Tử Khuê cũng đã động tình khi nhìn ngắm và tiếp xúc với cơ thể đầy tà mị nọ. Nhưng chàng đang nẫu ruột vì an nguy của từ mẫu và thê thi*p nên đã kiềm chế Dụς ∀ọηg.
Cũng như lần cứu Tái Vân, bàn tay của Tử Khuê chạm đến đâu thì nơi ấy thôi đau đớn. Hạnh Nga dần tỉnh táo hẳn, cảm nhận được hết nỗi vui thoát ૮ɦếƭ.
Nàng nhìn gương mặt đôn hậu, dễ mến của Tử Khuê với ánh mắt tri ân và ngày càng chất ngất ngây yêu thương.
Ngoài kia, trống chiêng ỏm tỏi, đàn sáo vang lừng. Tử Khuê chẳng dám duy trì, hành động thật nhanh để kịp thoát ra. Hơn nữa, chàng sợ mình không giữ lòng được lâu thêm. Mị lực của Hạnh Nga quả là đáng sợ.
Nhưng khi xong việc, Hạnh Nga nắm chặt tay Tử Khuê, giữ lại và thỏ thẻ :
- Nếu chàng chịu nán lại ít khắc, thi*p xin hứa sẽ giúp chàng hội ngộ với người thân. Thi*p và chàng vốn có chúc duyên tiền định nên sinh cùng ngày, cùng tháng, cùng giờ, chỉ cách nhau bốn trăm mươi năm.
Tử Khuê vừa ngạc nhiên vừa hoan hỉ phi thường. A hồ ly này biết được lai lịch bát tự niên canh của chàng, dù mới gặp lần đầu, qua dung mạo giả thì đạo hạnh chẳng tầm thường. Và với pháp lực của Hạnh Nga, chàng tin rằng nàng ta thừa sức giụp mình tìm gặp gia quyến. Tử Khuê hỏi dồn :
- Náng nói đi! Họ vẫn bình an cả chứ? Và họ đang ở đâu?
Hạnh Nga liếc chàng tình tứ, nũng nịu đáp :
- Thi*p mới thoát ૮ɦếƭ, thần thông chưa bình phục hoàn toàn. Ít ngày nữa, thi*p mới có thể trả lời chàng được.
Nói xong, Hạnh Nga trườn lên hôn khắp mặt Tử Khuê. Đôi môi mềm mại, thơm tho của nàng đã ru hồn và dìu chàng vào giấc mộng vu sơn kỳ tuyệt.
Giữa giờ Sửu, Tử Khuê rời lều vải, quay về chân pháp đàn. Do vị trí thuận lợi mà Trương Thin Sư nhìn thấy và nhận ra Tử Khuê giơ ngón cái báo hiệu thành công.
Huyền Thiên Chân Quân mừng như được sống lại, quát vang một tiếng để kết thúc nghi lễ. Lão đã mỏi tay, mỏi miệng vì phải tụng niệm,múa kiếm suốt gần canh giờ.
Lúc này, đèn đuốc mới được phép đốt lên, sáng rực cả hoa viên. Hoài Âm Vương đã mau mắn chạy đến chân pháp đàn hỏi han. Trương giáo chủ vuốt râu cười khà khà dõng dạc nói :
- Vương gia có thể vào lều đưa Vương phi hồi cung. Tà ma đã bị trục xuất khỏi Vương phủ.
Đến tận trưa ngày hai mươi chín, tiệc mừng Tần vương phi thoát nạn mới được tổ chức. Ngoài các Chưởng môn nhân còn có thêm bọn quan lại phủ Tín Dương. Đây là dịp để vương phủ nhận những món lễ vật hậu hĩnh của thuộc cấp.
Đại yến được bày trong đại hoa viên vì tiết trời cuối thu mát mẻ, không mưa và nắng thì nhàn nhạt, chẳng thể xuyên qua cành lá của những hàng cây hồng hội già nua. Khắp nơi, rải rác những bông cúc nở muộn đủ các màu tím, đỏ, phớt vàng, trắng nhạt, xanh.. dường như chúng đang cố níeu kéo mùa thu lại, để Tần Hạnh Nga còn có cơ hội thưởng lãm. Thời xưa, kỳ hoa cúc không dài, hết mùa thu là chẵng nhìn thấy nữa.
Hôm nay, Tần vương phi xinh đẹp phi thường, trâm cài lược giắt, lộng lẫy trong bộ cung trang màu hồng phấn. Tuy chẳng gầy như hoa cúc song dáng đi của nàng vẫn ẻo lả thướt tha, bội phần kiều mị. Có lẽ nàng chưa khỏi hẳn nên được Hoài Âm Vương dìu dắt.
