Bí Mật Của Cảm Xúc - Chương 03

Tác giả: Nguyễn Nam Trung

- 10 -
HAI LOẠI HOÓC-MÔN CHÍNH TẠO NÊN CẢM XÚC TỐT
Như chúng ta đã biết, cảm xúc chính là một trạng thái hóa học của não bộ.
Qua nghiên cứu những tác động của các loại nội tiết tố (hormones) lên con người, các nhà khoa học đã phát hiện ra có hai loại chất ảnh hưởng mạnh mẽ đến não bộ. Ðó là các nội tiết tố Endorphin và Sérotonin.
ENDORPHIN
Ðây là tác nhân chính tạo nên cảm xúc sung sướng. Tùy hàm lượng Endorphin trong não cao hay thấp mà chúng ta sẽ có được cảm giác sung sướng nhiều hay ít.
Khi bạn đạt được điều mong muốn, hay khi bạn yêu đương, não bộ kích hoạt để cơ thể tạo ra một lượng lớn Endorphin. Nội tiết tố này, đến lượt mình sẽ tác động lên trung tâm xúc cảm của não, tạo cho bạn cảm xúc hạnh phúc và thỏa mãn.
Trong nhiều trường hợp khác, Endorphin còn là chất có tác động giảm đau rất hiệu quả. Mỗi khi bạn va chạm mạnh vào vật thể cứng, một xung thần kinh tạo cảm giác đau đớn sẽ được gởi tới hệ thần kinh trung ương. Do tác động của xung thần kinh này, trong não sẽ xuất hiện một số phản ứng hóa học và cho ta cảm giác đau đớn. Ngay sau đó, não bộ sẽ khởi động cơ chế thiết lập lại mức cân bằng các hoóc-môn, bằng cách tiết ra một lượng Endorphin, giúp hóa giải cảm xúc đau đớn, tức đưa não bộ về trạng thái cảm xúc trung tính.
Do có nguồn gốc hoá học tương tự như endorphin, các loại chất Mα túч như morphine, heroin, cocaine,... khi được đưa vào máu thì cũng tạo ra các tác động lên hệ thần kinh cảm nhận giống như endorphin, nhưng cũng đồng thời tạo ra một số hoạt chất độc, hủy hoại các tế bào não. Do vậy mà rất nhiều người đã lạm dụng Mα túч như một cách dễ dàng để đạt cảm giác sung sướng và thực tế là họ cũng đang tự hủy hoại bộ não của mình.
SÉROTONIN
Sérotonin là loại nội tiết tố giúp tạo ra các cảm giác yên tâm, hài lòng.
Trong phần lớn cuộc đời của con người, chúng ta không ngừng lo lắng, chờ đợi, đau khổ, sợ hãi.
Lo rằng không đủ tiền trang trải các phí tổn đáp ứng nhu cầu của bản thân và gia đình, lo vì không thực hiện tốt công việc được giao, khổ sở vì phải chờ đợi tại những nơi phải đến giao dịch, đau khổ vì những thất bại, bị phản bội, tức giận vì bị coi thường, sợ hãi vì đã làm hỏng công việc được giao...
Vì tất cả chúng ta đều sống và phản ứng theo bản năng nên cuộc đời luôn đầy rẫy những vấn đề gây nên các cảm xúc xấu, thậm chí rất xấu. Mỗi khi chúng ta bị những cảm xúc xấu tác động, các hoạt động dẫn truyền thần kinh bị bế tắc. Cơ chế tự bảo vệ sẽ khởi động để não tiết ra một lượng sérotonin cần thiết, giúp phục hồi mức dẫn truyền thần kinh, hóa giải tác động của các loại nội tiết tố có hại tới cơ thể.
Trên thực tế cơ thể thường phải rất nỗ lực để cung cấp đủ sérotonin nhằm hóa giải hết các cảm xúc xấu do não bộ của chúng ta tạo ra.
Nhận biết các cơ chế tác động của sérotonin, nhiều loại thuốc chống trầm cảm đã được tạo ra giúp con người giải tỏa và hạn chế được những cảm xúc xấu. Các loại thuốc như Paxil, Prozac, Zoloft kích thích cơ thể tạo ra nhiều sérotonin hơn.
