải thổ khí, nạp khí, vận khí, rồi phải bài trừ tạp niệm, gã làm sao có thể ngồi yên cho được. Cái gã thích chính là tuyệt chiêu, quái chiêu, nhưng mà trước mặt Tiếu Chi thì không dám bộc lộ sự tình, gã kính cẩn đón lấy phong thư, nói :
- Đa tạ sư phụ, huynh nhất định chuyên tâm luyện tập.
Tống Chánh Khanh treo quyển sách mới lên trên tường, trên đó có viết tám chữ lớn: “Đại trí nhược ngu, đại dũng nhược khi*p”. Tiếu Chi thầm tán thưởng, cảm thấy nét chữ đúng là của danh gia, nét 乃út cứng cáp rất có lực, 乃út phong sắc nhọn. Tuy nhiên, nhìn kỹ thì bắt chước cũng chưa giống lắm, 乃út phong chẳng thu liễm mà lộ ra rất nhiều, chỉ được cái bề nổi mà thôi. Cô nghĩ cái này chắc có lẽ là do nội công chưa được thâm sâu, chả trách phụ thân lại đưa “Nội khí công pháp” cho Tống Chánh Khanh tu luyện. Tiếu Chi không thể không bội phục nhãn lực của Tiếu Trường Đình. Nhưng mà Tống Chánh Khanh có thể mô phỏng thư pháp của danh gia như vậy thật đâu phải dễ.
Tống Chánh Khanh ngắm nhìn Tiếu Chi đang hân thưởng thư pháp của mình, lòng bỗng dâng lên một luồng hơi nóng. Dáng vóc cô thật là đẹp, cái cổ cao và thật trắng, иgự¢ thật đầy đặn, môi ươn ướt đỏ, mắt sáng, thật khiến người ta phải động lòng.
Tiếu Chi xoay người lại thì thấy mặt Tống Chánh Khanh đỏ bừng, cặp mắt ngây dại thì lòng hơi rung động. Cô cảm thấy có một luồng nhiệt khí vô hình từ gã truyền tới. mặt cô đỏ lên, cúi đầu xuống nói :
- Huynh cố luyện công nha, mụi đi à.
Không một tiếng hồi đáp, cô vội bước nhanh ra cửa phòng.
Tống Chánh Khanh nhìn chằm chằm vào bóng dáng của Tiếu Chi, nghiến răng nói :
- Huynh nhất định lấy muội làm vợ!
* * * * *
Hạn kỳ một tháng nhanh chóng đến, Tống Chánh Khanh đang tìm cơ hội. Lòng gã không ngừng lo lắng, tự nhủ rằng: “Ta phải bình tĩnh, không được phép sai sót”.
Cơ hội cuối cùng cũng đã đến. Chu Tường dẫn Phương Cảnh Thu đến “Tam Tương võ quán” cũ ở Trường Sa phủ. Tiếu Trường Đình thì đang ở phòng ngoài tiếp đón đại diện của Cửu quán, Thập tam bang nhằm để đối phó Thanh Ưng bang Tống Phúc. Tiếu Chi học thêu thùa tại phòng của Trương Ngọc Mai. Giờ này không hạ thủ thì còn chờ đến khi nào nữa? Xuất kỳ bắc ý mà thực hiện vào ban ngày biết đâu sẽ dễ dàng đắc thủ. Tống Chánh Khanh quyết định lập tức hành động.
Tống Chánh Khanh nhẹ nhàng mang cái bao có chứa bức họa giả làm bằng tơ lụa ra khỏi cửa phòng. Gã băng qua phòng khách, chạy trên con đường nhỏ được lát bằng đá, đi thẳng về hậu các lâu.
Bên hành lang hậu các lâu, Bát Quái Tác được bố trí ẩn ở trong bãi cỏ, ban ngày thì cơ quan thường được đóng lại vì thường thì bọn đạo tặc vào giữa thanh thiên bạch nhật chẳng hề dám mò đến hậu các lâu. Ban đêm dù cho có vượt qua được Bát Quái Tác thì vẫn còn cơ quan được giấu tại bậc thềm bốn góc hành lang. Tiểu đạo đi thẳng vào cổng chính của hậu các lâu thì chẳng hề bố trí cơ quan bởi vì bọn đạo tặc chẳng thể nào dám nghênh ngang đi theo cổng chính vào ban đêm. Tiếu Trường Đình bố trí như vậy rất có đạo lý, tự mình có thể ra vào dễ dàng mà không cần mở đóng cơ quan, rất ư là phiền toái, với lại nếu có phát hiện được bọn đạo tặc thì cũng có thể tróc nã thẳng. Nhưng mà chàng chỉ nghĩ đến bọn đạo tặc bên ngoài mà chẳng hề nghĩ rằng đã tạo phương tiện tác án cho “gia tặc”.
