- 40 -
NHỮNG CẢM XÚC THEO BẢN NĂNG - NGUYÊN NHÂN TẠO RA CÁC VẤN ÐỀ CỦA CUỘC SỐNG
Sống cuộc sống hàng ngày theo bản năng, mục tiêu đầu tiên của chúng ta là phải làm sao để thoả mãn các nhu cầu cảm xúc của bản thân.
Khi cơ thể chúng ta thiếu hụt năng lượng, một số hoóc-môn tiết ra tràn vào não sẽ tạo cho chúng ta cảm giác xúc đói, thúc đẩy chúng ta phải đi tìm thức ăn. Khi chúng ta giận dữ, lượng andrenaline và một số hoóc-môn khác như testosterone tăng cao, bản năng sẽ kích hoạt chúng ta tỏ thái độ căng thẳng, tỏ ra các dấu hiệu thù hằn, sẽ lớn tiếng đe dọa, cảnh cáo đối phương hãy coi chừng.
Nếu chúng ta bị tác động bởi các cảm xúc xấu, bản năng sẽ chi phối chúng ta để tìm cách giải tỏa các cảm xúc xấu đó. Theo qui luật cân bằng cảm xúc, chúng ta sẽ phải tạo ra một cảm xúc xấu cho ai đó để lấy lại sự cân bằng. Giải pháp đầu tiên là chúng ta sẽ tìm cách trả thù kẻ đã gây cho ta cảm xúc xấu. Nếu không thể, chúng ta sẽ giải tỏa bằng cách đổ cái cảm xúc xấu đó cho những người khác hòng chia sẻ cảm xúc xấu của mình theo lý luận "giận cá thì chém thớt". Lý do của hành động này còn bắt nguồn từ việc nếu người xung quanh ta cũng phải chịu cảm xúc xấu thì chúng ta sẽ dễ chịu hơn, do so sánh tình trạng khổ đau của mình với tình trạng của người bên cạnh, tức tạo ra một hệ qui chiếu cảm xúc thấp hơn.
Trong hầu hết các trường hợp, khi chúng ta đã đổ được cảm xúc xấu cho người khác, chúng ta sẽ có cảm nhận dễ chịu hơn, nhưng đồng thời, chúng ta đang tự tạo cho mình những nguy cơ bị các cảm xúc xấu tiềm ẩn. Hoặc đối phương sẽ trả thù, hoặc đối tượng bị tác động bởi các cảm xúc xấu do ta đổ ra sẽ bực tức và phản ứng lại trực tiếp hay gián tiếp.
Nguy cơ lớn là do chúng ta thường không ý thức được việc làm của mình. Khi bị ai đó chơi xấu, bạn sẽ chơi xấu lại và đây sẽ là hành động khởi đầu cho một cuộc chiến. Khi bực bội chuyện của công ty, có thể chúng ta sẽ mang sự bực bội đó về nhà và xả lên đầu con cái, hoặc người thân của mình. Ðã có bao giờ bạn đã đổ sự bực bội của mình cho người khác chưa?
Thông thường, mọi người chỉ ưu tiên lo giải toả cảm xúc xấu của bản thân. Sự ý thức để giải quyết nhu cầu cảm xúc cho những xung quanh ta sẽ được xếp ở phía sau và thường là chúng ta ít khi để tâm tới.
Theo qui trình hoạt động của bộ não, các thông tin tác động từ bên ngoài sẽ được chuyển tới phần nhân của não được gọi là thùy hạnh nhân (Amygdala). Ðây chính là phân tạo ra các xúc cảm. Theo bản năng của đông vật có ✓ú, ngay sau khi tiếp nhận thông tin, hạnh nhân sẽ ra các mệnh lệnh tạo thành hành động phản ứng lại tác động từ bên ngoài tùy theo các cảm xúc được tạo ra. Ở con người, do bộ não chúng ta đã phát triển cao hơn nhiều so với ở động vật, các thông tin sau khi tác động vào hạnh nhân sẽ được chuyển tới phần lõi phía trong là thùy cá ngựa (Hippocampus). Thùy cá ngựa là phần não giúp phân tích và so sánh thông tin với các dữ kiện được lưu trữ trong ký ức. Kết quả của việc phân tích sẽ cho ra một số quyết định tạo nên các hành động phản ứng dựa trên lý trí.
Các phản ứng do hạnh nhân gây ra được dựa trên những cảm xúc của cá nhân, còn các phản ứng do thùy cá ngựa đưa ra là dựa trên tính hợp lý của sự việc.