Thực tế tại Mỹ và các nước phát triển, rất nhiều người sau khi sử dụng những thuốc này trong một thời gian dài, hoặc sử dụng với liều cao đều có những vấn đề về thần kinh và bị nghiện. Do vậy cơ quan quản lý dược phẩm FDA của Mỹ đã ra lệnh cấm và hạn chế sử dụng những loại thuốc này.
- 11 -
GIA VỊ CỦA NÃO BỘ
Trong cuộc sống, mọi người đều có một tiêu chí giống nhau: Làm sao để luôn có được các cảm xúc tốt và sống hạnh phúc? Làm sao để tránh các cảm xúc xấu mà tránh bị đau khổ?
Theo những kinh nghiệm sống, từ xa xưa con người đã phát hiện ra có số một thực phẩm, thảo dược, khoáng chất, mùi hương, âm điệu mà khi tác động lên các giác quan và lên não bộ sẽ tạo ra các loại cảm giác và cảm xúc khác nhau. Chúng ta có thể kể tên một số loại rất thông dụng như ớt, gừng, rượu, cà phê, trà, bia rượu, thuốc lá, âm nhạc các loại hoặc một số loại chất kích thích nguy hiểm như morphine, heroin, cocaine và nhiều loại tân dược khác.
Ðối với người bình thường, để có được một cảm giác sung sướng thật không dễ chút nào, vì phải trải qua rất nhiều khó khăn, nỗ lực mới có được. Thông thường, chúng ta rất khó đáp ứng được các điều kiện và các nhu cầu cần thiết để não bộ sản sinh ra endorphin. Nhưng ngày nay, chỉ cần một liều chất kích thích phù hợp là ngay tức khắc cá nhân sẽ có được một cảm giác thỏa mãn như mong muốn.
Tất cả các loại chất gây nghiện có cấu tạo hóa học tương tự như endorphin hoặc serotonin sẽ có cơ chế tác động lên não bộ tương tự như endorphin hoặc serotonin. Các dạng chất kích thích này sẽ tạo cho cá nhân sử dụng nó những khoái cảm hay sự hài lòng, sự yên tâm ngay tức thì.
Tuy nhiên, điều nguy hiểm là sau quá trình phản ứng, các chất thải độc hại - là kết quả của các phản ứng của não với chất kích thích - sẽ tác động xấu lên não. Các chất này sẽ làm rối loạn các chu kỳ sinh học của cơ thể, tiêu diệt các tế bào thần kinh, làm tổn hại các cơ quan trong hệ thần kinh và làm hỏng não bộ. Kết quả của tác hại sẽ thay đổi các hành vi bình thường và biến đổi cách sống của con người.
Sau một thời gian sử dụng chất kích thích, cơ chế thích nghi của não sẽ tự động điều chỉnh. Cá nhân sẽ ít nhạy cảm hơn dưới tác động của chất kích thích. Do vậy người sử dụng cần tăng hàm lượng, tăng liều sử dụng lên. Và cứ theo tiến trình như vậy, điều tất yếu là não bộ sẽ bị hủy hoại hoàn toàn khi dùng các chất gây nghiện ở liều cao hoặc trong thời gian dài.
Ở một mặt khác, khi các chất gây nghiện được đưa vào đều đặn, cơ chế tự điều chỉnh của não sẽ ra lệnh cho cơ thể giảm, hoặc ngưng hẳn tiến trình sản xuất endorphin hay serotonin tự nhiên. Ðây là lúc người dùng chất kích thích đã trở thành con nghiện thực sự. Sau một khoảng thời gian nhất định, khi hàm lượng chất kích thích (thay thế cho các nội tiết tố tự nhiên) giảm xuống sẽ tạo ra các cảm giác rất khó chịu gây đau đớn, thôi thúc con nghiện phải mau chóng nạp một lượng chất kích thích vào cơ thể.
Ngoài các loại chất gây nghiện, con người còn phát hiện ra các tác nhân kích thích khác giúp tạo ra cảm xúc tốt. Trong cuộc sống hàng ngày, hầu như tất cả chúng ta đều sử dụng các loại thực phẩm có chất kích thích như rượu, thuốc lá, trà, cà phê, hành, tỏi, chanh, ớt để tác động vào cơ quan vị giác với mong muốn tạo ra các cảm xúc tốt.
