Hãn Thanh về đến trang viện ở Lạc Dương thì đã cuối canh ba. Bọn gia đinh gác cổng chính là đệ tử năm túi của Cái bang, được chỉ huy bởi một hóa tử sáu túi, có tên Tiểu Linh Miêu Lý Tửu Tuyền. Họ Lý mới ba mươi nhưng tiền đồ rất sáng lạng, nhờ cơ trí tinh minh và bản lĩnh cao cường, gã lại là đệ tử chân truyền của Đặng bang chủ.
Chính Tiểu Linh Miêu là người xâm nhập được vào Tổng đàn Ngũ Long bang ở Bách Phong Trung Sơn. Việc này đã chứng tỏ được sự lợi hại của gã!
Tửu Tuyền nhận ra Hãn Thanh hoan hỉ nói :
- Mừng công tử đại thắng Sơn chủ Vu Sơn, danh lừng tứ hải.
Thì ra Cái bang đã cử người theo quan sát, và sớm báo tin về nhà!
Hãn Thanh gượng cười :
- Ta chỉ nhờ xuất kỳ bất ý và chút may mắn, đâu có gì hãnh diện!
Tửu Tuyền bí ẩn nói :
- Công tử cứ vào rồi sẽ thấy hết, quả là diệu kế “Tá Đao Sát Nhân”!
Hãn Thanh bán tín bán nghi, rảo bước vào đại sảnh, chàng đẩy cửa ra, chói mắt vì ánh nến rực rỡ, và có tiếng người quen thuộc :
- Thanh nhi mau đóng cửa lại!
Hãn Thanh vội đóng cửa và kêu lên :
- Tề nhạc phụ!
Thì ra quanh chiếc bàn gỗ lớn giữa sảnh là Tề Phi Tuyết và những người khác như Đại, Tam, Tứ, Ngũ phán quan, Nhất Bất Thông Chu Minh, Hà Hồng Tập.
Hãn Thanh mừng rỡ thi lễ với mọi người. Thấy gương mặt Tinh Châu Tài Thần buồn vời vợi, chàng vội hỏi :
- Hà nhạc phụ! Nhạc mẫu và hai vị sư thúc Phi Châm môn đâu?
Hà Hồng Tập rầu rĩ đáp :
- Nhạc mẫu ngươi ở Hồng viện với Hồng Hương, còn Triệu nghĩa đệ và Vương nghĩa muội đã hy sinh cùng gần trăm đệ tử Phi Châm môn rồi Nhất Bất Thông Chu Minh đỡ lời :
- Việc đã qua nhắc lại chỉ thêm buồn. Nay chúng ta đã phá tan Tổng đàn Ngũ Long bang, tàn sát mấy trăm tên cũng là báo được thù!
Hãn Thanh hân hoan nói :
- Té ra chư vị đã tập kích Bách Phong! Dám hỏi sự việc thế nào?
Chu Minh lườm chàng :
- Chính tiểu quỷ nhà ngươi đã tiên đoán việc này, sắp đặt mọi việc, sao còn giả đò nữa?
Lão Hầu Gia cười ha hả :
- Đừng trách y tội nghiệp! Phần sau kế hoạch là do lão phu nhúng tay vào đấy! Vì sợ chư vị không đủ sức làm cỏ Ngũ Long bang nên già này đã bí mật gửi thư cho Phương trượng chùa Thiếu Lâm. Nhờ vậy, vào phút chót, năm trăm tăng lữ La Hán đường đã đến tham chiến, quét sạch Ngũ Long bang ra khỏi ngọn Bách Phong!
Hãn Thanh và mọi người nhìn Mộ Dung Cẩn với ánh mắt khâm phục.
Dưới bề ngoài phương phi nhân hậu kia là một con người có tâm cơ sắc xảo, thông tuệ!
Tề Phi Tuyết giơ ngón cái khen!
- Lão Hầu Gia quả là bậc chân nhân ẩn mặt!
Hãn Thanh vội hỏi :
- Nhạc phụ! Chẳng hay số phận bốn lão ma đầu kia ra sao?
Họ Tề vuốt râu đắc ý :
- Bắc Nhạc Quỷ Trảo Bang chủ Kiếm bang Từ Cư Chính và Đông Nhạc Thần Đao bỏ mạng, chỉ còn cha con Nam Thiên tổng giám chạy thoát, công đầu trong vụ này nên gán cho gã Tiểu Linh Miêu của Cái bang. Lý Tửu Tuyền đã mai phục dưới chân ngọn Bạch Phong, phát hiện ra bọn lão phu, báo ngay tin Thanh nhi và Lão Hầu Gia vẫn còn sống, đưa chúng ta di vòng đường hậu sơn, tập kích bất ngờ, nhờ vậy mới thành công!