Thùy hạnh nhân luôn có khuynh hướng tạo ra các phản ứng tức thời, còn thùy cá ngựa lại đòi hỏi phải có đủ thời gian để phân tích thiệt hơn. Trong đa số các trường hợp, con người thường có khuynh hướng phản ứng theo cảm tính, tức theo bản năng của loài vật, tức chỉ chú trọng vào việc giải tỏa các nhu cầu cảm xúc nhất thời của bản thân mà không quân tâm tới hậu quả của các phản ứng đó ra sao.
Khi xuất hiện sự mất cân bằng cảm xúc, mức độ đói cảm xúc tốt hoặc bị đầu độc bởi các cảm xúc xấu của những người ở quanh chúng ta tăng cao vượt ngưỡng kiểm soát. Các phản ứng theo bản năng của họ bùng phát và tạo nên sự rối loạn, gây ra các thiệt hại, sự mất kiểm soát, tạo nên những vấn đề nhức đầu cho bản thân chúng ta.
Các tình huống như vậy buộc chúng ta phải dồn sức lực, tâm trí đưa ra giải pháp, giúp đối tượng có được cảm xúc tốt hoặc giải toả những cảm xúc xấu để thiết lập lại tình trạng cân bằng cảm xúc, giải quyết vấn đề.
Sau khi vấn đề được giải quyết xong, chúng ta sẽ có được cảm giác nhẹ nhõm, yên tâm vì mới thoát khỏi các cảm xúc xấu. Sự việc sẽ được tạm duy trì cho tới một đợt bùng phát kế tiếp khi sự mất cân bằng cảm xúc trở lại.
Các vấn nạn trên xảy ra thường xuyên ở trong gia đình, trong công sở và trong các mối quan hệ của cá nhân. Quá trình thích nghi các cảm xúc có thể hiểu là quá trình tiêu hóa các cảm xúc.
Ðể giải quyết triệt để các vấn nạn trên đây, chúng ta cần phải thiết lập một hệ thống cung cấp các cảm xúc tốt, thiết lập những cơ chế giải tỏa các cảm xúc xấu thông qua các qui định, cơ chế, các kế hoạch và những qui trình được hoạch định trước. Chúng ta sẽ phải liên tục tạo ra các cảm xúc tốt và giải toả các cảm xúc xấu cho những cá nhân mà ta cần tác động.
Mọi người thường quan niệm rằng trong mỗi cá nhân đều có một phần "con" và một phần "người". Ở phần con, chúng ta hành xử theo bản năng, theo cảm xúc như một con thú. Ở phần người, chúng ta hành xử dựa trên những lý trí, trên sự phân biệt phải trái và luôn ý thức kiểm soát được các nhu cầu của bản thân để điều khiển các cảm xúc của mình.
Khi sống với bản năng (tức mọi quyết định xuất phát từ thùy hạnh nhân), cảm xúc sẽ được đẩy lên ở mức độ cao nhất, chúng ta sẽ được nếm, sẽ trải nghiệm những nỗi đau, những niềm vui, sẽ cảm nhận được sự thăng hoa và cả những nỗi đau đớn tột độ, những trạng thái cực điểm mà cảm xúc sẽ mang lại.
Khi sống với lý trí (tức các quyết định được đưa ra từ thùy cá ngựa), các cảm xúc sẽ được kềm chế, bị nén xuống. Chúng ta sẽ tỉnh táo hơn, bình tĩnh hơn trong các tình huống. Các cảm xúc được kiểm soát và chúng ta sẽ tránh được những hành động thiếu suy nghĩ, tránh được nhiều vấn đề phức tạp và do đó sẽ có được một cuộc sống chất lượng hơn.
Nói cách khác, để sống hạnh phúc, bạn cần phải hiểu cảm xúc, kiểm soát cảm xúc và sống một cách sáng tạo nhằm tránh những trạng thái bão hòa cảm xúc do sự thích nghi tạo nên. Chỉ lo giải tỏa cảm xúc xấu của bản thân mà không ý thức để gây ra cảm xúc xấu cho người khác là một cách tự tạo nên những vấn đề nhức đầu cho bản thân mình.
- 41 -
VÔ HIỆU HÓA CÁC CẢM XÚC XẤU BẰNG HAI LOẠI VŨ KHÍ TỐI THƯỢNG - BẢN LĨNH TÌNH THƯƠNG TÍCH CỰC
Mọi việc đều bắt nguồn từ ý thức của cá nhân.
Mục tiêu cuối cùng của tất cả mọi người đều giống nhau là có được các cảm xúc tốt và tránh né, giải toả được các cảm xúc xấu.