Tương tự như các chất hoá học, âm nhạc cũng là một nguồn gây kích thích, tác động vào thính giác tạo ra các cảm xúc khác nhau tùy âm độ và tiết tấu. Tranh ảnh, các cảnh đẹp, các màu sắc khác nhau sẽ tác động vào thị giác và cho chúng ta những cảm nhận mới. Nhiệt độ sẽ tác động lên da và tạo cảm giác nóng lạnh và gây ra các cảm xúc tương ứng. Các mùi hương sẽ tác động lên cơ quan khứu giác, tạo cho ta các cảm nhận đặc biệt và giúp kích hoạt ký ức.
Ðể đáp ứng cho nhu cầu tạo ra các cảm xúc tốt, con người đã không ngừng phát triển và hoàn thiện các tác nhân tạo cảm xúc trên đây. Ngày nay chúng ta có cả một kho tàng âm nhạc, các âm điệu, giai điệu từ dân gian tới nhạc cổ điển và âm nhạc hiện đại, từ các tác phẩm hội họa thô sơ trên đá tới những tuyệt tác của các danh họa nổi tiếng. Ngoài ra hàng loạt các loại sản phẩm như mỹ phẩm, nước hoa và các loại dịch vụ khác nhau cũng được phát triển nhằm mang lại cho con người các cơ hội có được cảm xúc tốt.
Chất lượng của cuộc sống chính là số lượng cảm xúc tốt mà ta có được. Các cảm xúc tốt giúp chúng ta trẻ lại, sống lâu hơn, ít bị bệnh tật hơn và hạnh phúc hơn.
Tuy nhiên, bất kỳ loại chất kích thích nào cũng đều trở nên độc hại khi dùng quá mức chấp nhận được của cơ thể.
- 12 -
TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CỦA CON NGƯỜI LÀ NGUỒN GỐC TẠO RA CẢM XÚC
Hơn hẳn loài vật, con người đã tiến hoá và phát triển vượt bậc. Loài người có được một khả năng đặc biệt mà hầu hết các loài vật đều không có - đó là khả năng tưởng tượng - tức có được "Trí tưởng tượng".
Khả năng tưởng tượng của con người là cội nguồn của sự sáng tạo. Trí tưởng tượng đã giúp con người tạo nên toàn bộ nền văn minh nhân loại với các xã hội hiện đại và nền khoa học kỹ thuật tiên tiến.
Một mặt, trí tưởng tượng giúp bạn thăng hoa, tạo ra nhiều cảm xúc tốt. Ở mặt khác, do thiếu hiểu biết về cảm xúc, với trí tưởng tượng của mình, con người lại tạo ra cho bản thân các cảm xúc xấu, làm trầm trọng hóa các vấn đề của chính mình.
Thường khi bạn bị tác động mạnh bởi một sự kiện, dù tốt hay xấu, trí tưởng tượng ngay tức khắc sẽ nhắc đi nhắc lại sự kiện đó trong tâm trí của bạn. Do tác động của sự việc, bạn sẽ phải suy nghĩ và sẽ liên tưởng tới các tình huống có thể phát sinh.
Một cá nhân nếu có một sự kiện vui - trúng số chẳng hạn - thì sẽ tự kích hoạt não bộ của mình khi nhớ lại sự kiện và tưởng tượng ra những điều thú vị, những tình huống tạo cảm xúc thỏa mãn có thể xảy ra từ việc trúng số, do vậy sẽ có được các cảm giác sung sướng, hạnh phúc.
Ở trường hợp khác nếu một cô nàng Madona bị người yêu phản bội - sự kiện này tạo ra một cú sốc cảm xúc xấu - cô gái sẽ thực sự đau khổ. Hệ quả kế tiếp của nỗi đau này tác động mạnh khiến cô gái liên tục suy nghĩ về sự kiện xấu và vô tình đã đưa não bộ vào tình trạng cảm xúc xấu. Các nội tiết tố có hại - tạo ra cảm giác đau khổ - sẽ liên tục được tiết ra. Nếu cô nàng Madona thụ động chịu đựng và cứ tiếp tục suy nghĩ về sự kiện xấu này, hàm lượng các nội tiết tố sẽ lên cao đến độ vượt khỏi khả năng chịu đựng của não và sẽ tạo ra một "sự bùng nổ về cảm xúc". Khi não bộ mất khả năng tự kiểm soát cô gái sẽ phản ứng theo bản năng - tùy vào tính cách của mình - sẽ ra cầu Sài Gòn để nhảy xuống? Sẽ đến gặp tên bạc tình để xả cơn giận? Sẽ gào khóc? Sẽ tìm cách trả thù hắn? Chắc chỉ có ông trời mới thấu được?