Chỉ mình Tử Khuê biết Hạnh Nga giả vờ bạc nhược, tránh việc kề cận Chu Kiềm, để đêm đêm có thể đến với chàng. Tử Khuê luôn tự trách móc, dằn vặt bản thân, nhưng không bao giờ cưỡng lại niềm khát khao trước ả hồ ly diễm lệ kia. Giờ đây, chàng đã hiểu mình là người háo sắc, đa tình, chẳng thể mượn chữ nhân duyên để biện minh.
Hoài Âm Vương vui vẻ nói lời khai yến. Sau đó, khách khứa lên tiếng chúc mừng. Ai cũng đều cố giấu vẻ gượng gạo và tránh không nhìn mặt Vương Phi. Anh mắt, nụ cười của Hạnh Nga hấp dẫn phi thường, có thể khiến họ thất thố rồi mang họa. Thiên tử còn lắng nghe, hành động cân nhắc đôi chút chứ Hoài Âm Vương thì không.
Bàn của Vương gia cùng Vương phi đặt trong một tòa tiểu đình lục giác, bàn khách vây quanh ba mặt. Tiểu đình là nơi uống rượu, thưởng trăn, hóng mát, ngắm hoa nên không có vách và nên luôn luôn cao hơn mặt bằng chung.
Nhờ vậy, cử tọa dễ dàng nhìn thấy và nghe được những lời phán bảo của bậc vương hầu.
Sau vài tuần rượu, Chu Kiềm đứng lên, sang sảng tán dương công trạng của Trương Thiên Sư và thản nhiên tuyên bố :
- Bổn vương thừa mệnh thánh hoàng chấn hưng nền võ học nước nhà, sao cho trai tráng, người người khỏe mạnh, giỏi kiếm cung. Được như thế thì sau này đại Minh mới có những đạo quân hùng mạnh, thiện chiến, khả dĩ chống lại bọn rợ phương Bắc. Trước tiên, bổn vương sẽ cải cách Hội đồng Võ lâm, vì các khanh đã có lỗi khi để cho gã tội phạm Điền Sĩ Lệ qua mặt, trở thành Minh chủ.
Hội đồng Võ lâm phải thu nạp thêm một hai bậc tài trí thì mới mong hoạt động có hiệu quả.
Lục vị Chưởng môn Bạch đạo vô cùng lo lắng, sợ rằng Chu Kiềm sẽ đưa Long Vân Tú Sĩ lên đứng đầu Hội đồng Võ lâm, giao trứng cho ác. Vân Thiên Tử vì tiền đồ của giang hồ và xã tắc nên quyết định chịu thiệt thòi. Ong đứng lên thi lễ rồi nói :
- Khải tấu vương gia bần đạo là kẻ có lỗi nhất trong vụ việc Điền Lệ Sĩ lòng vô cùng hổ thẹn, chẳng mặt mũi nào mà đứng đầu hội đồng nữa. Bần đạo xin tiến cữ Trương Thiên Sư, bậc Chân nhân đạo hạnh cao siêu, trí đức vẹn toàn lên làm Chủ tịch Hội đồng Võ lâm.
Hoài Âm Vương thoáng cau mày bất mãn, vì đấy không phải là chủ ý của gã. Nhưng Tần vương phi đã vỗ tay tán thưởng, mặt hoa rạng rỡ vẻ hài lòng.
Dù đã cưới nàng hơn hai năm nhưng Chu Kiềm vẫn say Tần Hạnh Nga như điếu đổ. Đến mức gã chẳng hề tìm được lạc thú nơi bất cứ nào khác. Vô tình, Chu Kiềm trở thành vị Vương gia đức độ chung tình nhất triều đình, không hề có thứ phi hay cung nga.
Do đó, Hoài Âm Vương rất tôn thờ, yêu quý Tần Hạnh Nga, sẵn sàng làm bất cứ điều gì nàng muốn. Thế là Chu Kiềm lờ phắt món lễ vật ba vạn lượng vàng của Long Vân Tú Sĩ, chuẩn tấu đề nghị của Vân Thiên Tử :
- Địch hiền khanh quả là người có khí tiết, không tham quyền cố vị. Bổn Vương rất cao hứng trước lời tiến cử sáng suốt của khanh.
Vân Thiên Tử có tục danh là Địch Trường Cát. Ong chậm rãi bước đến tiểu đình cách đấy chừng hơn trượng, dâng nạp lại ấn triện cho Hồi m Vương.