Trước hết, việc chúng ta cần làm là hoá giải được các cảm xúc xấu của bản thân. Nếu không kiểm soát được cảm xúc xấu, có hai cách mà chúng ta thường dùng để giải tỏa nó: Một - Bằng cách đổ cảm xúc xấu của mình lên người khác, hoặc hai - Khổ sở, đau đớn âm thầm chịu đựng.
Cả hai cách này đều làm chúng ta bị mất bình tĩnh và sự tỉnh táo cần có để tác động hay thuyết phục người khác.
Các cảm xúc mà ta có luôn được tạo ra khi chúng ta so sánh sự việc theo các hệ qui chiếu cảm xúc mà chúng ta đặt ra. Ðể tránh tạo ra các cảm xúc xấu cho bản thân, chúng ta cần phải có sẵn những "Hệ qui chiếu cảm xúc tối ưu" mà dựa vào đó, tất cả các sự việc xảy ra đều không thể tạo thành cảm xúc xấu vượt quá mức kiểm soát của não bộ.
Trong trường hợp nếu chúng ta đứng ở một hệ qui chiếu so sánh với cấp thấp hơn, ví dụ như ta so sánh mình với hơn năm trăm triệu người Châu Á đang chạy ăn từng bữa, hoặc hàng trăm triệu người Châu Phi đang có nguy cơ ૮ɦếƭ vì đói và bệnh tật, chắc chắn những chuyện xảy ra cho chúng ta như bị mất tiền, bị thất bại trong làm ăn,.... sẽ không còn quá nặng nề. Hoặc như trong trường hợp của anh chàng Quy ở phần trước của tập sách, được sống khoẻ mạnh đã là một hạnh phúc rất lớn trong cuộc đời. Cách so sánh như vậy sẽ làm chúng ta sống tốt hơn và những tác động tiêu cực của ngoại cảnh sẽ giảm nhẹ đi nhiều.
Chúng ta có thể xây dựng những hệ qui chiếu cảm xúc tối ưu bằng cách tạo nên các "từ khóa" cho những trường hợp cụ thể trong cuộc sống. Cách tạo các "từ khóa" sẽ được giải thích rõ ở phần áp dụng phương pháp NLP trong phần phía sau của tập sách này.
Qui trình xây dựng những "Hệ qui chiếu" chính là quá trình rèn luyện sức chịu đựng của não bộ trước các cảm xúc xấu - đây chính là phương pháp tôi luyện nên BẢN LĨNH của con người.
Ở một mặt khác, bởi Tình Thương chính là nguồn cung cấp cảm xúc tốt và là nguồn giải tỏa cảm xúc xấu với một sự cam kết bền vững. Tất cả những ai được yêu thương cũng đều sẽ cảm thấy cuộc đời trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Thật là dễ chịu và ấm lòng khi được biết rằng có người đang nhớ tới bạn, sẵn sàng lo lắng và hy sinh nhiều thứ với mong muốn giúp bạn được hạnh phúc.
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta luôn cần có những giá trị vô hình như uy tín, sự kính trọng, tình yêu tình bạn, sự nhường nhịn, sự cảm thông,... Tất cả những giá trị này đều là những dạng biểu hiện khác nhau của tình thương.
Khi ta thể hiện tình thương, chúng ta sẽ ý thức và chú ý tới hoàn cảnh, tới nhu cầu của người hay vật mà mình thương yêu. Bất kể đó là một người hay một con vật nuôi trong gia đình, chúng ta sẽ luôn dành cho đối tượng những tình cảm tốt đặc biệt. Trong tình thương có chứa đựng sự quan tâm, sự hy sinh của chúng ta cho đối tượng. Ðây chính là điều mà bất kỳ một cá nhân nào được thương yêu cũng sẽ phải ngưỡng mộ.
Khi bị tác động mạnh bởi các hoàn cảnh luôn thừa cảm xúc xấu và thiếu hụt các cảm xúc tốt, trong những giai đoạn đầu của cuộc đời, tính cách của các cá nhân sẽ dễ bị phát triển theo những hướng tiêu cực, tạo nên các lệch lạc cảm xúc như độc ác, tham lam, lười biếng, tự ty, ích kỷ,...
Các cá nhân bị lệch lạc cảm xúc sẽ tạo ra các cảm xúc xấu cho người khác. Mọi người sẽ lánh xa họ. Tính cách xấu của họ sẽ tạo ra sự cô lập cho chính họ trong cuộc sống. Họ sẽ trở nên rất thiếu thốn những cảm xúc tốt từ cộng đồng. Trong những trường hợp này tình thương chính là giải pháp duy nhất và hiệu quả nhất để chữa trị.