Hãn Thanh tủm tỉm nói :
- Tiểu Tế đoán rằng chư vị nghe được tin về cuộc phó ước giữa Ngũ Long bang và Thần Ngưu giáo, thế nào cũng tập kích Tổng đàn, hay chặn đường đoàn phó ước, nên đã cho Tửu Tuyền giám sát Bách Phong, còn mình thì đi Thái Hằng sơn.
Đại Phán Quan Diệp Lãm Trường cười bảo :
- Tâm cơ Thanh nhi đâu kém gì Lão Hầu Gia!
Mộ Dung Cẩn cười khanh khách :
- Đúng thế! Thanh nhi khá hơn cha y rất nhiều!
Hãn Thanh ngượng ngùng hỏi Hà Hồng Tập :
- Nhạc phụ! Diễn biến đêm mùng chín tháng tư thế nào, xin người thuật lại cho rõ!
Lão quắc mắt đáp :
- Đêm ấy đến lượt Phi Châm môn tuần phòng Hầu phủ. Do đã có thư nghị hòa của Ngũ Long bang nên bọn lão phu không ngờ rằng họ lại trở mặt tập kích, và cũng không biết đến sự xuất hiện của Sơn chủ Vu Sơn!
Khinh công của Bộc Ly Bôi thật là đáng sợ. Lão đi tiên phong, mở đường cho bọn Ngũ Long bang, chỉ hai chưởng đã đánh ૮ɦếƭ Triệu tam đệ và Vương tứ muội, rồi còn tàn sát suốt đoạn tường phía Đông.
Khi lực lượng trong phủ xông ra thì họ Bộc tả xung hữu đột đả thương liền Tề lão huynh và bốn vị Phán quan. Lão phu biết thế đã cùng, liền bảo hai con vượn đưa Lạc Bình và Hồng Hương đào thoát trước. Để bảo toàn tông mạch cho họ Mộ Dung. Thấy Quái mã và Lão Hầu Gia biến mất, ta tưởng ông đã thoát nên yên tâm. Sau đó, chúng ta vừa đánh vừa rút lui chạy về phía sau, nương theo đêm tối mà chạy về hướng U Linh cốc. Nếu không nhờ hai trái Thiên Địa Mê Cầu của Bạch Thần Y thì cũng khó ma đào thoát nổi! Tổng cộng chúng ta tổn thất đến gần hai trăm người!
Cả nhà ngồi lặng lẽ như để tưởng nhớ đến những người đã hy sinh. Lát sau, Hãn Thanh kể lại cuộc phó ước Ngũ Hành sơn, và cả mối thù giữa Thần Ngưu giáo chủ với Hắc Hồ bảo. Khi nghe chàng nhắc đến Sách Huyết Tôn Giả Phí Hòa, Nhất Bất Thông Chu Minh kinh hãi nói :
- ૮ɦếƭ thực! Một mình lão Sơn chủ Vu Sơn đã không ai địch nổi, lại thêm họ Phí thì nguy to! Tôn giả chính là em vợ của Bộc Ly Bôi đấy! Chắc phen này họ Bộc và Tư Không Nhạ sẽ kéo quân đến Diên An liên kết với Hắc Hồ bảo!
Hãn Thanh buồn rầu bảo :
- Nếu Thanh này có được một thanh bảo kiếm, như Trạm Lư thần kiếm của Hải Trừng Công Chu Kích, thì mới mong Gi*t được Sơn chủ Vu Sơn và Sách Huyết Tôn Giả!
Ngũ phán quan Tây Môn Thủy là người trầm mặc, ít nói, mặt xương xương, lãnh lẽo như đá. Người ngoài chẳng thể biết lão nóng nảy và liều lĩnh nhất trong các Phán quan. Tây Môn Thủy chỉ nể sợ mỗi Tề Phi Tuyết nên không dám buông lung. Từ ngày về nương náu Hầu phủ, được Lão Hầu Gia cả Hãn Thanh trọng đãi, Ngũ phán quan rất yêu mến họ, nhất là Hãn Thanh.
Vì vậy, giờ đây, Tây Môn Thủy mới chịu mở miệng :
- Nghe nói Chu Kích bị xử trảm, thanh Trạm Lư bảo kiếm lại bị thiên tử thu hồi, chắc là đâu đó trong hoàng cung. Để lão phu đi Bắc Kinh trộm về cho Thanh nhi sử dụng!
Sau khi Hãn Thanh lấy Tề Đạm Vân thì chàng xem các Phán quan như trưởng bối, xưng tiểu tế. Tây Môn Thủy gọi chàng là Thanh Nhi và lão có cảm giác chàng là nam tử của mình! Ở tuổi bảy mươi, ai không khao khát có gia đình cho khỏi cô đơn? Nhất là khi ảo vọng dùng Băng Hỏa Quả luyện tiên đan tan vỡ, Tây Môn Thủy thấy hụt hẫng, tịch mịch vô cùng!