Trong lúc đó, các vị Chưởng môn nhân kia đã kịp bàn bạc xong kế hoạch, nên Trương Thiên Sư thản nhiên lên nhận chức danh và ấn triện, khi Chu Kiềm gọi. Và ông đã nhận được một cái nháy mắt khuyến khích của Tần vương phi.
Dấu hiệu ấy hàm ý rằng Hạnh Nga sẽ hỗ trợ ông hết mình.
Trương Sách vững bụng, kính cẩn nói :
- Khải tấu Vương gia! Bần đạo tài hèn đức kém, nay được giao trọng trách thì cũng đành xã thân gánh vác. Tuân theo chỉ dụ của Vương gia về việc mở rộng Hội đồng Võ lâm, bần đạo mạnh dạn tiến cử hai bậc kỳ nhân lão thành là Nam Thiên Tô Từ Tôn Chiến và Lôi Đình cung chủ Trác Ngạn Chi.
Đây là cơ hội cuối cùng để nuốt trôi ba vạn lượng vàng của Long Vân Tú Sĩ, nên Chu Kiềm phán ngay :
- Ý của bổn vương thiên về Quảng hiền khanh, tức Long Vân bảo chủ. Sau hơn một năm quen biết, ta có thể khẳng định Quảng chiêu Phong là người thao lược, trí dũng song toàn.
Trương Thiên Sư than thầm, song không dám cãi. May thay, Tần vương phi đã lên tiếng cứu vãn tình hình. Nàng nũng nịu nói với Chu Kiềm :
- Vương gia! Thần thi*p cho rằng Quảng hiền khanh nên hiển lộ thần công, đả bại hai ứng viên kia mới có thể danh chính ngôn thuận gia nhập Hội đồng Võ lâm. Nếu không, lòng người sẽ chẳng phục.
Anh mắt và nụ cười đổ thành nghiêng nước của mỹ nhân đã khiến Chu Kiềm nhũn cả tay chân, đáp ứng ngay :
- Ái khanh bàn chí phải!
Rồi gã dõng dạc tuyên bố :
- Bổn vương quyết định dùng phương pháp tỷ võ đoạt soái để chọn ra người thứ bảy trong Hội đồng Võ lâm, mời ba ứng viên bước ra!
Đấu trường là khu bắc trống trải, sát ngay cạnh Bắc triều đình cho nên Chu Kiềm và Hạnh Nga chỉ cần ngồi sang phía bên kia bàn là có thể thưởng lãm trận so tài. Mười bàn tiệc của khách cũng đã được bọn gia nhân, tỳ nữ dọn đến bìa khoảnh cỏ để cử tọa tiện quan sát.
Thực đơn của đại yến gồm đến hơn ba chục món ăn, nên những món mới được mang lên, chén đũa, ly tách cũng thay cả.
Tử Khuê muốn tìm hiểu võ công của Long Vân Tú Sĩ, liền rời bàn của đám đệ tử Thiên Sư giáo, đến đứng sau lưng Huyền Thiên Chân Quân, giả vờ phe phẩy quạt cho ông ta. Trừ Trương Sách, không ai trong Hội đồng Võ lâm nhận biết Tử Khuê. Chàng cũng không dám tìm gặp Trình Thiên Kim, dù phu thê đã trùng phùng sau trận Long Vân bảo tấn công Hầu phủ. Tử Khuê hổ thẹn vì việc dan díu với Tần vương phi.
Một cỗ trống trận đã được mang ra đặt trong tiểu đình, để Hoài Âm Vương đích thân cầm trịch trận so tài. Chu Kiềm cao hứng gõ một hồi trống hào hùng rồi hỏi :
- Từ khanh và Trách khanh, ai là người xung phong đấu với Quảng khanh trước?
Nam thiên tôn từ tôn Chiến vì thanh danh mà phải tham dự cuộc tỷ vỏ này. Lão hơi ngán Lôi Đình cung chủ, song xem thường Long Vân Tú Sĩ, nên muốn thắng trước một trận, sau đó thua Trác Ngạn chi thì cũng đỡ nhục. Với chủ ý như thế Nam Thiên Tôn mau mắn lên tiếng :
- Khải bẩm Vương gia! Bần đạo xin được lãnh giáo Quảng tú sĩ vài chiêu.
Lão xăng xái xách kim thương bước ra, đứng giữa bãi cỏ trống, dáng điệu rất oai phong.
Long Vân Tú Sĩ bình thản thi lễ cùng Vương gia và Vương phi rồi đủng đỉnh xuất trận. Họ Quảng không nỡ dụng νũ кнí chứng tỏ sở trường về quyền thuật hoặc cách không chưởng lực.