Ðặc biệt ở những trường hợp phức tạp hơn như khi những người tình, những người chồng, người vợ, hay đồng nghiệp, khi những cá nhân này bị kích động, họ lo sợ phải chịu các cảm xúc xấu, sợ bị mất quyền lợi, sợ bị mất uy tín. Họ trở nên cố chấp và hung dữ. Họ thù hằn và độc ác với tất cả mọi người. Ðây chính là lúc mà họ cần có các cảm xúc tốt hơn bao giờ hết. Họ cần có ai đó cho họ những cảm xúc tốt, để chia sẻ các cảm xúc xấu. Họ cần có tình thương.
Khi không có được tình thương từ con người, nhiều cá nhân đã chọn giải pháp tìm kiếm tình thương và sự chia sẻ ở những con vật nuôi như chó hay mèo.
Ðối với con người, loài chó là một biểu trưng điển hình cho lòng trung thành và sự đồng cảm. Khi bạn nuôi một chú chó con trong gia đình mình, bạn sẽ tạo nên một mối quan hệ gia đình nơi con chó. Bạn có thể đánh nó, đối xử tồi tệ với nó, chửi mắng nó, nhưng khi bạn có một tình thương thì con chó không bao giờ phản bội bạn. Rất nhiều người đã khẳng định rằng con chó là một sự an ủi lớn trong cuộc đời thiếu hụt cảm xúc của họ. Ðây cũng là một thực trạng dễ thấy ở các nước công nghiệp phát triển, khi mà con người không còn nhiều thời gian và cơ hội để chia sẻ, cho nhau cảm xúc tốt.
Trong lịch sử của mọi tôn giáo, sự hình thành của tất cả các tôn giáo đều bắt nguồn từ Tình Thương. Dù có khác nhau về các sự tích, về cách thức thể hiện hay ký hiệu, biểu tượng khác nhau, nhưng tư tưởng của các tôn giáo lớn trên thực tế đều giống nhau về bản chất. Các loại kinh Thánh hay kinh Phật đều dựa trên nền tảng dùng tình thương để tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp hơn. Tôn giáo đã thần thánh hóa các qui luật về cảm xúc để giúp người theo đạo có được những cảm xúc tốt và giải tỏa các cảm xúc xấu.
Qua hàng ngàn năm lịch sử phát triển của nhân loại, đã xuất hiện rất nhiều loại đạo giáo khác nhau, nhưng chỉ có một vài tôn giáo có tư tưởng phù hợp với các qui luật của cảm xúc mới có thể tồn tại và phát triển. Chính tình thương là nền tảng cho việc phát triển các tôn giáo lớn trên thế giới.
Tình thương sẽ mang lại sự tốt đẹp cho tất cả mọi người theo Qui luật Win-Win: Tôi giúp anh thắng, anh giúp tôi thắng, tôi với anh cùng thắng. Khi chúng ta thể hiện tình thương của mình đối với người khác. Họ sẽ hiểu rằng chúng ta muốn hỗ trợ, muốn giúp đỡ và sẵn sàng hy sinh các quyền lợi của mình để giúp họ tốt hơn. Nếu chúng ta thực sự có các hành động khẳng định tình thương của mình trước đối tượng để chứng minh cho cam kết của chúng ta, cá nhân sẽ có được niềm tin vào chúng ta. Ðiều này sẽ tạo ra sự thông hiểu, chia sẻ và hợp tác chặt chẽ từ hai phía. Chúng ta và họ trở thành một đội, sẽ mạnh hơn, sẽ có nhiều khả năng thành công hơn trong mọi việc.
Tình thương là khởi nguồn của các tư tưởng lớn và vĩ đại: Khi một cá nhân kiên trì thực hiện cam kết, luôn sống ૮ɦếƭ và hết lòng vì lợi ích cho cộng đồng của mình - cá nhân đó sẽ trở thành một ông thánh. Chúng ta có thể điểm lại hàng loạt các vị thánh trong lịch sử của nhân loại, từ chúa Giê-Su, Thánh Ala đến Phật Thích Ca đến Lão tử hay Khổng Tử. Với tư tưởng lớn lao và cách sống hy sinh lợi ích của bản thân, luôn sống ૮ɦếƭ vì cộng đồng, các thánh nhân này đã làm cho cuộc sống của hàng triệu người thoát ra khỏi những bản năng hoang dã và xây dựng được nên các xã hội hoàn thiện hơn, hạnh phúc hơn.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng một tình thương thật sự là điều kỳ diệu của cuộc sống. Khi đi kèm cùng với các cảm xúc tốt khác, tình thương sẽ là một cơ chế phóng đại, tăng cường các cảm xúc tốt. Ngược lại, khi tác động vào các cá nhân đang bị cảm xúc xấu ђàภђ ђạ, tình thương có thể vô hiệu hóa, giải tỏa các tác hại và triệt tiêu cảm xúc xấu của cá nhân.