Như vậy trên thực tế, một sự kiện chỉ tạo nên một cảm xúc đơn lẻ, nhưng do sự kích hoạt của trí tưởng tượng, con người đã tự tạo ra cả một chuỗi các cảm xúc hệ quả.
Trong cuộc sống, vì bị dẫn dắt bởi sự so đo ganh tị với người khác, do những luật lệ và những tiêu chí sống, con người ít khi có được cảm các xúc tốt và thường xuyên là nạn nhân của các cảm xúc xấu do chính mình tạo ra. Xuất phát từ bản năng sống còn, chúng ta ít để ý tới những cảm xúc tốt bình ổn mà thường chỉ chú ý tới những nguy cơ, những cảm xúc xấu khó chịu, những vấn đề nhức đầu. Việc tự tái tạo lại các tình huống xấu luôn xảy ra vì chúng ta thường không hiểu và không biết cách kiểm soát các cảm xúc của mình.
Khi trải qua một tình xuống khó khăn, trắc trở, não bộ sẽ bị tác động bởi cảm xúc xấu. Cơ chế bảo vệ của não sẽ được kích hoạt, thôi thúc não bộ suy nghĩ để đưa ra các giải pháp cần thiết để giải quyết vấn đề phát sinh. Nếu vấn đề phát sinh được giải quyết ổn thỏa - các thông tin tốt lành sẽ kích hoạt não, giúp cân bằng các thành phần hoá học trong não, xóa đi các cảm xúc lo lắng, não bộ sẽ hấp thụ cảm xúc này và ghi nhận rằng "mọi việc đều ổn". Não bộ sẽ xếp sự kiện vào ngăn thông tin lưu trữ.
Hãy ý thức và đừng tự đầu độc bạn bằng trí tưởng tượng của mình. Hãy suy nghĩ và tưởng tượng về những điều tốt đẹp với những ý nghĩ tích cực.
- 13 -
NHỮNG XÚC CẢM "15 PHÚT" VÀ TÍNH TƯƠNG ÐỐI CỦA CẢM XÚC
Theo những tài liệu nguyên cứu của giáo sư tâm lý học Daniel Goleman nêu trong cuốn sách Emotional Intelligent, Các trạng thái cảm xúc đơn lẻ hiếm khi tồn tại lâu hơn mười lăm phút.
Bởi cảm xúc chỉ là một trạng thái hóa học của não bộ. Do lượng máu tuần hoàn cung cấp cho bộ não liên tục được đổi mới và luồng thần kinh cũng liên tục thay đổi để đưa thông tin về các diễn biến của môi trường bên ngoài nên trạng thái hóa học của não bộ sẽ được thay đổi nhanh chóng. Các nội tiết tố tạo nên cảm xúc tồn tại trong não sẽ được "rửa sạch" sau chừng mười lăm phút. Ở trường hợp một người khi rơi vào trạng thái giận dữ hay lo lắng cao độ, nếu biết cách ly ra khỏi nguồn tác nhân tạo nên cảm xúc, ngừng suy nghĩ về vấn đề đã xảy ra thì sẽ dễ dàng bình tĩnh trở lại sau mười lăm phút.
Dựa trên sự hiểu biết này, bạn có thể dễ dàng kiểm soát các cảm xúc xấu nếu bạn ý thức được những gì đang xảy ra trong não bạn trước các tác động từ bên ngoài.