Hãn Thanh kính cẩn đáp :
- Cảm tạ Ngũ thúc đã có dạ quan hoài, nhưng việc đột nhập hoàng cũng rất nguy hiểm, nơi ấy có hàng ngàn phòng ốc, đường đi rắc rối như mê cung, chẳng dễ gì tìm ra nơi cần đến. Để sau này, nếu không còn cách nào tốt hơn, tiểu tế sẽ cùng Ngũ thúc đi một chuyến!
Đêm hôm sau, Tổng binh thành Lạc Dương đột tử. Nghe nói lão ૮ɦếƭ trên người tiểu thi*p xinh đẹp, có lẽ là bị thượng mã phong.
Thế là tri phủ Hà Nam ở Hứa Xương phải bổ nhiệm ngay Tổng binh mới, và gửi công văn về bộ Lại, bộ Binh.
Bách tính thành Lạc Dương hoan hỉ khi thấy Hầu Tước phủ được khởi công xây dựng lại. Hàng vạn mẫu đất hai bên bờ Lạc Thủy là của họ Mộ Dung, được giao khoán cho các nông dân với mức tô rất thấp, khiến cuộc sống các tá điền rất sung túc. Họ vô cùng biết ơn vị địa chủ nhân đức. Những năm mất mùa, họ không phải nộp tô mà còn được trợ cấp lúa gạo để ăn giáp hạt.
Nhưng trong sổ điền, số gạo ruộng kia lại không thuộc về Hầu phủ mà của họ Lý, họ Vương, họ Tiên... nào đấy. Các địa chủ này đều có điểm giống nhau, là đều lấy vợ họ Mộ Dung.
Do tập quán Trung Hoa, đàn bà xuất giá thì dùng họ của chồng. Khi ૮ɦếƭ mới ghi như danh trên bia mộ. Vì vậy, người ngoài không thể biết họ là con gái Mộ Dung, trực tiếp điều hành tài sản của Hầu phủ.
Trong các ngành kinh doanh cũng tương tự như vậy. Trà lâu, tửu quán, khách điếm, hiệu buôn... trong thành đều là sở hữu hoặc có phần hùn của Hầu phủ và do một nữ nhân họ Mộ Dung quản lý.
Khi Hãn Thanh nghe nội tổ giới thiệu về cơ nghiệp Hầu phủ chàng đã mỉm cười :
- Xem gia gia tin tưởng nữ nhân họ Mộ Dung hơn là nam giới!
Lão Hầu Gia đắc ý, vuốt râu :
- Đúng vậy! Nữ nhân họ Mộ Dung căn cơ, thận trọng, kiên quyết và rất trung thành với tông tộc. Nhờ có họ mà tài sản của Hầu phủ ngày càng tăng, dù không dùng thủ đoạn bóc lột, gian xảo như những tay trọc phú khác! Tuy chúng ta không trực tiếp làm quan nhưng hầu như khắp nước đều có những vị Tri huyện, Tri phủ phu nhân là người họ Mộ Dung, và đàn bà Mộ Dung khéo dạy chồng, nên có ảnh hưởng nhất định đến nền cai trị!
Hãn Thanh lắc đầu khâm phục :
- Đầu óc của gia gia quả là phi thường!
Mộ Dung Cẩn gượng cười :
- Họ Mộ Dung âm thịnh dương suy, nam nhân giỏi võ hơn văn nên hoạn lộ long đong, lại vì giòng dõi tiên uy, khó được trọng dụng! Cũng may lão phu xen thường danh lợi, lòng lo cho sự ấm no của tông tộc, mong rằng sau này Thanh nhi cũng làm như vậy!
Hãn Thanh gật đầu :
- Gia gia cứ yên tâm! Sau này Trung Hoa sẽ có một vị Hoàng hậu là người Mộ Dung.
Hai ông cháu nhìn nhau cười khanh khách!
Cuối tháng bảy, Cái bang đến báo tin rằng đã phát hiện tung tích của Quái mã Đà nhi ở vùng núi Tế Sơn, hướng Đông nam thành Tế Xuyên, gần ranh giới Hà Nam Huy Châu! Hãn Thanh mừng rỡ, lập tức lên đường, chỉ mang theo Tiểu Linh Miêu Lý Tửu Tuyền. Công việc phòng vệ gia trang đã có tám chục môn nhân nhà Mộ Dung và hai trăm đệ tử U Linh cốc, nên Cái bang đã rút người về, riêng Tiểu Linh Miêu túc trực cạnh Hãn Thanh để giữ đầu mối liên lạc.