Nói theo cách của các đạo tôn giáo lớn, mọi người đều cần có thêm tình thương để cuộc sống bớt đi sự khổ đau, sầu hận.
- 42 -
GIEO NHỮNG HẠT GIỐNG CẢM XÚC
Như chúng ta đã bàn ở mục 25, tài sản của một người luôn bao gồm hai phần: Một - Phần tài sản hữu hình, tức tài sản vật chất, và hai - Phần tài sản vô hình, tức các giá trị tinh thần.
[Tài sản cá nhân] = [Tài sản hữu hình] + [Tài sản vô hình]
Phần tài sản hữu hình:
Tài sản hữu hình của cá nhân gồm hiện kim như vàng, tiền, kim loại quí, cổ phần cổ phiếu,... bao gồm hiện vật như địa ốc, đồ vật, doanh nghiệp, sở hữu công nghệ, sáng chế, bản quyền.
Phần tài sản vô hình:
Tài sản vô hình của cá nhân bao gồm phần năng lực nội tại của cá nhân như sức khoẻ, bản lĩnh, ý chí, kiến thức, năng lực trí tuệ và phần vô hình bên ngoài là uy tín và các mối quan hệ. Cảm xúc chính là nguyên nhân tạo nên giá trị cho uy tín của cá nhân và tạo nên chất lượng cho các mối quan hệ của cá nhân.
Có thể định nghĩa theo một cách khác:
Cảm xúc tốt là tài sản vô hình của bạn.
Như chúng ta đã phân tích trong suốt cả tập sách, cái mà tất cả chúng ta đều cần không phải là vật chất mà chính là những giá trị về tinh thần - những cảm xúc.
Sự giàu có về cảm xúc không nằm trong túi của chúng ta mà là nằm trong trí não của mọi người.
Một người giàu về cảm xúc tức là người được mọi người thương mến, mọi người cảm thấy dễ chịu mỗi khi nghĩ tới và mọi người luôn sẵn sàng mong muốn được giúp đỡ hỗ trợ. Anh sẽ có rất nhiều cảm xúc tốt trong mọi lúc mọi nơi.
Một người nghèo cảm xúc là người mà ai cũng ghét, ai cũng tránh né và làm mọi người cảm thấy khó chịu mỗi khi nhắc tới.
Theo Qui luật về đầu tư và tích lũy cảm xúc, khi chúng ta tạo ra các cảm xúc tốt cho người khác, người đó dù có muốn hay không thì cũng sẽ phải ghi nhớ là họ nợ ta một cảm xúc tốt. Mà đã nợ thì theo qui luật cân bằng cảm xúc, mọi người luôn mong muốn sẽ trả lại cảm xúc tốt đã đã mắc nợ đó lại cho bạn.
Khi bạn không đòi người khác phải trả lại cảm xúc tốt mà họ nợ bạn. Qua hệ thống các mối quan hệ cá nhân của họ, các thông tin tốt về bạn khi truyền đi theo mạng lưới các mối quan hệ đó sẽ giúp tăng giá trị cảm xúc tốt mà bạn đã tạo ra cho mọi người. Bạn sẽ trở nên rất giàu về cảm xúc khi bạn có một tiêu chí sống vì người khác.
Bạn đang đi gieo hạt cảm xúc mỗi ngày. Nếu có ý thức, chúng ta sẽ gieo những hạt giống cảm xúc tốt, chúng ta sẽ trở thành nguồn cảm hứng và tạo nên những điều tốt đẹp cho mọi người. Nếu không hiểu được vấn đề, chúng ta sẽ dễ dàng trở thành ổ bệnh, làm lây lan các cảm xúc tồi tệ và những vấn đề nhức đầu khác. Cần ý thức về sự lây lan của cảm xúc. Theo luật nhân quả, bạn gieo gì thì sẽ gặt nấy.
Hãy ý thức về nhu cầu cảm xúc của những người thân của bạn và những đối tác quanh bạn. Ðiều họ cần không chỉ là vật chất mà còn chính là những cảm xúc tốt có được từ những cách cư xử của bạn đối với họ.
* * *
HIỂU CẢM XÚC ÐỂ CÓ CUỘC ÐỜI HẠNH PHÚC