Tống Chánh Khanh lần thứ nhất đột nhập vào hậu các lâu lúc ban đêm thì cứ theo lối từ tiểu đạo đi vào. Hôm nay, ban ngày ban mặt, gã lại càng trắng trợn hơn, giả bộ đi loanh quanh, rồi nghênh ngang tiến vào hậu các lâu.
Tống Chánh Khanh chuồn lên lâu phòng, mở tủ, kéo ra một chiếc rương, bức họa chính là nằm trong chiếc rương này. Gã lấy một sợi dây thép từ trong túi ra nhẹ nhàng mở cái ổ khóa bằng đồng rồi đẩy lên, ổ khóa kêu “ren rét” rồi bật ra. Công phu này gã đã có từ lúc còn ở Tam Nguyên trang, chủ yếu lúc đó là học để cho vui, đâu ngờ rằng tại Tiếu gia trang lại có việc dùng đến nó. Gã mở rương ra, tay thò vào bên trong, nhưng thật bất ngờ là trong rương chẳng có một vật chi cả!
“Sư phụ giấu bức họa ở đâu?” Tống Chánh Khanh nghĩ nát óc: “Sư phụ sẽ không mang bức họa bên người vì rất phiền phức và dễ bị người phát giác. Cũng không có khả năng là sư phụ giao cho sư nương vì không tin tưởng, hiện tại cũng không ăn ở với bà. Tiếu Chi? Không... cũng không phải. Hôm đó, tại sườn núi Tiếu Chi đòi vào hậu các lâu để xem thì sư phụ chẳng đáp ứng. Phương Cảnh Thu tuy rằng sư phụ tin tưởng hắn, nhưng xem ra gã lại quá thẳng thắn và cục mịch nên cũng không có khả năng là giao cho gã. Chu Tường...”
Tống Chánh Khanh đột nhiên chấn động, sau cái đêm phát hiện đạo tặc đó, ngày hôm sau Chu Tường đã mang theo mộc tượng tiến về hậu các lâu... bức họa nhất định được giấu trong vách gỗ.
Tống Chánh Khanh nhẹ nhàng khẽ vào vách gỗ, vừa gõ vừa lặng lẽ van vái :
- Bồ tát đại từ đại bi phù hộ Tống mỗ vượt qua được cửa ải khó khăn này...
Vách gỗ vang lên “Két... két” Tống Chánh Khanh vui mừng, lấy một thanh chủy thủ từ trong иgự¢ ra chọc vào vách gỗ rồi nhẹ nhàng mở lên, một cái cửa bằng đá nhỏ lộ ra. Tống Chánh Khanh chui vào, tay chạm vào một cái bao nhỏ. Mắt gã sáng lên, toàn thân run rẩy. Tống Chánh Khanh mở cái bao ra rồi nhìn vào, quả nhiên chính là bức họa bằng lụa.
Hai mắt gã sáng bừng lên, kêu lên một tiếng, lập tức lấy bức họa giả từ trong иgự¢ ra bỏ vào bọc, sau đó gói lại.
Sau nửa thời thần, Tống Chánh Khanh ly khai hậu các lâu, lòng chỉ muốn nhảy cẳng lên, nhưng sợ gặp phải sư phụ.
* * * * *
Tuy nhiên, Tống Chánh Khanh chỉ lo lắng thừa. Vào lúc này đây, Tiếu Trường Đình đang phải tiếp đãi các đại biểu của Cửu quán Thập tam bang là Tổng phiêu sư của Kim Long tiêu cục Trương Thiên Kiếm, Bang chủ Thanh Trúc bang Sa Long, Vu Sơn đường chủ Lý Thần Long của Võ Đang tại tiền sảnh :
- Tiếu Trường Đình mỗ chỉ là mãng phu, chỉ có hư danh trên chốn giang hồ, làm sao có thể đứng đầu liên minh “Quán Bang” của Cửu quán Thập tam bang? Huồng hồ năm đó tại hạ đã có hứa với Tống Phúc của Thanh Ưng bang là nước sông không phạm nước giếng, kính mong các vị anh hùng thứ lỗi.
Trương Thiên Kiếm và Sa Long đưa mắt nhìn nhau, mặt lộ rõ vẻ thất vọng. Lần này Cửu quán Thập tam bang đến đây thỉnh Tiếu Trường Đình phục xuất sơn lâm là chủ ý của hai người bọn họ. Kể từ lúc Tống Phúc đào thoát tại Thạch Tuyền động, quần hùng đều cho rằng Tống Phúc bị hao tổn nguyên khí, không thể nào trở lại giang hồ trong một thời gian ngắn, nhưng nào ngờ đâu Tống Phúc chạy đến vùng duyên hải, tìm sư thúc của hắn là “Hắc Phong Ma” Triệu Chấn Vũ. Triệu Chấn Vũ nguyên là một tên độc cước đại đạo trên chốn giang hồ, do ςướק mười vạn bạc vận chuyển bằng đường thủy mà bị quan phủ tróc nã và áp giải đến Cửu Giang để xử trảm. Trước giờ hành quyết, Triệu Chấn Vũ đã dùng một số tiền lớn mua chuộc tên quan trông coi việc hành quyết tìm người thế thân rồi bỏ trốn đến vùng duyên hải ở Phúc Kiến. Hắn ỷ mình có một thân công phu nên câu kết với những kẻ liều mạng chạy đến ven bờ duyên hải, tập hợp khắp vùng ma nhai. Sau khi Tống Phúc đến, lão đã đổi tên bọn thổ phỉ ở ma nhai thành “Thanh Ưng” môn phái, rồi cùng Tống Phúc trở về Tam Tương. Những năm gần đây, “Thanh Ưng bang” luôn quấy nhiễu tứ quán, ngũ bang, võ lâm lập tức chìm trong biển máu. “Thần Kiếm Thủ” Lý Thần Long hay tin bèn một mình một kiếm ước hẹn Triệu Chấn Vũ nhưng đã thất bại dưới “Thất Huyệt Truy Hồn đinh” và “Nhạn Linh đao” vốn vô cùng sắc bén, chém sắt như bùn của Triệu Thiên Vũ.
“Thất Huyệt Truy Hồn đinh” vô cùng kịch độc, gây ra kiến huyết phong hầu, thập phần lợi hại, chỉ có Bát Quái kim đao và Hưởng Kim tiêu của Tiếu Trường Đình mới có thể đối địch. Quần hùng ở Tam Tương bèn khẩn cấp tụ họp để thương lượng đối sách. Trương Thiên Kiếm cà Sa Long đề xuất dùng võ lâm hồng thi*p để thỉnh Tiếu Trường Đình xuất sơn. Nhân tiện cũng mời Lý Thần Long cùng đến Tiếu gia trang.
Sa Long đẩy bàn trà ra, đứng lên nói :
- Lẽ nào Tiếu trang chủ quên đi sát phụ chi cừu? Hơn nữa, lần này nhờ người xuất sơn là để đối phó với Hắc Phong Ma Triệu Thiên Vũ, còn Tống Phúc là do bọn tôi đối phó, như vậy đâu có gì là trái với lời hứa ở Thạch Tuyền động.
Tiếu Trường Đình thở dài nói :
- Con người đấu tranh cho dù cỡ nào đi nữa thì cuối cùng cũng nên làm hòa với nhau. Tiếu mỗ đã ẩn thối sơn trang, lòng vốn đã nguội lạnh, sớm đã tách mình ra khỏi giang hồ, còn trở lại để đối phó Hắc Phong Ma để làm gì nữa?
Lý Thần Long nghe vậy bèn đột ngột đứng dậy, giận dữ nói :
- Bọn Thanh Ưng bang tặc tử thiêu sát quán bang, hoành hoành tại quê nhà, võ lâm gặp nạn, bách tính đồ thán, Tiếu quán chủ thân là võ lâm chi sĩ của Tam Tương sao lại nhắm mắt làm ngơ, chẳng chút động lòng? Nhớ lại những ngày Tiếu Cốc Hoa lão anh hùng còn tại thế, bảo tiêu hành đạo, thấy chuyện bất bình liền bạt đao tương trợ, khuông phò chính nghĩa, nghĩa bất dung từ, thật là con người hiệp nghĩa! Thật đáng tiếc, đáng tiếc, Tiếu lão anh hùng lại sớm khuất bóng!