Lý Tửu Tuyền hăng hái dẫn đường Tiểu Hầu Gia đi Tứ Xuyên. Trong thâm tâm, gã sẵn sàng bỏ quách chức vụ Phân đà chủ Cái bang để theo hầu thần tượng của mình là Hãn Thanh!
Nhưng lúc khởi hành, Ngũ phán quan Tây Môn Thủy bỗng nói :
- Lão phu sẽ cùng đi với Thanh nhi, ở nhà mãi cũng buồn!
Lão Hầu Gia tán thành :
- Hay lắm! Có Tây môn các hạ đi theo, lão phu an tâm hơn!
Mộ Dung Cẩn chỉ hơn bọn Tề Phi Tuyết mười mấy tuổi, do vai vế thông gia nên họ phải xem Lão Hầu Gia vào hàng thúc bá. Tuy nhiên ông thường xưng hô khách sáo chứ ít khi gọi họ bằng hiền điệt!
Chiều ngày mùng hai tháng tám, ba người đến Hứa Xương, vào khách điếm nghỉ qua đêm. Trong bữa ăn tối, Hãn Thanh tư lự nói :
- Đà nhi là Thần vật, dù có hoảng sợ chạy khỏi Lạc Dương nhưng cũng nhớ đường về, vì sao hơn ba tháng nay nó vẫn còn lại Tứ Xuyên? Anh em Cái bang phát hiện ra Quái mã trong trường hợp nào vậy?
Tiểu Linh Miêu đáp :
- Bẩm Hầu gia! Phân đà Tứ Xuyên báo về rằng có một hán tử tuổi ba mươi lăm, ba mươi sáu đã cỡi Đà nhi dạo chơi trong thành Tứ Xuyên. Anh em bám theo thì thấy gã trở về nhà là một sơn trang trong vùng đồi núi Tế Sơn, cạnh bờ bắc sông Hoài!
Tây Môn Thủy nói ngay :
- Lạ thực! Ngay lão phu tuy quen biết mà muốn cỡi Đà nhi cũng khó, sao hán tử kia lại có thể điều khiển dễ dàng như vậy nhỉ?
Hãn Thanh cười nhạt :
- Cả võ lâm đều biết Quái mã là của tiểu điệt, thế mà gã chiếm làm của riêng, công khai đi lại đường như có ý muốn dẫn dụ Thanh này đến Tế Sơn thì phải!
Tây Môn Thủy tán thành :
- Thanh nhi quả là cao kiến. Nhưng gã ấy dựa vào lực lượng nào mà dám vuốt râu hùm?
Lý Tửu Tuyền rụt rè góp ý :
- Theo thiển kiến của đệ tử thì có thể đây là một cái bẫy!
Không chừng Sơn chủ Vu Sơn và Nam Thiên tổng giám không đi Hắc Hồ bảo mà lại đến Tứ Xuyên, bày ra kế điệu hổ ly sơn này!
Hãn Thanh thầm khen Tiểu Linh Miêu là người biết lo xa! Chàng mỉm cười bảo :
- Có thể lắm! Khi đến Tứ Xuyên chúng ta hỏi đệ tử Cái bang xem có phát hiện đoàn người lạ mặt nào không? Lực lượng Ngũ Long bang còn lại hơn hai trăm người chứ đâu phải ít!
Mờ sáng, ba người rời Hứa Xương, đi về hướng Đông nam, trưa hôm sau mới đến Tứ Xuyên. Trong lúc dùng cơm trưa, một hóa tử của địa phương đã được gọi đến để bọn Hãn Thanh hỏi han. Lỗ Bát cho biết tòa sơn trang kia có tên là Phù Dung sơn trang, của một tay đại phú trẻ tuổi trong vùng. Gã ba mươi sáu tuổi nhưng chưa lập gia đình, tên gọi là Tống Chiêu Dương.
Họ Tống có đeo kiếm nhưng không hề xuất đạo nên không có thanh danh gì, và cũng không ai biết sư thừa của gã!
Sau khi phát hiện Đà nhi, anh em Tứ Xuyên đã giám sát chặt chẽ Phù Dung sơn trang nhưng không thấy có toán người lạ mặt nào. Cả trong thành cũng vậy!
Hãn Thanh tư lự hỏi :
- “Vì sao sơn trang của Tống Chiêu Dương lại có tên là Phù Dung!”
Lỗ Bát cười đáp :
- Bẩm Hầu gia! Tòa trang viện ấy trồng cả một vườn toàn hoa Phù Dung Tam Túy, chung quanh lại có hàng rào bằng cây hoa mộc cẩn (còn gọi là Đay Phù Dung). Vùng chân núi Vũ Di sơn có nhiều Phù Dung Tam Túy nên Hãn Thanh chẳng lạ gì. Sáng sớm hoa nở ra màu trắng, trưa chuyển sang màu hồng đào, chiều tối đỏ sậm. Sau tiết sương giáng, cúc thu thưa thớt nhưng hoa phù dung lần lượt nở rộ!