Do sự vô ý thức về các nhu cầu cảm xúc, mọi người thường lầm lẫn về mục đích cuộc sống. Ðiều mà chúng ta cần đạt được chính là các cảm xúc tốt chứ không hẳn là tiền bạc, vật chất hay là quyền lực. Rất nhiều người sau một thời gian dài phấn đấu, tới khi có được một số tiền tài, địa vị như mong muốn thì đều cảm nhận rằng đây chưa hẳn là cái mình cần. Cảm giác đã có tiền (nếu như có cảm giác đó) sẽ trôi qua rất nhanh. Khi đó họ sẽ lại lập luận rằng họ cần phải có nhiều tiền hơn nữa thì họ mới có được hạnh phúc. Ðiều cần làm là lại tiếp tục lao mình vào công cuộc làm giàu. Vòng luẩn quẩn này sẽ kéo dài bất tận, bởi lẽ không bao giờ người đó sẽ thỏa mãn được với số tiền mà họ đã có. Người xưa đã có câu "được voi, đòi tiên". Khi đạt được một mục tiêu, cảm giác hài lòng chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn (có lẽ sẽ dài hơn mười lăm phút với hiệu quả của trí tưởng tượng) những chắc chắn một điều rằng sự hài lòng đó không thể kéo dài vĩnh cửu.
Bạn cần ý thức rằng các cảm xúc tốt lành như thành đạt, vui mừng, hài lòng, thực tế cũng chỉ là những trạng thái nhất thời của não bộ. Chúng chính là những bữa ăn "ngon" phục vụ cho nhu cầu về tinh thần của chúng ta. Khi não đã thích nghi với tình trạng mới thì các cảm giác đó sẽ biến mất. Nhu cầu về tinh thần - tức đói cảm xúc tốt - lại xuất hiện và chúng ta phải nỗ lực tìm cách tạo ra các cảm xúc mới.
Theo câu nói của nhà Phật rằng: "Ðời là bể khổ".
Nhưng với những phát hiện mới về các qui luật cảm xúc, chắc chắn bạn có thể hóa giải được nhiều cảm xúc xấu, giúp bạn có được cuộc sống tốt đẹp hơn và hạnh phúc hơn.
- 14 -
CẢM XÚC CÒN LÀ KẾT QUẢ CỦA NHỮNG PHẢN XẠ CÓ ÐIỀU KIỆN
Thực tế là tất cả chúng ta đang hành xử theo các phản xạ có điều kiện.
Dựa theo phát minh của Pavlop - nhà sinh vật học và là một bác sĩ nổi tiếng của Nga - về các phản xạ có điều kiện, trong quá trình sinh ra và lớn lên, chúng ta đang bị tác động để hình thành nên rất nhiều những phản ứng có điều kiện theo các qui định của xã hội mà chúng ta đang sống.
Tùy theo qui định của xã hội, bạn sẽ phải làm điều mà xã hội yêu cầu để đạt được các cảm xúc tốt, hoặc không làm các việc mà xã hội phản đối để tránh tạo ra các cảm xúc xấu.
Ví dụ như: Ở một xã hội luôn ca ngợi những người văn hay, chữ tốt - chúng ta sẽ nỗ lực đi học văn chương và rèn chữ nghĩa. Trong xã hội mà mọi người luôn ca ngợi những người tử vì đạo, chắc chắn sẽ có nhiều người sẵn sàng tử vì đạo. Ở một số bộ tộc là dân tộc ít người tại Tây Nguyên, người mọi phải đối xử với người thân đã ૮ɦếƭ như là họ vẫn đang sống. Các ngôi mộ đều có đặt một ống tre thông từ miệng người ૮ɦếƭ lên trên mặt đất và thường ngày người nhà phải ra mộ thăm nuôi trong hai năm liền.
Những năm trước đây, nếu bạn đến các buôn làng người dân tộc Ê-đê tại Tây Nguyên. Người Ê-đê sống theo chế độ mẫu hệ, tên con lấy theo họ mẹ, phụ nữ tự đi chọn cưới chồng. Các cô thiếu nữ Ê-đê rất tự hào khi ở trần, không mặc áo, luôn hãnh diện để lộ ra và khoe bầu ✓ú của mình.
Ở một tình huống khác, bạn thử tưởng tượng, điều gì xảy ra nếu bạn là một cô gái người Sài Gòn phải ở trần mà đi ngoài đường phố, trước cặp mắt của bàn dân thiên hạ?