Quảng Chiêu Phong ít tuổi hơn nên có quyền ra tay trước. Hồi đại cỗ khai trận của Chu Kiềm vừa dứt thì Long Vân Tú Sĩ lao ✓út về phía đối thủ.
Nam Thiên Tôn cẩn trọng đón đánh kẻ địch bằng chiêu “Liên Phòng Nghênh Khách” (Gương sen đón khách), kim thương đâm mau hàng trăm thức, khống chế toàn bộ cơ thể của Long Vân Tú Sĩ.
Mọi người tưởng rằng chiêu thức ảo diệu và mãnh liệt này sẽ khiến Quảng Chiêu Phong e ngại, đề khí bốc lên cao để né trácnh. Và đấy cũng chính là cơ hội phát huy ưu thế của cách không chưởng lực.
Nhưng không phải thế, Long Vân Tú Sĩ vẫn thản nhiên lao đầu vào lưới chông, song thủ khoa nhanh thẳng thắn va chạm với mũi thương sắc nhọn. Lần này bàn tay và phần cẳng tay ló ra khỏi tay áo đã được bọc bởi lớp khí xanh nhạt, mờ mờ. Nếu là ban đêm thì lớp khí ấy chắc sẽ tỏa sáng, trông rất huyền bí, tà quái!
Toàn trường rúng động, hiểu rằng Long Vân Tú Sĩ đã luyện thành “Thanh Hà bất hoại thần công”, tuyệt học đạo gia thời nhà Nguyên. Năm Đại Đức thứ sáu, đời Nguyên Thái tổ, Thanh Hà pháp sư thống lĩnh năm ngàn đệ tử mặc đạo bào thêu đóa hoa sen màu xanh, khởi nghĩa chống ௱ôЛƓ Cổ, lấy núi Thái Sơn làm cứ địa.
Với tấm thân sắt thép và tuyệt học “Thanh Hà thần chưởng”, pháp sư đã phá tan nhiều đạo quân ௱ôЛƓ Cổ, chiếm lại gần hết tỉnh Sơn đông. Triều đình nhà Nguyên vô cùng lo sợ, bèn dùng kế “Tá đao sát nhân”, đem năm vạn lượng vàng mua chuộc gã đệ tử thân tín của pháp sư.
Mùa đông năm Đại Đức thứ mười, trời rét cắt da. Thanh Hà pháp sư say rượu trùm chăn ngủ vùi, bị gã phản đồ đập vỡ sọ.
Gần hai trăm năm qua, tuyệt học của Thanh Hà pháp sư tưởng chừng đã thất truyền, chẳng ngờ lại rơi vào tay của Long Vân Tú Sĩ.
Do đặc tính phát quang mà “Thanh hà bất hoại thần công” rất dễ được nhận ra. Nam Thiên Tôn là bậc bô lão võ lâm nên càng rành rẽ. Lão vô cùng sợ hãi, nhưng chẳng lẽ lại nhận thua ngay nên cố cầm cự thêm một lúc.
Từ Tôn Chiến dần hết tu vi múa tít kim thương, ra đòn như vũ bão, cầu thắng trong vòng vài chục chiêu, nếu không xong thì rút lui. Lão chẳng cần phải tiết kiệm sức lực cho một trận chiến lâu dài, nên khí thế cực kỳ mãnh liệt, thương kình vù vù xé gió.
Đường thương của Nam Thiên Tôn không chỉ dũng mãnh mà còn hiểm ác, ảo diệu tuyệt luân, luôn uy Hi*p chỗ nhược của đối phương.
Vũ khí nặng chính là khắc tinh của các loại thần công hộ thể. Lực đạo của cây thương thép nặng ba mươi cân có thể đập vỡ đầu con trâu thì thủ cấp của Quảng Chiêu Phong cũng khó vẹn toàn. Và theo nguyên lý phản lực thì thân hình Long Vân Tú Sĩ cũng sẽ bị đánh văng đi khi trúng một đòn tảo diệp ngàn cân, dù không tổn thương.
Họ Quảng cũng hiểu điều ấy nên chẳng dại gì trực diện đương cự. lão liều thi triển “Thanh Hà thân pháp” tựa đóa sen xanh phất phơ trước gió né những đường thương quá mạnh, rồi ập vào phản kích bằng những đạo chưởng kình sấm sét.