Tiếu Trường Đình nghe Lý Thần Long nhắc đến phụ thân thì sắc mặt lộ vẻ đau thương, bên trong ẩn chứa một làn sát khí. Nhưng lúc này đây chàng chẳng biết hồi đáp với Lý Thần Long như thế nào cho phải.
Sa Long nói :
- Tiếu trang chủ, chẳng lẽ lời của Lý lão anh hùng chẳng có phân lượng nào ư?
- Sa bang chủ, Tiếu mỗ thật có lời mà chẳng biết nói sao...
Tiếu Trường Đình úp úp mở mở khiến Trương Thiên Kiếm không nhịn được nữa, lập tức đứng dậy nói :
- Tiếu trang chủ, tại hạ xin nói thẳng. Trên chốn giang hồ có lời đồn đãi rằng Tiếu trang chủ đã nhận được bảo họa của Thiên Địa hội tại Tam Phật đường ở Vũ Lăng, lúc đó liền trở về sơn trang để ẩn cư nhẳm chiếm lấy nó làm của riêng. Ta tuy không tin nhưng Tiếu trang chủ có thái độ và hành vi như vậy thật khiến người khả nghi.
Tiếu Trường Đình giật mình sửng sốt, nhưng ngay lập tức giữ vẻ bình tĩnh, lãnh đạm nói :
- Tiếu mỗ tự vấn mình không có làm điều gì hổ thẹn, ai nói sao thì nói.
Trương Thiên Kiếm chắp tay :
- Nếu đã như vậy, bọn tôi xin cáo từ tại đây. Nhưng chúng tôi cũng có lời muốn phụng cáo với Tiếu trang chủ rằng bọn Thanh Ưng bang tặc tử sau khi làm cỏ xong Cửu quán, Thập tam bang cũng chẳng để yên cho ngài đâu. Ngài cứ chờ đi, bọn chúng sẽ đến thăm trang viên của ngài. Cáo từ!
- Thỉnh tam vị anh hùng nán lại dùng bữa...
- Không cần đâu, ngài dùng một mình đi!
Sa Long vừa thở hổn hển vừa cùng Trương Thiên Kiếm và Lý Thần Long rời khỏi tiền sảnh.
- Lý lão anh hùng, thình dừng bước.
Tiếu Trường Đình chạy theo :
- Võ lâm hồng thi*p này...
Lý Thần Long quay đầu lại :
- Ngài giữ lại đi để còn nhớ đến phụ thân mình. Ta ở Vu Sơn đường lúc nào cũng mong chờ.
Tiếu Trường Đình đứng đờ người ra, trầm tư suy nghĩ miên man...
* * * * *
Thái Bình phố. Phía dưới hạ thất của Di Xuân lâu.
La Hán Trùng, Hồ Trạch nhìn vào bức họa bày ra trên bàn, nhưng nghĩ mãi không ra.
Bức họa vẽ núi nhưng chẳng phải núi, cây cũng chẳng phải cây, mà Phạn văn nữa chữ bẻ đôi cũng không biết, bọn chúng cảm thấy vô cùng bối rối, người như bị rơi vào ngũ lý vụ.
- Đây là bức họa quỷ quái gì vậy?
Hồ Trạch nhẹ giọng hỏi La Hán Trùng. Hắn tự biết về phương diện hội họa thì mình không sánh bằng La Hán Trùng, bằng không thì đã chẳng mang bức họa giao cho La Hán Trùng.
La Hán Trùng chẳng trả lời, các thớ thịt trên mặt giật giật, miệng mím chặt lại. Hắn đã dùng nhiều phương pháp để kiểm tra bức họa: ngâm nước, hơ lửa, bôi thuốc nước... nhưng vẫn chưa tìm ra manh mối. Hắn có cảm giác chắc chắn rằng bức họa có ẩn tàng một bí mật vô cùng to lớn, nhưng vấn đề là chìa khóa nằm ở đâu? Hắn mải mê suy nghĩ, đầu óc rối bời nhưng chẳng tìm được một chút manh mối nào cả.
Đột nhiên, những Phạn văn đập vào mắt hắn. Giải được những Phạn văn thì biết đâu sẽ tìm ra được chìa khóa để vén lên bí mật trong bức hoạ. Hắn quay qua Hồ Trạch nói :
- Ngày mai dẫn người lên núi, đến Từ Ân tự.
- Lên Từ Ân tự?