Trong câu thơ cổ có câu “Sáng sớm như ngọc, hoàng hôn như ráng chiều.” để miêu tả đặc tính thay đổi màu sắc kỳ diệu của hoa Phù Dung!
ún xong, ba người theo Lỗ Bát đi đến Phù Dung sơn trang. Ra Tế Sơn thành vài dặm đã thấy dãy núi Tế Sơn gồm sáu ngọn cao thấp không đều, ngọn cao nhất chỉ độ hơn trăm trượng!
Khi gần tới nơi, Hãn Thanh bảo Lỗ Bát trở lại thành, để khỏi tiết lộ quan hệ giữa chàng và Cái bang!
Tiểu Linh Miêu Tửu Tuyền từ lâu đã trút bỏ y phục Cái bang, đóng bộ võ phục gấm xanh sang trọng, nên không sợ ai nhận ra cái cốt ăn mày của mình.
Dung mạo gã vốn dễ coi, chỉ trừ đôi mắt láo liên, ranh mãnh!
Phù Dung sơn trang không có tường vây mà chung quanh là hàng rào Mộc Cẩn dầy đặc, trông rất đẹp mắt vì được cắt xén cẩn thận. Hoa Mộc Cẩn cũng có hình cái bát như Phù Dung và chỉ có một màu :
hoặc tím, trắng, đỏ tím nhạt. Tuy sớm nở tối tàn, nhưng không đổi màu, kỳ hoa rất dài, từ tháng năm đến tận tháng mười!
Giờ đây mới đầu tháng tám nên Phù Dung chưa nở, chỉ có hàng ngàn bông Mộc Cẩn tím nhạt tô điểm cho cảnh vật sơn trang!
Lúc còn cách cổng trang vài mươi trượng, Hãn Thanh đăm chiêu hỏi :
- Ngũ sư thúc có nhớ trong võ lâm ai là người thích hoa Phù Dung hay không?
Tây Môn Thủy vỗ đùi :
- Chẳng lẽ Thanh nhi lại muốn nhắc đến Phù Dung phu nhân Mạc Đang Quỳnh? Nhưng bà ta tuổi đã gần trăm, và ẩn cư mấy chục năm rồi mà?
Hãn Thanh gật gù :
- Tiểu điệt chỉ võ đoán thế thôi! Gia sư từng kể về Mạc tiền bối, nay thấy hoa và cái tên sơn trang nên tiểu điệt bỗng nhớ đến!
Tây Môn Thủy cau mày :
- Nếu Tống Chiêu Dương đúng là con cháu của mụ ác bà họ Mạc thì sự tình sẽ rất tệ hại. Đang Quỳnh là bào tỷ của Giáo chủ Thiên Độc giáo đất Vân Quý, võ nghệ siêu phàm, lại giỏi nghề sai khiến cổ trùng, tính tình bà ta nhỏ nhen quái ác, tất không dễ hoàn trả linh vật cho Thanh nhi đâu!
Hãn Thanh nghiêm giọng :
- Tiểu điệt cũng rất ngại ngùng, vì bà ta và gia sư có mối hiềm khích từ xưa!
Nhưng họ đã đến nơi, xuống ngựa đứng trước cửa sơn trang. Cổng chính được tạo thành bởi hai thân gỗ lớn, trên có bảng gỗ ghi bốn chữ Phù Dung sơn trang. Cửa cổng gồm hai cánh bằng tre già vàng óng, cột sát vào nhau!
Hãn Thanh cao giọng gọi :
- Tại hạ là Mộ Dung Hãn Thanh có việc xin cầu kiến Tống trang chủ!
Mãi nữa khắc sau mới có một tiểu tỳ ra mở cổng, mời khách vào. Ả nhìn Hãn Thanh chăm chú và mỉm cười tinh quái!
Sau cánh cổng là mảnh sân gạch rộng rãi, sâu độ tám trượng, dẫn đến thềm một tòa đại viện bằng gỗ kiến trúc đơn giản, thanh thoát.
Và trên thêm sảnh có một bà lão tóc bạc, áo gấm đen, đang ngồi trên đại ỷ. Đứng cạnh ghế là một hán tử áo lục màu tro, mặt mũi anh tuấn hiên ngang!
Hãn Thanh cúi chào :
- Xin bái kiến lão thái và Trang chủ!
Tống Chiêu Dương ngạo nghễ hỏi :
- Phải chăng Tiểu Hầu Gia đến đây vì Đà nhi?