Tuy cách không chưởng là thành tựu cao nhất của khí công và quyền thuật Trung Hoa, song nó có những nhược điểm nhất định. Nếu không thì cả võ lâm đã đổ xô vào rèn luyện, chẳng để ý đến những công phu khác nữa. Một trong những nhược điểm ấy là tốc độ. Do lực cản của không khí mà độ nhanh của chưởng phong bị giới hạn và một cao thủ lão thành, giàu kinh nghiệm như Nam Thiên Tôn có thể dựa vào những biểu hiện ở vai, cánh tay, bàn tay đối phương mà đoán ra phương vị bị chưởng kình uy Hi*p.
Lúc ấy, Từ lão nhanh chóng đảo bộ, thả tấn hay xoay người né tránh.
Thỉnh thoảng, lão cử tả thủ đỡ lấy. Sau đó, Nam Thiên Tôn tràn tới, vươn dài kim thương phản công bằng một đòn cực kỳ hung hãn.
Tài đánh thương điêu luyện và công lực thâm hậu của Từ Tôn Chiến đã được cử tọa vỗ tay hoan hô nhiệt liệt. Hoài âm Vương thì tán thưởng bằng một hồi trống vang rền.
Long Vân Tú Sĩ hơi bị mất mặt, song còn phải giữ gìn cho trận gặp Lôi Đình Đế Quân nên cố nén lòng tiếp tục thi triển phép du đấu, chờ đối thủ xuống sức mới kết liễu một cách an toàn.
Nhưng đúng như câu “Kẻ sĩ ba ngày không gặp đã thấy khác”. Giờ đây, Nam Thiên Tôn dẻo dai hơn mấy tháng trước bội phần, cứ như là lão mới sáu mươi chứ không phải gần cửu thập. Đã hai khắc trôi qua mà Nam Thiên Tôn vẫn chưa có dấu hiệu mệt mỏi, cây thương ba chục cân vẫn bay lượn nhẹ nhàng, nhanh nhẹn.
Vân Thiên Tử từng chạm trán Nam Thiên Tôn nên rõ hơn ai hết. Ông thầm ngạc nhiên trước hiện tượng ấy nên chú tâm quan sát và phát hiện râu tóc họ Từ không bạc phơ như xưa, mà lác đác điểm những sợi đen.
Đây chính là bí mật của Nam Thiên Tôn, và cũng là nguyên nhân khiến lão phế bỏ việc tu hành tái xuất giang hồ. Vua ௱ôЛƓ đã giữ đúng lời hứa, gửi tặng Nam Thiên Tôn một con “Bích mục thử”. Kỳ trân hiếm có của sa mạc Đại Qui Bích có tác dụng làm người ta trẻ lại. cải lão hoàn đồng, trường sinh bất tử và là mơ ước bao đời của nhân loại. Cảm giác tử vong luôn ám ảnh người già nên Nam Thiên Tôn sốt sắng nhận lời hợp tác với ngoại bang. Nhưng thực ra, lão chẳng dại gì mang tiếng Hán gian, ô nhục ngàn năm, chỉ mong lấy được vàng và kỳ trân rồi phủi tay.
Càng đánh lâu, Nam Thiên Tôn nhận ra tác dụng diệu kỳ của “Bích mục thử”. Phấn khởi và yên tâm hơn, lão tin rằng Long Vân Tú Sĩ sẽ bại vong vì kiệt lực trước.
Nhưng cũng chính thời điểm ấy, Quảng Chiêu Phong không còn nhẫn nhịn được nữa, đem tuyệt kỹ thủ thân ra sử dụng. Lão thoái hậu để tránh một đòn hoành tảo của kim thương, rồi đề khí bốc lên không trung, giáng xuống ba đạo chưởng kình ác liệt.
Nam Thiên Tôn đảo bộ tránh hai chưởng đầu rồi đưa tả thủ đón chưởng thứ ba. Đồng thời, lãi vươn hết tầm thương định đâm một nhát thần tốc vào cái cơ thể đang sắp sa xuống.
Song khi mũi kim thương còn cách người kẻ địch vài gang thì Từ lão nhận ra một tia sáng màu xanh nhạt đang bay đến trước mặt mình. Lão kinh hoàng nghiêng đầu né tránh, nhưng không còn kịp nữa. Đạo chỉ kình kia nhanh tựa tên bay, xé gió xoèn xoẹt xạ thẳng vào mắt trái Nam Thiên Tôn. Không chỉ nhãn cầu mà não bộ của Nam Thiên Tôn cũng bị xuyên thủng. Lão rú lên thảm khốc, buông rơi νũ кнí, ôm vết thương và gục ngã. Nam Thiên Tôn quằn quại một lúc rồi bất động.
Cử tọa bàng hoàng trước cái ૮ɦếƭ bất ngờ của Nam Thiên Tôn cũng như tuyệt kỹ cách không chỉ lực thất truyền kia. Sử võ lâm chỉ nói đến “Thanh Hà thần chưởng” nhưng không ngờ tuyệt học Thái Sơn lại có cả phần chỉ pháp.
Công phu này vốn không xa lạ với các phái võ lâm. Những cao thủ lão thành tu vi chừng bốn mươi năm, nếu khổ luyện đúng cách thì có thể xạ ra một đạo chỉ phong, song chỉ dài độ hai ba gang tay chứ không Gi*t người ở khoản cách xa gần một trượng như “Thanh Hà chỉ pháp”.
Người bị chấn động băn khoăn lớn nhất chính là Chưởng môn phái Toàn Chân. Tùng Xuân Tử bồi hồi tự hỏi rằng phải chăng “Thần công Nhất dương chỉ” của tổ sư Vương Trùng Dương là có thực chứ chẳng phải là lời đồn! và tại sao tuyệt học ấy lại mai một, không truyền cho hậu bối? Ba trăm năm trước, phải chăng vì Vương tổ sư đột tử ở tuổi năm mươi tám, nên không kịp dạy lại công phu “Nhất Dương chỉ” cho Toàn Chân thất tử?
Dòng hoài niệm cay đắng của Tùng Xuân Tử bị cắt đứt bởi hồi trống hùng hồn của Hoài Âm Vương. Chu Kiềm hân hoan tuyên bố :
- Quảng hiền khanh thần công cái thế, đã đường đường chính chính thắng trận này. Đễ giữ đạo công bằng, Quảng khanh sẽ nghỉ ngơi, đến giờ thìn sáng mai mới đấu trận thứ hai.
Chẳng ngờ gã nói xong, Đoạt mệnh thương Lưu Côn Phổ, đệ tử mới của Nam Thiên Tôn quỳ xuống xin phép được mang xác sư phụ về Lĩnh sơn mai táng.
Đầu canh hai đêm ấy, Tần Hạnh Nga đột nhiên tìm đến Tử Khuê. Chàng kinh hãi hỏi :
- Sao nàng lại đến quá sớm như thế? Lỡ Chu Kiềm phát hiện ra thì sao?
Hạnh Nga mỉm cười trấn an :
- Tinh quân cứ yên tâm! Thi*p đã nhờ một con chồn nhỏ thế chân, tuyệt đối không thể bị lộ.
Rồi nàng nghiêm nghị nói :
- Tinh quân hãy tắt đèn, giả như đã ngủ. Chúng ta cùng bàn bạc một lúc rồi thi*p sẽ đưa chàng đi gặp người thân.
Tử Khuê mừng rỡ quạt tắt ngọn bạch lạp, lên giường nằm. Tần Hạnh Nga nằm cạnh chàng, thỏ thẻ nói :
- Liệu Tinh quân có đủ sức đả bại Long Vân Tú Sĩ hay không?
Tử Khuê rầu rĩ lắc đầu :
- Không! Ta đã suy nghĩ rất nhiều, cố tìm ra cách đối phó với lão ta, song chỉ hoài công, trừ phi thí mạng. Nhưng ta vì tông mạch nhà họ Quách cũng như hạnh phúc của người thân mà chẳng thể ૮ɦếƭ sớm được.
Tần Hạnh Nga im lặng một lúc rồi mới nói với giọng tư lự :
- Tinh quân biết cân nhắc trọng khinh vậy là rất tốt. Hơn nữa, vận nước đang hồi u ám nên giang hùng đua nhau xuất hiện, mưu đồ chung đỉnh. Chàng đã lỡ vướng vào ân oán võ lâm tất không thể khoanh tay đứng nhìn. Ngoài Long Vân Tú Sĩ, Tinh quân vẫn còn những kình địch khác nữa. Vả lại, bậc Chân nhân vốn chẳng cưỡng cầu, trông chừng mệnh trời mà hành sự.
Tử Khuê sực nhớ đến một nghi vấn, bèn ngắt lời Hạnh nga :
- Này Tần Vương! Nàng là bậc thần thông quảng đại, liệu có thể cho ta biết hạ lạc của “Diêm Vương quỷ kỳ”?
Hạnh nga cười khúc khích :
- Chàng quá khen khiến thi*p hổ thẹn. Hồ ly tinh chớ nào phải thần tiên.
Nhưng may là thi*p lại có thông tin về lá cờ ấy. Nó hiện nay nằm trong tay Long Vân Tú Sĩ.
Tử Khuê giật mình kinh hãi, nghi hoặc vặn lại :
- Thế còn “Phong Đô thần chưởng”của Xoa Lạp cốc chủ Nhạc Tự Cương thì thế nào? Ta thấy oai lực của nó chẳng khác gì “Diêm Vương quỷ kỳ”.
Tần Hạnh Nga nghiêm nghị giải thích :
- Khi nghe Long Vân Tú Sĩ kể lại chuyện ấy cho Hoài Âm Vương nghe, thi*p đã sai thủ hạ đi Tung Sơn dò hỏi. Bọn hồ ly núi Thiếu Thất đã báo rằng Nhạc Tự Vương người đầy yêu khí, có vẻ như đã luyện “Chiêu hồn đại pháp”.
Tử Khuê buồn thảm nói :
- Ta là người võ sĩ chỉ biết sở cậy vào ba thước gươm thiêng. Nay kẻ ác có tà pháp hộ thân thì người hiệp khách chỉ còn cách quy ẩn.
Tần Hạnh Nga lắc đầu, tủm tỉm cười bảo :
- Tinh quân là khắc tinh của mọi loại tà pháp. Chàng cứ yên tâm mà giáng ma vệ đạo.
Tử Khuê thầm vui trong dạ, hào khí sục sôi, không còn chán nản, yếu thế nữa. mặc dù đã tin vào cốt cách thần tiên của mình, song chàng lại yêu những gì chân thực, có tình người.
Chuyện trò thêm một lúc, bỗng Tần Hạnh Nga nghẹn ngào, thỏ thẻ :
- Thi*p là phận chồn tinh hèn mọn, được hầu hạ Tinh quân vài đêm ngắn ngủi cũng là đại hạnh. Duyên bèo nước đến đây là dứt, thi*p sẽ đưa chàng rời Vương phủ, đến núi Thốc sơn rồi chia tay mãi mãi.
Tử Khuê bùi ngùi cảm động, song chẳng nói gì vì số phận đã an bài như thế.
Chàng bồi hồi hôn lên trán Tần Hạnh Nga rồi trỗi dậy thu xếp hành lý.
Tử Khuê bồng mỹ nhân trên tay, thản hhiên đi qua cổng chính Vương phủ mà chẳng hề bị chặn lại, dường như không ai nhìn thấy chàng cả.
Trước khi theo Trương Thiên Sư vào phủ, Tử Khuê đã mướn một phòng trong khách điếm, để có chỗ hóa trang và gởi ngựa. Giờ đây, chàng đến đấy lấy tuấn mã, sau khi trả tiền trọ và thưởng cho tiểu nhị.
Cổng thành vẫn còn mở, Tử Khuê thúc ngựa phi mau. Tần Hạnh Nga ngồi trong lòng chàng, nhẹ như bông nõn.
Ba khắc sau, Tử Khuê dừng cương xuống ngựa ở cánh rừng mé hữu Long Vân bảo, phía nam chân núi Thốc sơn.
Sào huyệt của Quảng Chiêu Phong được canh gác cần mật, đèn đuốc sáng trưng, bọn tuần tra qua lại trên đỉnh tường.
Bảo là một loại kiến trúc tương tự như thành, song nhỏ hơn. Tường bảo khá dày, trên có địch lâu và đường đi để các cung thủ triển khai khi bị tấn công.
Tử Khuê bâng khuâng hỏi :
- Tần Vương! Chúng ta sẽ vào bằng cách nào?
Hạnh Nga lắc đầu, nhìn chàng bằng ánh mắt xót thương, lên tràn ra từ đôi mắt huyền tuyệt đẹp, lóng lánh dưới ánh sao thu. Nhờ nhãn lực tinh tường, Tử Khuê đã nhận ra vẻ bi thương ấy, hốt hoảng hỏi dồn :
- Tần Vương! Chẳng lẽ họ đã ૮ɦếƭ cả rồi sao?
Hạnh Nga gật đầu, buồn bã kể :
- Thi*p đã huy động bọn tiểu hồ điều tra rất kỹ lưỡng, được biết trên ấy Long Vân Tú Sĩ đích thân thống lĩnh thủ hạ tấn công Quách gia trang. Lão ta là người độc ác và hẹp hòi, chẳng chịu bỏ qua bất cứ mối hiềm khích nào dù nhỏ bé. Huống chi, Xảo Diện Khách Khưu Trọng Nhiệm lại chính là cháu ruột của Quảng Chiêu Phong.
Long Vân Tú Sĩ đã ra lệnh Gi*t sạch và ςướק hết tài sản quách gia trang.
Lũ chồn nhỏ ở phía tây sông Thạch Lương kể rằng đã có mấy chục người bay lên không trung Nghe xong Tử Khuê tuyệt vọng đến mức thân hình lảo đảo, cơ hồ ngất xỉu.
Hạnh Nga vội đưa tay đỡ chàng và nói tiếp :
- Nhưng lệnh đường vẫn sống sót, bị Long Vân Tú Sĩ bắt về giam cầm ở đây.
Tin vui này đã khiến cho Tử Khuê tỉnh táo lại đôi chút, nghẹn ngào bảo :
- Tạ ơn trời phật. ta sẽ vào giải cứu gia mẫu mới được.
Hạnh Nga lại lắc đầu, nghiêm nghị nói :
- Không cần đâu! Bọn hồ ly đã làm việc ấy. Nhưng lệnh đường đã cụt một tay, và còn bị Quảng Chiêu Phong tra khảo tàn nhẫn để hỏi han bí mật của mảnh “Bát Quái chiếu yêu đồng kính”. Do đó, chàng phải mau chóng đưa lệnh đường về Hứa Xương tĩnh dưỡng. Rễ của cây “Hắc Ngọc tiên đào” mới cứu được mạng bà.
Dứt lời, nàng lên tiếng gọi :
- Bạch Nhi đâu, mau đem người ra đây!
Lập tức có tiếng lá cây sột soạt và bốn bóng người đi tới, tay khiêng một chiếc cáng. Đó là bốn thiếu nữ áo trắng, dáng vóc nhỏ thó. Họ nhẹ nhàng đặt cáng xuống rồi thi lễ :
- Chúng đệ tử bái kiến Tinh Quân.
Tử Khuê gật đầu cho phải phép, ngồi ngay xuống xem xét tình trạng của mẫu thân. Tần Hạnh Nga lấy ra một viên dạ minh châu tỏa sáng xanh nhạt, soi rọi cho chàng.
Tử Khuê bật khóc khi thấy mẹ hiền đã tàn phế, thân thể gầy trơ xương và hơi thở nhẹ như tơ. Lửa thù hận trong lòng chàng bốc lên ngùn ngụt, chỉ muốn quay lại ngay Vương phủ để phân thây Long Vân Tú Sĩ.
Tần Hạnh Nga hiểu được điều ấy, lạnh lùng bảo :
- Chàng chưa đủ sức đẻ báo thù đừng nghĩ ngợi cho uổng công. Nhưng nếu chàng muốn tiết hận, thi*p sẽ cho nổ tung Long Vân bảo Gi*t sạch bọn đệ tử Quảng tú sĩ.
Tuy đang chìm đắm trong lửa hận, Tử Khuê vẫn còn giữ được lương tri.
Chàng cau mày bác bỏ :
- Không nên! Kẻ gieo nhân sẽ gặt quả. Ta không thể sát hại một lúc mấy trăm người, tổn hại đến lòng nhân của trời đất. Kẻ chỉ huy chính là Long Vân Tú Sĩ, còn họ chỉ là tay sai.
Tần Hạnh Nga mỉm cười hài lòng :
- Thiện tai! Thiện Tai! Chàng quả đáng mặt Khuê tinh. Trong lúc cùng cực này mà cũng vẫn giữ được đức nhân. Thi*p sẽ vì chàng mà báo oán, khiến Quảng Chiêu Phong trắng tay, song chẳng Gi*t một ai. Chàng hãy xem đây!
Nói xong, Tần Hạnh Nga xõa tóc, quay về hướng Long Vân bảo bắt ấn, niệm chú, lập tức quái phong nổi lên hướng về phía Long Vân bảo và ẩn hiện hàng ngàn hồn ma, bóng quế đang gào thét ghê rợn.
Bọn võ sĩ tuần tra kinh hoàng rú lên, nhảy cả xuống đất. Lát sau, gần ngàn người trong Long Vân bảo hốt hoảng chạy bán sống bán ૮ɦếƭ ra khỏi nơi đầy ma quỷ ấy. Chúng không dám dừng chân vì đám hồn ma đuổi theo, lởn vởn sau lưng. Chắc chắn rằng sau trận này chẳng còn tên nào còn dám quay lại đây nữa.
Đến lượt ả tỳ nữ Bạch Nhi và bọn hồ ly tiểu tốt núi Thốc Sơn hành động.
Long Vân Tú Sĩ thiện nghề hỏa dược nên trong bảo có cả một kho thuốc nổ. Giờ đây số hỏa pháo ấy được rải khắp các cơ ngơi rồi phát nổ thiêu hủy toàn bộ Long Vân bảo.