Trong trường hợp trên, các cảm xúc của cô gái Ê-đê và cô gái Sài Gòn sẽ khác nhau như trời và vực. Một bên là sự tự hào và hãnh diện, còn bên kia sẽ là sự xấu hổ, bị tổn thương, sợ hãi và khủng hoảng.
Như vậy, bạn có thể thấy cảm xúc và những phản ứng có điều kiện của chúng ta đang lệ thuộc sâu sắc vào các qui định cũng như ước lệ của xã hội.
Cùng một sự việc, nhưng cách cảm nhận sẽ hoàn toàn khác nhau. Các cảm xúc mà chúng ta có, hoặc sẽ có được, đều bị lệ thuộc vào cách cảm nhận và các qui định của những người sống quanh chúng ta. Kết quả là chúng ta đang cần phải tuân theo luật lệ của xã hội và làm hài lòng các cá nhân khác theo những qui định của cộng đồng.
Trong nhiều trường hợp, do thiếu hiểu biết, chúng ta phải chịu đựng và tạo ra những vấn đề lớn cho chính bản thân mình.
* * *
CẢM XÚC LÀ NỀN TẢNG TẠO NÊN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
- 15 -
CUỘC ÐỜI LÀ MỘT CHUỖI DÀI LIÊN TỤC CÁC CẢM XÚC
Trong cuộc sống của mình, các từ ngữ mà ta dùng để mô tả về cách cảm nhận cuộc đời đều là những tính từ thể hiện cảm xúc của chúng ta trong những giai đoạn đó. "Dạo này tôi cảm thấy thư thả hơn", "năm ngoái tôi cực khổ quá", "trông hắn như vậy mà lại sướng".
Chúng ta đang cảm nhận cuộc sống của mình. Cuộc đời của tất cả mọi người không có gì hơn là những kinh nghiệm và những cảm nhận mà ta có được. Những trạng thái nối tiếp nhau này tạo nên một chuỗi dài các cảm xúc.
Ðiểm cốt lõi trong chuỗi cảm xúc này là sự đa dạng các cảm xúc khác nhau. Chúng ta sẽ chỉ phân biệt được các cảm xúc khác nhau khi có các hệ qui chiếu khác nhau để so sánh. Sẽ không biết thế nào là sung sướng nếu không bao giờ bị đau khổ. Sẽ vô cùng buồn tẻ nếu chỉ có được một loại cảm xúc duy nhất. Khi đó chúng ta không sống thực sự mà chỉ tồn tại, tương tự như đời sống của các loài thực vật hay động vật cấp thấp.
Từ các tác động của cảm xúc, dựa vào các kinh nghiệm cá nhân và dựa vào bản năng, chúng ta sẽ tự quyết định để hành động theo tiêu chí mà ta cho là tốt nhất.
Cuộc sống là một chuỗi dài liên tục các cảm xúc nối tiếp nhau. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng của sống chúng ta phải nâng cao chất lượng và số lượng các cảm xúc tốt, đồng thời phải loại bỏ, né tránh các cảm xúc xấu.
Khi ta ngủ, cuộc đời dường như ngừng lại bởi chúng ta chẳng cảm thấy gì cả. Tuy nhiên nếu có những giấc mơ thì đó cũng chính là một phần của cuộc đời. Trong một bộ phim khoa học viễn tưởng của Hollywood mang tên "The Matrix", khái niệm thực tại hầu như không còn, tất cả các nhân vật đều sống thật trong một thế giới ảo do máy tính tạo ra, tương tự như đang sống trong những giấc mơ. Trên thực tế điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
Các nhà tâm lý học nhận thấy rằng số lượng người bị nghiện các trò chơi ảo trên máy tính và trên các máy chơi game thế hệ mới tăng lên ngày càng nhanh. Doanh số của việc bán các trò chơi này ngày nay đã vượt xa doanh thu từ phim ảnh của Hollywood.
Do không thỏa mãn được các nhu cầu, hoặc khó có thể đạt được những mong muốn trong cuộc sống thực, con người ngày nay đã có thể tìm được những cảm giác thỏa mãn khi hóa thân thành những siêu nhân, những anh hùng, những người đẹp trong các trò chơi ảo mà các kỹ xảo công nghệ cao giúp cho người chơi có cảm giác như đang sống thật.