Hãn Thanh giật mình, không hiểu sao gã lại biết tên linh thú. Chàng gật đầu, vòng tay đáp :
- Thua phải! Tháng tư vừa rồi Hầu phủ bị cường địch tập kích nên Đà nhi bỏ chạy, lưu lạc đến đây. Mong Trang chủ khai ân cho phép tại hạ được thu hồi lại! Ơn nuôi dưỡng Đà nhi, Thanh này quyết chẳng dám quên!
Tống Chiêu Dương cười khanh khách :
- Tại hạ sẵn sàng hoàn lại linh vật, chỉ cần Tiểu Hầu Gia ưng thuận một điều kiện!
Hãn Thanh nghiêm giọng :
- Xin Trang chủ cứ chỉ giáo!
Họ Tống tủm tỉm nói :
- Hầu gia hãy viết văn tự từ hôn Tề Đạm Vân!
Hãn Thanh nhíu mày :
- Nhưng chuyết thê bị đắm thuyền ngoài Đông Hải chưa biết sống ૮ɦếƭ thế nào. Cả võ lâm đều biết vậy, sao Trang chủ lại nêu ra điều kiện lạ lùng ấy?
Tống Chiêu Dương thản nhiên đáp :
- Nàng sống hay ૮ɦếƭ không thành vấn đề. Các hạ cứ thực hiện yêu cầu của ta để lấy ngựa về!
Hãn Thanh lạnh lùng nói :
- Tại hạ đâu phải trẻ con mà không đoán ra Tề Đạm Vân đang có mặt tại đây!
Họ Tống gật gù đắc ý :
- Đúng thế! Ba tháng trước, ta vượt biển Đông sang đất Phù Tang về, tình cờ phát hiện trên một hòn đảo hoang có khói cầu cứu, liền cho thuyền ghé vào. Lúc ấy Tề Đạm Vân đã hoàn toàn kiệt sức vì đói khát. Ta mang nàng về Phù Dung sơn trang chăm sóc, chữa trị, và quyết định lấy nàng làm vợ. Ta bảo thực cho Tiểu Hầu Gia biết nàng đã thất tiết với ta, chẳng thể quay lại làm dâu Hầu phủ được nữa đâu!
Nói xong, gã tưởng Hãn Thanh phải tái mặt giận dữ hay đau đớn đến run người nhưng đâu ngờ chàng điềm tĩnh bảo :
- Các hạ có ơn cứu tử chuyết thê, nên việc nàng thất tiết tại hạ cho rằng chẳng phải lỗi của nàng. Và không phải vì thế mà tại hạ thôi yêu thương Đạm Vân đâu! Trừ phi nàng quyết định lấy các hạ, còn như ngược lại thì mong các hạ hãy trả nàng cho ta!
Tây Môn Thủy mặt lạnh lòng nóng, lão căm gận rít lên :
- Tên tiểu tử chó má kia, ngươi nhân lúc cháu gái ta bệnh hoạn, giở trò ૮ưỡɳɠ ɓứ૮, thật chẳng bằng lũ súc sinh. Nếu không mau đưa Đạm Vân ra thì đừng trách lão phu độc ác.
Tống Chiêu Dương tái mặt, chưa kịp nói gì thì Hãn Thanh đã vận công quát vang :
- Vân muội, ta với nàng tình như biển, đừng vì chút tiểu tiết mà xa lìa nhau! Nàng mãi mãi là hiền thê của Thanh này!
Chàng đã dồn hết bảy mươi năm công lực nên tiếng nói hùng mạnh như sấm dậy, khiến bà lão kia cũng phải biến sắc!
Tống Chiêu Dương giận dữ thét :
- Đừng gọi uổng công! Đạm Vân đã bị phế đôi chân rồi!
Hãn Thanh quắc mắt :
- Thế thì ta sẽ vào đưa nàng ra!
Tống Chiêu Dương cười nhạt :
- Phải thắng được ta đã!
Hãn Thanh vòng tay nói với bà lão :
- Vãn bối vì ân cứu tử chuyết thê nên cố nhẫn nhịn, không muốn va chạm với lệnh lang. Lão thái bà bậc trưởng thượng thông đạt, xin hãy khuyên giải lệnh lang!
Lúc này bà mới chịu mở miệng :
- Ngươi tưởng sở học của lão Cao Hán Ngọc là vô địch hay sao?
Nghe câu này, Hãn Thanh đã biết bà ta là ai, chàng mỉm cười :
- Mạc tiền bối nên biết rằng ngay Quang Minh Tôn Giả Khúc Tú Sơn và Hải Hà Tiên Tử còn ૮ɦếƭ dưới lưỡi kiếm của vãn bối!
Phù Dung phu nhân giật mình :
- Nếu thế thì lão thân phải tự thân mình ra tay mới được. Ngươi mà qua khỏi hai trăm chiêu thì ta sẽ trả Đạm Vân và Quái mã!
Tống Chiêu Dương có vẻ không phục :
- Mong mẫu thân cho hài nhi thử với gã một phen. Chắc gì Hãn Thanh đã thắng hai cao thủ một cách quang minh chính đại?
Phù Dung phu nhân lưỡng lự, cho rằng con mình có lý. Hãn Thanh tuổi mới hơn hai mươi, lẽ nào lại có võ công cao siêu đến mức ấy?
Hãn Thanh thở dài nhắc nhở :
- Đao kiếm vô tình, tại hạ sợ mình không làm chủ được bản thân, phương hại lệnh lang. Mong lão thái suy nghĩ cho kỹ!
Tây Môn Thủy bực bội ςướק lời :
- Thanh nhi không cần phải quá nhân hậu như vậy! Để gã tiểu cẩu họ Tống cho ta!
Nghe lão thóa mạ mình hoài, Chiêu Dương động nộ rút kiếm tấn công liền. Ngay chiêu đầu gã đã dùng phép Ngự kiếm, chiêu thức nhanh như thiểm diện.
Tiếc rằng Ngũ phán quan là người có khinh công cao cường nhất U Linh cốc, chỉ khẽ đảo bộ đã rời vị trí hai trượng thoát khỏi đường kiếm. Và lão tung mình lên không phản kích nhanh.
Hãn Thanh chăm chú quan sát tiến phát của Tống Chiêu Dương với cả lòng say mê của một kiếm sĩ. Kiếm đạo mênh ௱ôЛƓ như biển, mỗi người tự tìm ra hướng đi của mình và môn phái nào cũng có những đặc sắc riêng. Phù Dung kiếm pháp xuất xứ từ nước Điền vùng Vân Nam, chiêu thức ảo diệu, biến hóa đột ngột không theo đường lối thông thường nên rất lang lệ có lẽ vì thế nên mới có tên của loài hoa đặc biệt kia!
Tống Chiêu Dương đã đạt đến tinh túy của pho kiếm nên có thể cầm đồng với một cao thủ lão thành Tây Môn Thủy. Dù vậy công lực gã kém hơn nên càng kéo dài cuộc chiến thì càng bất lợi. Chiêu Dương đã nhiều lần xuất kỳ chiêu mong lấy mạnh đối phương, nhưng Ảo Ảnh thân pháp của Tây Môn Thủy nhanh nhẹn phi thường nên chẳng hề hấn gì. Lão liên tục bủa chưởng vây chặt đối thủ, chưởng ảnh trùng trùng, điệp điệp như mây mù, tựa màn lưới to bền chắc gò bó thanh trường kiếm của Chiêu Dương.
Hãn Thanh thấy Ngũ phán quan bỏ qua nhiều cơ hội tốt thức ngộ rằng lão đã vì chàng mà kéo dài trận đấu, để chàng nắm được kiếm ý của Phù Dung kiếm pháp. Lão sợ chàng không địch lại Phù Dung phu nhân, cố dằn lòng nóng giận, tạo ưu thế cho Hãn Thanh!
Mạc Phu nhân cũng đã nhận ra thâm ý của Tây Môn Thủy. Bà ta cau mày bảo :
- Dương nhi không địch lại đệ tử của Ảo Ảnh Thần Quân đâu, hãy dừng tay lại đi.
Tống Chiêu Dương vì sĩ diện mạo hiểm xuất một chiêu rất ác độc. Gã suốt đời nép bên váy mẹ, chưa hề chịu khổ đau nên lòng hiếu thắng rất mãnh liệt. Tiếc rằng, chiêu thức càng nhiều sát khí thì càng lộ nhiều sơ hở, do công đáo nhiều hơn thủ. Lại thêm Tây Môn Thủy đang nuôi ý định sát hại họ Tống nên chẳng hề nương tay. Mắt lão tỏa hàn quang, song thủ ve vẩy, xuất chiêu “Huyễn Hoặc Phù Sinh”, lao thẳng vào màn kiếm quang.
Mạc phu nhân kinh hãi rú lên, nhưng không còn kịp nữa, mũi kiếm của Tống Chiêu Dương vừa chạm иgự¢ đối phương thì một đạo chưởng phong đã vỗ vào bụng gã. Họ Tống hự lên đau đớn, văng ngược ra phía sau, máu miệng phun thành vòi, ngã ngửa ra sau ngất lịm.
Phù Dung phu nhân vội chạy đến nhét vào miệng ái tử ba viên linh đan và truyền công chữa trị ngay!
Gần khắc sau, bà ta thở phào đứng lên, bảo bọn tỳ nữ khiêng Chiêu Dương vào trong rồi quay sang trút hận lên đầu bọn Hãn Thanh. Gương mặt Mạc Đang Quỳnh vốn đã xấu xí vì những nếp nhăn của tuổi già, nay tái nhợt đi vì căm hận và đôi mắt chói lọi tia nhìn oán độc. Mụ rít lên the thé :
- Con trai lão thân cứu mạng Đạm Vân, không được ơn mà còn bị đánh cho suýt ૮ɦếƭ. Lão thân quyết không tha cho các ngươi đâu!
Hãn Thanh cười lạnh :
- Tống Chiêu Dương học thói tiểu nhân, thi ân cần báo, đó là tự chuốc lấy tai họa, phu nhân còn trách được ai nữa?
Mạc Đang Quỳnh nhặt thanh trường kiếm của Tống Chiêu Dương. Đang nằm dưới đất gằn giọng bảo :
- Hôm nay lão thân sẽ đòi luôn món nợ mà Cao lão quỷ đã vay năm xưa!
Mụ rút trâm, xõa mái tóc bạc phơ thưa thớt xuống. Rồi chậm rãi bước ra.
Hãn Thanh nào lạ gì phép phóng cổ độc, biến sắc bảo nhỏ Tây Môn Thủy :
- Ngũ thúc mau lui ra bốn trượng bà ta sắp thả cổ trùng đấy!
Ngũ phán quan lo lắng :
- Còn Thanh nhi thì sao?
Hãn Thanh nháy mắt trấn an lão. Tây Môn Thủy hiểu ý, cười ha hả nói :
- Một mình Thanh nhi cũng đủ, lão phu sẽ làm trọng tài!
Dứt lời, lão rời xa trận địa, ung dung đứng chắp tay sau lưng, lão phát hiện Tiểu Linh Miêu Lý Tửu Tuyền đã âm thầm đi mất dạng từ lâu rồi!
Tây Môn Thủy gật gù hài lòng vì biết gã hóa tử xảo quyệt kia đã tìm cách dọ thám sơn trang để tìm Đạm Vân!
Lúc này, Phù Dung phu nhân lên tiếng :
- Để khỏi mang tiếng Hi*p đáp trẻ con, lão phu nhường ngươi đánh trước ba chiêu, chỉ thủ chứ không phản kích!
Hãn Thanh kính cẩn ôm kiếm chào rồi vung kiếm xuất chiêu “Trích Tiên Tiến Tửu” (Lý Bạch mời rượu). Đây là chiêu đầu của pho Nhất Nguyên Tâm Kiếm, hàm ý lễ độ, nhưng nếu đánh nhanh vẫn có thể Gi*t người!
Phù Dung phu nhân giải phá dễ dàng bằng trường kiếm và mấy thức chưởng từ tay tả.
Đên chiêu thứ hai, Hãn Thanh vẫn chỉ dùng có ba thành công lực, đánh chiêu “Trùng Phong Thạch Liễu”. Dĩ nhiên Mạc phu nhân chẳng hề bối rối, phối hợp kiếm chưởng để đối phó!
Hãn Thanh bỗng nhận ta trong chưởng phương của mụ có mùi thơm là lạ, chỉ thoang thoảng như hương Bách Hoa Tịnh mà nữ nhân thường sức lên mái tóc. Chàng biết ngay đối plương đã âm thầm thả cổ trùng vào người mình.
Việc nhường ba chiêu chỉ là độc kế mà thôi.
Nhưng Hãn Thanh đã đọc hết quyển y kinh của Quế Lâm Y Ẩn Tiên Linh Nam ở Âm Dương Linh Cảnh nên biết rõ vị trí của cổ trùng. Chàng đưa lửa tam muội lên huyệt Ngọc Đường đốt cháy nó trước khi cổ trùng vào được đáy huyệt.
Hãn Thanh” rất chán ghét những kẻ xảo quyệt hèn hạ, liền dùng toàn lực vào chiêu “Kình Ngư Phân Lãng, dùng phép Ngự kiếm mà xuất thủ. Phù Dung đắc ý niệm chú, tin rằng chân khí Hãn Thanh sẽ bế tắc và rơi nhanh xuống đất. Nào ngờ đối phương vẫn lao như mũi tên rời dây cũng. Mạc Đang Quỳnh kinh hãi vội dồn thêm chân khí vào chiêu kiếm, đồng thời tả thủ vỗ nhanh một chưởng như vũ bão.
Công lực bà ta thâm hậu hơn Hãn Thanh, nhưng để mất tiên cơ, rơi vào thế bị động nên rất thiệt thòi. Mũi kiếm của Hãn Thanh tập trung đầy chân khí rẽ sóng chưởng kình và xuyên thủng màn kiếm quang quanh người đối phương.
Mụ yêu bà không hổ danh đại ma đầu, dù thất thế vẫn kịp thoát lui để bảo toàn mạng sống. Mụ không ૮ɦếƭ nhưng иgự¢ phải thủng một lỗ thấu phổi!