Cuộc sống của chúng ta chính là các cảm xúc mà ta có được. Cách cảm nhận và mức độ cảm xúc mà một cá nhân có được từ một tác nhân tạo cảm xúc sẽ liên quan mật thiết tới những kinh nghiệm và sự hiểu biết của cá nhân về nguyên nhân tạo cảm xúc. Những kinh nghiệm và sự hiểu biết của cá nhân ở đây được gọi là "kinh nghiệm đối ứng".
- 16 -
ÐỊNH LUẬT KINH NGHIỆM ÐỐI ỨNG:
Cách cảm nhận và mức độ cảm xúc mà cá nhân có được từ một "tác nhân tạo cảm xúc" sẽ tùy thuộc và "kinh nghiệm đối ứng" của cá nhân trước "tác nhân tạo cảm xúc" đó.
Từ một nguyên nhân tạo ra cảm xúc giống nhau, giá trị và độ lớn của các cảm xúc được tạo ra cho mỗi cá nhân sẽ hoàn toàn khác nhau. Sự khác biệt này là tùy thuộc vào kinh nghiệm và sự hiểu biết về nguyên nhân tạo cảm xúc mà mỗi cá nhân sẽ có những mức độ cảm xúc khác nhau.
Ví dụ như trong trường hợp dùng nước mắm làm nước chấm cho các món ăn. Nếu là người Việt hay người Thái Lan, nước mắm là loại nước chấm giúp cho món ăn ngon hơn và chúng ta đã quen dùng từ thủa bé. Nhưng khi đem cho một anh chàng người Âu Châu ăn thì sẽ trở thành chuyện kinh dị, bởi mùi nước mắm dễ làm anh ta liên tưởng tới cái nhà vệ sinh (WC).
Dựa trên định luật về kinh nghiệm đối ứng, chúng ta có thể hiểu được nhiều tình huống thường ngày trong cuộc sống. Chính những kinh nghiệm tích lũy được sẽ cho chúng ta cảm xúc tốt hay xấu trước các tác nhân tạo cảm xúc.
Các cảm xúc mà chúng ta có được ít phụ thuộc vào giá trị vật chất mà thường phụ thuộc rất nhiều vào các giá trị tinh thần của sự vật. Cuộc sống là một chuỗi các cảm xúc, và vì vậy chất lượng cuộc sống sẽ phụ thuộc nhiều vào các giá trị tinh thần của con người.
Trong trường hợp của một anh làm nhân viên bốc xếp ở chợ BT, mức thu nhập 1,5 triệu đồng mỗi tháng. Sau ngày làm việc, chỉ cần góp mười lăm ngàn đồng - mua một xị rượu năm ngàn và mười ngàn mồi nhậu - cùng với nhóm anh em trong đội là đã có được một bữa nhậu đầy hào hứng. Ở trường hợp một doanh nhân giàu có, phải bỏ cả triệu bạc cho một bữa ăn tại nơi sang trọng thì mới tìm được cảm xúc tốt. Nếu hoán đổi chỗ cho nhau, anh chàng nhân viên bốc xếp sẽ khó có cảm giác dễ chịu ở một nơi sang trọng xa lạ. Ngược lại, vị doanh nhân cũng sẽ không thể nuốt nổi miếng cá khô cùng ly rượu đế và chẳng thể thoải mái được ở một quán nhậu vỉa hè. Tất cả những gì chúng ta cảm nhận được đều xuất phát từ những kinh nghiệm mà chúng ta có.
Luật về kinh nghiệm đối ứng được áp dụng rất thường xuyên trong gia đình, trong nhà trường và trong các tổ chức để đào tạo và giáo dục con người. Các kinh nghiệm đối ứng sẽ tạo cho con người những phản xạ có điều kiện phù hợp với yêu cầu của tổ chức và xã hội.
Một người từng trải thường sẽ dễ dàng tiên đoán trước được sự việc sẽ xảy ra dựa theo kinh nghiệm của bản thân. Trong trường hợp đặc biệt, các tổ chức kinh tế hay chính trị thường áp dụng những nghiên cứu về các kinh nghiệm đối ứng để đoán trước hành vi hay cách phản ứng của đối phương.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc