Bạch hổ tinh quân - Hồi 19a

Tác giả: Ưu Đàm Hoa


Sáng sớm hôm sau, Quách Xuân Hương bưng thau nước ấm và khăn sạch đến phòng phụ thân.
Nàng luôn đích thân làm việc này chứ không sai tỳ nữ hoặc em dâu. Đây là dịp hiếm hoi để nàng tỏ lòng hiếu kính với cha già. Tuy đã tục huyền, Quách lão vẫn luôn yêu thương chị em nàng, không để họ chịu thiệt hoài như thói thường tình.
Xuân Hương vừa đặt thau nước xuống chiếc giá gỗ trước tấm gương đồng, thì bị ai đó ôm chặt từ phía sau. Nàng tưởng đấy là đứa em dâu ngốc nghếch họ Trách, nào ngờ nghe tiếng nam nhân :
- Nhị thư! là tiểu đệ đây!
Nhận ra giọng nói thân thiết, nàng bàng hoàng nhìn vào mặt gương rồi bật khóc.
Nửa canh giờ sau, Đại tiểu thư Quách Thu Dung đến vấn an cha, và nước mắt lại rơi như mưa..
Qua sáu ngày, những triệu chứng của bệnh gan đã lui dần. tuy da, mắt còn vàng nhưng bụng không đau vì xẹp bớt. Hiện tượng này đã khiến cho Vương đại phu, thầy thuốc của Quách lão phải ngạc nhiên. Ông vô cùng tự hào, cho rằng mình đã trở thành Đệ nhất thần y của Trung Hoa. Nhưng khi xem xét lại những toa thuốc mà mình đã kê thì thấy cũng giống như của vài bệnh nhân đã qua đời. Thực ra, Quách Thiên Tường đã không uống chúng từ lúc con trai mang rễ cây tiên đào về.
Song song đó, do được gần gũi chàng, tâm bệnh của Thanh Chân cũng dần dần thuyên giảm, nhớ lại vài dữ kiện giải thích nguyên nhân của tai hoạ.
Thì ra, hồi đầu tháng sáu, Long Vân Tú Sĩ Quảng Chiêu Phong có cử sứ giả đến Quách gia trang, đòi gặp Ngân Diện Hầu. Khi nghe nói Tiêu Mẫn Hiền không còn ở đây, gã sứ giả đã nói rõ mục đích là viên ngọc màu đen.
Dịch Quan San biết giữ chỉ mang họa nên đã trả lại. Vậy thì tại sao Long Vân bảo vẫn tấn công Quách gia trang? Tử Khuê suy nghĩ mãi mà không hiểu nỗi. Chàng chỉ còn một giả thiết là Long Vân Tú Sĩ muốn bắt sống người thân của chàng để uy Hi*p Trung Thiên Tôn. Và nếu đúng như vậy thì họ không ૮ɦếƭ, đang bị giam ở Thốc Sơn. Đấy là manh mối, là hy vọng duy nhất. Tử Khuê quyết định xuôi Nam một phen.
Mờ sáng ngày hai mươi hai tháng chín. Tử Khuê rời Hứa Xương. Trách Chân nhân đòi theo nhưng chàng không cho.
Lòng ky sĩ nóng như lửa đốt trên vó ngựa phi mau. Tuấn mã của Tử Khuê có bề ngoài tầm thường chẳng mang đặc điểm nào khác lạ, lông tuyền một màu hung đỏ. Điều này rất có lợi vì người ngoài không thể dựa vào ngựa mà đoán lai lịch chủ nhân.
Dáng vóc của nó còn thấp nhỏ hơn bình thường một chút do lai giữa nòi Đại Uyển và nòi Vân Nam.
Giống ngựa Đại Uyển nổi tiếng về tốc độ nước rút, còn ngựa Vân Nam thì rất bền sức và giỏi leo dốc. Cho nên người bạn bốn chân tên Ký nhi của Tử Khuê có những đức tính ấy. nếu nó không phải là Thiên Lý mã, Ngân Diện Hầu Tiêu Lạp Dân đã không bỏ ra hai ngàn lượng bạc để mua về.
Đường quan đạo từ Hứa Xương xuống Tín Dương là đường trục chính Bắc - Nam, đường huyết mạch nên khá tốt, vì thường xuyên được tu bổ. nhưng Tử Khuê rất mến tuấn mã của mình, chẳng nỡ bắt nó trổ tài ngàn dặm.
Năm ngày sau, Tử Khuê còn cách Tín Dương hơn chục dặm, có thể nhìn thấy màu đỏ của rừng Phong trên đỉnh núi Thốc Sơn. Nét đẹp ấy của mùa Thu chỉ làm cho nỗi buồn trong tâm hồn Tử Khuê thêm bát ngát.
Chàng cố nén lòng quay đi, vì phải đến La sơn thăm dò tình hình của nghĩa phụ Trung Thiên Tôn trước đã.
Xế trưa, Tử Khuê vào thành Tín Dương, tìm chỗ dùng cơm. Tín Dương là địa phương phồn thịnh nhất vùng cực nam tỉnh Hà Nam. Thành quách đồ sộ, rộng rãi, đường phố lát đá phẳng phiu, nhà cửa khang trang, quán xá, hiệu buôn rất nhiều.
Cảnh vật Tín Dương đã gợi cho Tử Khuê nhớ đến lần cùng Thiết Đảm Hồng Nhan ghé qua đây. Tống Thụy cũng có mặt ở Quách gia trang, trong đêm cuối tháng sáu và với tính khí của nàng thì chỉ e lành ít dữ nhiều. Trác Thanh Chân kể rằng tống Thụy đã thọ thương, y phục đẫm máu hồng song vẫn chiến đấu như hổ dữ.
Thanh Chân đã thoát ra theo lối cổng chính chứ không phải bằng đường hầm bí mật thông với sông Thạch Lương. Chỉ có kẻ si ngốc mới hành động như thế. Song kỳ diệu thay, mặt ấy lại chẳng có kẻ địch nào đủ sức chống đỡ những đạo “Lôi Đình thần chưởng” của Thanh Chân, và với tài khinh công siêu phàm dẫu phải cõng một người trên lưng, nàng vẫn lướt nhanh như gió khiến đối phương trở tay không kịp.
Sau này, Quách Tử Xuyên, Tổng binh thành Hứa Xương đã theo lời dặn của bá phụ mà kiểm tra đường thoát hiểm ra sông. Gã nhận thấy lối ấy đã đổ sập, nhưng không rõ trước hay sau khi có người kịp thoát ra.
Tử Khuê hiểu rằng càng suy nghĩ càng tuyệt vọng nên cố gạt muộn phiền, tập trung vào mục đích trước mặt.
Đến giữa thành, nơi giao nhau của hai đường phố chính, chàng rẽ trái và dừng cương ngay phạn điếm đầu tiên. Quán cơm ấy mang chiêu bài Duyệt Tân đại phạm điếm, là nơi chàng và Thiết Đảm Hồng Nhan đã từng ghé vào.
“Duyệt Tân” có nghĩa là làm vui lòng khách. Mà khách thì kẻ thanh người tục, nên phạn điếm này bán cả món chay lẫn món mặn.
Tình cờ, hôm nay Tử Khuê lại đang mặc đạo bào xanh, cải trang thành một đạo sĩ. Trong trận tấn công Hoàng Phong Hầu phủ, phe Long Vân bảo đã có một tên thoát ૮ɦếƭ là Thiếu Lâm Thần Côn Lã Hoa Dương, cho nên Tử Khuê chẳng dám mang dung mạo Trường Mi thư sinh mà mò đến cứ địa của kẻ thù.
Chàng đã dày công nghiên cứu pho “Dịch dung bí kíp”, thức ngộ được rằng có những cách cải trang đơn giản song cực kỳ hữu hiệu, chỉ vài nét chấm phá tinh tế bằng thuốc màu cũng đủ khiến mặt chàng khác trước.
Tử Khuê trao dây cương và dặn gã tiểu nhị lấy loại yến mạch tốt nhất cho tuấn mã. Để đảm bảo rằng Ký nhi sẽ được chăm sóc tốt, chàng đã thưởng cho gã ta một tờ tiền giấy Đại Minh Thông Hành Bảo Sao, trị giá năm lượng bạc.
Sự hào phóng này đã sớm được loan báo đến những kẻ phục vụ khác, nên mâm cơm chay của Tử Khuê rất thịnh soạn, đắt tiền. Và có tới hai gã tửu bảo đứng hầu cạnh bàn với dáng điệu cúc cung tận tụy.
Chúng tin rằng lát nữa sẽ vòi được món tiền thưởng béo bở.
Ăn xong, Tử Khuê nhâm nhi chén trà thơm nhìn ra ngoài đường phố.
Chàng vô cùng kinh ngạc khi lần lượt thấy những nhân vật quan trọng và quen thuộc đi ngang qua về hướng của đông thành.
Họ gồm năm vị Chưởng môn Bạch đạo, trong Hội đồng Võ lâm, chỉ thiếu Trương Thiên Sư. Sau đó là Trình Thiên Kim, Thần Đao bảo chủ Tần Minh Viên, hai người này mặc tước phục đầy đủ, nét mặt rất trầm trọng.
Kỳ lạ hơn nữa là việc cả Tổng binh thành Đăng Phong Trịnh Trường Hoài cũng đến đây.
Tử Khuê liền quay sang hỏi gã tiểu nhị :
- Này thí chủ! Chẳng hay ở cửa đông thành có đại sự gì vậy?
Gã ta hớn hở đáp ngay với dáng vẻ vô cùng quan trọng :
- Bẩm đạo trưởng! đây là sự kiện mà chẳng phải ai ở Tín Dương này cũng được phép biết. Do đệ tử có người bào muội làm tỳ nữ trong Vương phủ nên mới tỏ tường. Số là thế này....
“Cách nay gần tháng, trong phủ đệ của Hoài Âm Vương gia bỗng xuất hiện yêu quái, trời đổ mưa dữ dội và Lôi Thần đã giáng mấy 乃úa xuống hoa viên để diệt trừ con yêu ấy. Khổ thay! Chắc là yêu quái chạy vào nhà ẩn trốn nên đã có một nhát 乃úa đánh trúng mái hành lang dãy phòng của Vương phi.
Bà ta không hề bị tổn thương da thịt song lúc mê lúc tỉnh cho đến tận bây giờ, cơ thể thì cứ co giật liên tục.
Các bậc danh y đất Tín Dương và lân cận đều bó tay, nên Vương gia đã treo bảng cầu hiền, hứa thưởng vạn lượng vàng cho ai cứu được Vương phi...”
Nghe xong, Tử Khuê đoán ra vì sao những nhân vật lúc này phải đến Tín Dương. Trình Thiên Kim, Tần Bảo chủ và Trịnh tổng binh là những người có mặt hôm Âu Dương Mẫn bị Gi*t. Hoài Âm Vương muốn tìm viên “Tỵ Lôi thần châu” nên hỏi họ. Ba người ấy sẽ cứng họng vì chính chàng đã lấy viên ngọc giả ấy để phi tang lúc rút mũi “Thất Hưu đao” ra khỏi xác lão ác ma.
Còn các phái võ lâm đến Vương phủ là để dâng thuốc quý hoặc nỗ lực cứu mạng Vương phi. Họ không thể không đến vì Hoài Âm Vương Chu Kiều vừa được Thiên tử giao thêm trọng trách chấn hưng nền võ học Trung Hoa.
Nghĩa là ông ta quản lý tất cả những môn phái, bang hội trong võ lâm.
Tử Khuê còn đang cân nhắc thì phát hiện vài đoàn người ngựa đi qua của phạn điếm. Lần này là bọn tà ma Lôi Đình thần cung, Nam Bắc bang. Chàng nhận ra họ nhờ những lá cờ hiệu oai phong lớn bằng cả manh chiếu.
Tử Khuê càng thêm bối rối, cố tìm ra cách cứu người mà không để lộ thân phận thực. Chàng là người nhân hậu, chẵng nỡ để bà Vương phi đáng thương kia ૮ɦếƭ oan được. Chàng quyết định tìm chỗ kín đáo. Hóa trang cẩn thận rồi đi đến Vương phủ.
Nhưng chàng chưa kịp rời bàn thì Trương Thiên Sư và ba bốn chục đệ tử bước vào phạm điếm. Họ mang theo đến hai cỗ xe song mã chở đầy cờ xí, quạt lọng, nhạc cụ, chắc là lập pháp đàn cầu đảo hoặc tróc yêu.
Tử Khuê khấp khởi mừng thầm, hiểu rằng có thể mượn tay Thiên Sư giáo hành động. Mọi người, cả bạn lẫn thù đều sẽ tưởng nạn nhân thoát ૮ɦếƭ là nhờ pháp lực của Huyền Thiên Chân Quân Trương Sách.
Chàng liền ngồi lại, gọi một bình rượu nhỏ vừa uống vừa tính toán kế sách.
Trương Thiên Sư đồng bàn với hai lão tuổi lục tuần, có lẽ là các sư đệ.
Trương giáo chủ chỉ ăn có một chén cơm đã buông đũa, rót rượu uống, sắc mặt đầy nét ưu tư. Hai người kia thấy vậy cũng vội vã nuốt chén cơm, chẳng dám ăn thêm.
Trương Thiên Sư rót rượu cho họ rồi buồn bã nói :
- Nếu Vương phi bị con yêu kia nhập vào thì may cho chúng ta. Bằng như bà ta chỉ thuần tuý mang những triệu chứng của người bị sét đánh thì phép thuật của bổn giáo sẽ vô dụng. Khổ thay! Hoài Âm Vương lại khăng khăng cho rằng Vương phi bị yêu quái mượn xác. Phen này, nếu thất bại thì bổn giáo sẽ mất hết tiếng tăm và không còn được triều đình trọng vọng nữa. Do vậy, bổn nhân đành phải hy sinh mười năm tuổi thọ, dùng phép “Dĩ niên đảo mệnh” mà cứu người.
Hai sư đệ của ông lập tức biến sắc. Một người rầu rĩ nói :
- Hà tất Giáo chủ sư huynh phải dùng đến hạ sách ấy. Trong lịch sử hơn ngàn năm, bổn giáo đã từng trải qua nhiều lần suy rồi lại thịnh. Nay có lỡ gặp hồi bĩ cực thì cũng do sự vận hành của đại đạo. Mong Giáo chủ sư huynh nghĩ lại.
Trương Sách cười thảm, lắc đầu :
- Khổng Phu Tử từng nói: “Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức”.
Lúc này, Phật giáo đang thời kỳ hưng thịnh, chùa chiền mọc lên như nấm. Còn Đạo giáo thì càng ngày càng ít tín đồ. Bổn nhân không thể để cơ nghiệp Thiên Sư giáo tiếp tục suy thóai, nếu không sẽ chẳng mặt mũi nào xưng là hậu duệ của Trương tổ sư.
Tử Khuê cũng là đạo sĩ nên biết Trương tổ Sư đây là Trương Đạo Lãng, người sáng lập ra Ngũ Đấu Mê Thuyết Đạo thời đông Hán, chứ không phải là Trương Tam Phong, tổ sư của Võ Đang.
Tử Khuê chẳng hề bài bác Phật pháp, song vẫn thiên về học thuyết Lão Trang. Chàng chợt bùi ngùi xót xa cho viễn cảnh lụi tàn của một tôn giáo vĩ đại nhất Trung Hoa. Chàng cũng thầm kính phục Trương Thiên Sư, vị Giáo chủ đầy nhiệt huyết, dám hy sinh vì nghĩa cả.
Tử Khuê đã có kế sách vẹn toàn, bèn bước đến thi lễ và nói nhỏ với Trương Thiên Sư :
- Đệ tử là Vu Diệp, xin bái kiến Giáo chủ.
Đầu giờ Mùi, phái bộ Thiên Sư giáo tiến vào Vương phủ. Giờ đây, sắc mặt của Trương Thiên Sư vô cùng rạng rỡ, tươi tắn, vì ông đã nắm chắc thành công.
Sự xuất hiện bất ngờ của kẻ sở hữu “Tỵ Lôi thần châu” đã khiến Trương giáo chủ vui mừng không xiết, nhất là khi Tử Khuê khẳng định rằng mình đã từng cứu mạng một nạn nhân của Lôi Thần.
Đám đạo sĩ đệ tử được bọn gia đinh Vương Phủ đưa xuống hậu viện. Chỉ có Trương Thiên Sư và hai sư đệ tiến vào đại khách sảnh. Tử Khuê giả làm đệ tử hầu cận Giáo chủ, vai mang kiếm pháp, tay cầm phất trần, bám sát Trương Thiên Sư. Nếu ai có hỏi thì Trương Sách sẽ khai chàng mang đạo hiệu Nguyên Thông.
Lúc này, trong đại khách sảnh có khá đông người và mặt ai cũng nặng trĩu lo âu. Ngay cả bậc cao tăng đắc đạo như Phương trượng Thiếu Lâm mà cũng không bình thản nổi, lý do là vì Hoài Âm Vương Chu Kiềm khét tiếng nóng nảy, ngang ngược, hành động bất chấp đạo lý. Nếu ái phi của gã mệnh hệ gì thì các phái khó tránh khỏi tai họa.
Tuy tình hình cổ quái, bất thường song Chu Kiềm lại được Thiên tử nể vì.
Bản thân Hoài Âm Vương có công trấn giữ biên ải suốt mười năm trời, nhiều năm vào sinh ra tử đánh đuổi rợ ௱ôЛƓ, bảo toàn cương thổ. Nhờ công trạng ấy, Chu Kiềm được ban cho “Miễn tử kim bài”, tức giấy phép Gi*t người.
Dẫu cho Hoài Âm Vương không Gi*t các Chưởng môn thì chí ít cũng cấm họat động hoặc không cho mở trường dạy võ. Lúc ấy, mấy phái tăng đạo sẽ đói meo, sống bằng của bố thí y như Cái bang vậy. đấy là những phái có truyền thống lâu đời, được nể nang đôi chút. Còn những bang hội khác thì bị dẹp tiệm là cái chắc. Ngay cả bọn ma đầu cái thế như Lôi Đình Đế Quân, Long Vân Tú Sĩ, Xoa Lạp cốc chủ, Nam Thiên Tôn.. cũng chẳng dám kháng lệnh của Chu Kiềm.
Nhưng ngược lại, nếu phái nào cứu được Vương Phi thì sẽ chiếm được cảm tình của Chu Kiềm và đứng đầu võ lâm. Do đó, ai cũng mang theo linh đan, diệu dược để lập công, song chăng ai dám tin chắc mình sẽ thành công.
Trong tâm trạng u ám ấy, những người đến trước chào hỏi Trương Thiên Sư chẳng mấy nồng nhiệt. Chỉ có mình Bang chủ Cái bang là còn kha khá. Ăn mày thì chẳng còn gì để mất cả.
- Này, Trương giáo chủ! Cả võ lâm trông cậy vào tài bắt ma của ông đấy!
Tần Bảo chủ chợt buột miệng than thở :
- Chỉ sợ bệnh của Vương phi chẳng phải là do yêu quái gây ra. Lúc ấy thì biết tìm viên “Ty Lôi thần châu” ở đâu. Hôm đó, lão phu không hề nhìn thấy viên ngọc nọ trên người của Âu Dương Mẫn.
Trương Thiên Sư khoa tay mỉm cười :
- Thần Đao Bá chớ lo! Bần đạo đã sớm nhận ra Vương phủ đầy yêu khí.
Con yêu này tuy lợi hại, thoát được sự trừng phạt của Lôi Thần, song sẽ phải bỏ đi khi bần đạo lập đàn, thỉnh Nhị Lang Thần giáng hạ. Nhị Lang là vị thần được thờ phụng trong Đạo giáo, và có đến hai nguyên hình. Một là con trai thứ của Lý Băng, quận Thú đất Thục thời nhà Tần, gọi là Lý Nhị Lang. Họ Lý có công giúp cha xây đập sông Mân Giang, tây bắc huyện Quán, tỉnh Tứ Xuyên, nên được bách tính nhớ ơn, xây miếu Nhị Lang để cúng tế. Hai là Dương Tiễn, “Dương Nhị Lang” trong tây Du Ký và Phong Thần Diễn Nghĩa.
૮ɦếƭ nỗi, thần giả nổi tiếng hơn thần thực, nên sau này khi nhắc đến Nhị Lang Thần là người ta nghĩ ngay đến gã Dương Tiễn ba mắt, có con Hạo Thiên Khuyển. Sức mạnh của văn chương quả là ghê gớm!
Nhắc lại, khi nghe Trương Thiên Sứ tuyên bố chắc nịch đầy tự tin như thế, cử tọa bán tín bán nghi, song chẳng ai buồn mở miệng hỏi thêm và đấy cũng là lúc Hoài Âm Vương xuất hiện sau giấc ngủ trưa.
Đại khách sảnh là nơi Hoài Âm Vương tiếp kiến quan lại các địa phương, nên phần nền hướng bắc được tôn cao và có năm bậc thang. Thay cho long ngai là một cỗ đại ỷ bằng danh mộc đen bóng, chạm trổ cầu kỳ. Hai bên đại ỷ còn có thêm bốn chiếc ghế dựa, vây lấy ba mặt của một án thư.
Hoài Âm Vương đi ra từ cánh cửa phía đông của bức vách, theo sau là đội giáp sĩ và ba người mặc thường phục. Hai trong ba kẻ ấy là người quen. Bác Lỗ Tiên Sinh Lương Viễn Phương và Diệu Thủ Thần Cơ Tư Mã Uy. Nhân vật thứ ba mặt đạo bào xanh, đầu đội mũ quả dưa, tay cầm quạt lông, mặt sáng như trăng rằm, trông rất giống Gia Cát Lượng.
Bang chủ Cái bang cau mày, nói nhỏ với Vân Thiên Tử :
- Thì ra Long Vân Tú Sĩ đã sớm dựa dẫm vào thế lực của Hoài Âm Vương.
Võ lâm nguy mất thôi!
Tử Khuê đứng hầu Trương Thiên Sứ ở bàn kế bên, nghe được câu nói ấy liền chăm chú quan sát Quảng tú sĩ. Cũng như hầu hết những tên đại gian ác khác, dung mạo lão ta thanh tú, hiền hòa, dễ mến. Kẻ lộ nét xảo quyệt chỉ là phường tiểu yêu, chẳng thể mưu đồ việc lớn. Chàng ngấm ngầm thở dài, nhìn sang Hoài Âm Vương. Té ra, Chu Kiềm tuổi tác chỉ độ ba mươi bốn, ba mươi lăm, thân hình vạm vỡ tráng kiện, khác hẳn với Long Vân Tú Sĩ, tướng mạo gã thô kệch, trán thấp, mũi to, môi mỏng, gò má cao, lông mày rậm giao nhau ở mi tâm. Và phía dưới cặp chân mày phá tướng ấy là đôi mắt rắn vô cùng đáng sợ.
Chu Kiềm lại còn hơi gù lưng, trông rất xấu xí.
Tử Khuê đã hiểu vì sao Hoài Âm Vương không được kế vị ngôi hoàng đế, dù gã là anh của đương kim thánh thượng.
Lúc này, mọi người đều đứng cả lên để đoán Chu Kiềm. họ không phải quỳ vì Tổng quản Vương phủ đã dặn dò trước rằng Vương gia mang cốt cách võ tướng, chẳng thích lễ nghi phiền toái.
Chu Kiềm không ngồi xuống, đảo mắt quan sát đám khách khốn khổ kia, rồi cau mày hỏi với vẻ bực bội :
- Này, Trương Tổng quản! Khanh chưa mời được Trần tiên trưởng núi La Sơn hay sao?
Vị Tổng quản họ Trương sợ hãi ấp úng đáp :
- Khải bẩm Vương gia! Nô tài đã bốn lần đến La Sơn để thỉnh lão Trần Tiên nhưng không gặp được. Lão tiều phu nơi chân núi bảo rằng Trung Thiên Tôn đi vân du Nam Hải, khoản giữa tháng mười mới về.
Hoài Âm Vương lộ rõ vẻ thất vọng, chứng tỏ đã tin tưởng vào pháp lực hoặc y thuật của Trần Ninh Tĩnh. Biết cử tọa đang thắc mắc, Chu Kiềm liền giải thích :
- Trần chân nhân chính là bậc địa tiên thời nay, nên bổn Vương hết lòng tôn kính. Năm kia, khi bổn Vương mới về đất Tín Dương, do thủy thổ bất phục mà lâm trọng bệnh. Trần tiên trưởng nhờ thần thông mà biết được đến đây cứu mạng Chu mỗ.
Nói xong, Chu Kiềm vẫy tay cho phép mọi người an toạ. Tử Khuê cùng bọn tiểu tăng, đạo đồng phải lùi ra ngoài, đúng sát vách đại sảnh.
Khi nhắc đến Trung Thiên Tôn thì giọng nói và sắc diện Hoài Âm Vương khá hiền hòa, nhưng giờ đây mặt gã lạnh như tiền, ánh mắt sắc bén rợn người.
gã nhìn cử tọa như đồ tể nhìn đàn gia súc, tính toán xem con nào béo tốt.
Trương Tổng quản đọc danh sách những nhân vật được triệu kiến. Khi nghe tên thì người ấy đứng len thi lễ và dâng thuốc quý, bất kể nó có liên quan gì đến bệnh tình của Vương phi hay không.
Quả là đáng tức cười vì hầu hết là thuốc trị nội ngoại thương bổ nguyên khí như Đại Hoàn đan, Thái Ất thần đan, Sinh Cơ tán, Bách Niên Sâm, Bách Niên Tam Thất, Hà Thủ Ô già....
Lôi Đình Đế Quân Trác Ngạn Chi nổi bật nhất vì đã mang đến một quả “Hắc Ngọc tiên đào” phơi khô. Lão rất tự tin vào kỳ trân và y thuật của mình nên mạnh dạn đề nghị :
- Khải tấu Vương gia! Dược lực của “Hắc Ngọc tiên đào” rất mãnh liệt, thảo dân phải đích thân đối chứng lập phương thì mới an toàn chữa trị và đạt hiệu quả.
Chu Kiềm cười nhạt :
- Ái khanh của bổn Vương là tiên nữ giáng trần, tuy đang lâm bệnh mà nhan sắc mị lực vẫn có thể nhi*p hồn bất cứ nam nhân nào, dù già hay trẻ. Nay cái lão ૮ɦếƭ toi Tư Mã Vy này cũng không kềm lòng nỗi, bị bổn Vương biến thành thái giám. Nếu Trác khanh không sợ bị thiến thì cứ việc đứng ra điều trị.
Toàn trường khi*p vía, chú mục nhìn gương mặt khó coi của Diệu Thủ Thần Cơ. Té ra luật trời thông minh khiến kẻ dâm đãng xảo quyệt như Tư Mã Vy phải chịu cung hình.
Dĩ nhiên Trác Ngạn Chi cũng xanh mật, lẵng lặng ngồi xuống. Tuy nhiên tuổi tác đã quá bảy mươi mà tóc lão vẫ xanh đen, da dẻ trắng trẻo mịn màng.
May mà ba chòm râu đã hoa râm. Nếu không, trông lão cũng chẵng khác gì mới tứ tuần. Đấy chính là hiệu dụng của “Hắc Ngọc tiên đào”.
Lôi Đình Đế Quân ngắm nghía hung thần họ Chu và thầm hối tiếc. Nếu biết phải chịu cảnh e dè, quy luỵ thế này thì lão đã chẳng vào trung thổ, mưu đồ nghiệp bá.
Rồi cũng đến lượt ba kẻ tội nghiệp có liên quan đến “Tỵ Lôi thần châu” Hoàng Phong Hầu, Thần Đao Bá, Tổng binh thành Đăng Phong đều dâng lên lễ vật rồi quỳ xuống biện bạch, đem tổ tông ra mà thề rằng chẳng thấy viên ngọc màu tím nọ.
May thay, Chu Kiềm tin họ, gã gật gù phán :
- Vậy thì có lẽ gã Tiêu Mẫn Hiên đã lấy trộm thần châu. Bằng cớ là gã không dám đến đây. Tội ấy, bổn Vương sẽ tính sau nếu pháp lực của Trương Thiên Sư không cứu nỗi Vương phi. Thực ra, bổn Vương tin rằng đây là bệnh do quỷ ám, vì nạn nhân bị sét đánh thường ૮ɦếƭ ngay. Hơn nữ, Tần cung cách xa hành lang đến tám trượng. Trương Thiên Sư là người đến sau cùng nên đứng chót danh sách. Biết đã tới lượt, ông đứng lên, chắp tay thi lễ, rồi điềm đạm nói :
- Vương gia quả là bậc anh minh, sáng suốt, bần đạo cũng đã nhìn thấy yêu khí bốc lên từ khu hậu phủ, và bận đạo tự tin có thể đuổi được yêu quái ấy ra khỏi ngọc thể của Vương phi.
Lời khẳng định lạc quan của Trương Sách đã làm cho Hoài Âm Vương phấn khởi. Nếu không chắc ăn thì Trương Thiên Sư chẳng dại gì cao giọng mà sau này mang nhục. Chu Kiềm nhoẻn miệng cười, để lộ hàm răng trắng khỏ, song mỗi chiếc đều hơi nhỏ và nhòn nhọn :
- Hay lắm! Bổn Vương xin đặt hết hy vọng vào Giáo chủ.
Rồi gã nghiêm giọng bảo cử tọa :
- Bổn Vương mời các vị ở lại Vương phủ, chờ dự tiệc mừng Vương phi khỏi bệnh.
Tiếng là mời song thực chất là giam lỏng.
o0o Đến tận chiều hôm sau, hai mươi ba tháng chín, pháp đàn “Nhị Lang Thần khổn yêu đại trận” mới chuẩn bị xong trong hoa viên Vương phủ.
Ba phái Toàn Chân, Võ Đương, Hoa Sơn cũng thuộc Đạo giáo nên Trương Thiên Sư phải bày biện y như thật, đầy đủ lễ tiết, thì mới mong qua mắt họ được. Cũng may là Trương Sách mang theo đủ đồ nghề, chỉ cần làm thêm vài thứ, nếu không phải mất đến ba ngày.
Trên thảm có trống giữa vườn hoa, Trương Thiên Sư cắm sào tre và dùng chỉ đỏ căng thành một hình Bát Quái Đồ. Trong cung dựng một lều hình vuông, mỗi cạnh trượng rưỡi, quây kín bằng lụa dày màu đen. Vị Vương phi họ Tần xinh đẹp kia sẽ nằm trong ấy, dĩ nhiên là trên giường nệm.
Trên tám góc và tám cạnh Bát Quái Đồ, cờ phướn cắm la liệt. Sào tre cao ✓út, phất phơ những lá bùa giấy vàng, chữ viết bằng máu gà trống. Dưới chân sào là một thau đồng lớn chứa gạo nếp. Dùng để cắm nhang. Ở tám cạnh Bát Quái Đồ, và bốn góc liều của Vương phi cũng có những chậu hương như thế. Vị chi tổng cộng là hai mươi bát nhang do hai mươi đạo sĩ trông nom, sẽ liên tục tỏa khói mịt mù che kín trận pháp. Danh nghĩa là để Nhị Lang thần giáng hạ tróc yêu, song thực chất là không cho người ngoài nhìn thấy Tử Khuê chui vào lều bệnh nhân.
Pháp đàn bằng gỗ, cao gần trượng, đặt ngay cạnh chính nam của hình bát giác, tức cung Khảm, vì đây là Hậu thiên Bát quái đồ của Văn Vương nhà Chu.
Trên pháp đàn đặt một bàn gỗ dài và trên bàn là vật hiến tế, nhang đèn. Song quan trọng nhất là tượng Lý Nhị Lang, cốt tre, ngoài phết giấy bồi được sơn phết tinh sảo, đẹp mắt.
Vị Nhị Lang Thần này đeo gươm, tay tả chống nạnh, tay hữu chỉ về phí rốn trận, tư thế rất oai nghiêm.
Chân đài gỗ cũng có những lò hương nghi ngút, và mười sáu đạo sĩ sẽ đứng quanh đấy, tay cầm nhạc cụ như chuông, mõ, sênh, phách, đàn, trống.
Trong số đó có Tử Khuê.
Đúng giữa giờ Tý, Trương Thiên Sư mang kiếm gỗ đào và phất trần, trèo lên pháp đàn, triển khai khổn yêu đại trận.
Trước đó, Tần vương phi đã được Hoài Âm Vương đích thân bồng ra, đặt vào lều vải. Gã điểm huyệt, phong tỏa tứ chi để nàng ta không bất ngờ bỏ chạy, phá hỏng buổi tế lễ.
Cúng kiếng thì phải có tên tuổi bệnh nhân, nạn nhân, nhờ vậy chúng ta biết vị Vương phi đáng thương kia tên Tần Hạnh Nga, sinh giờ Tý ngày rằm tháng chín năm Giáp Ngọ, tức năm Thành Hóa thứ mười, quê quán Hà Bắc. Tấu xảo thay, Tần vương phi và Tử Khuê ra đời cùng một lúc.
Khói từ mấy chục hò hương bốc lên ngùn ngụt, vì mỗi lò cắm cả bó chứ chẳng phải vài cây. Khói mù cùng với tiếng nhạc, tiếng tụng niệm trầm trầm đã tạo nên vẻ huyền ảo trang nghiêm cho pháp đàn. Các đạo sĩ trẻ cứ thản nhiên tấu nhạc và tụng những đoạn kinh quen thuộc trong pho Thái Thượng Cảm Ứng Thiên.
Trên đàn, Trương Thiên Sư cũng khấn vái, niệm chú, đốt bùa, cung thỉnh Nhị Lang Thần giáng hạ.
Ông hơi hổ thẹn vì phải đóng kịch, nên tự an ủi bằng cách thành tâm cúng tế xem như Tần vương phi đúng là bị ma ám vậy.
Lạ thay, gần nữa khắc sau, một luồng quái phong đột nhiên xuất hiện vần vũ trong khuôn viên trận khổn yêu, khiến cờ xí, bùa chú bay phần phật và làm lung lay cả pho tượng Lý Nhị Lang. Chính lúc ấy, đôi pháp nhãn của Trương Thiên Sư nhận ra yêu khí bốc lên ngùn ngụt từ chiếc lều ở trong cung.
Trương Sách kinh hãi, nhanh tay đốt liền mấy đạo bùa và rải gạo nếp và không trung, miệng thì niệm chú chẳng ngớt. Ông chưa kịp ngăn cản thì thấy Tử Khuê lao ✓út đi như tên bắn, vượt qua làn khói mờ, chui tọt vào cửa lều ở hướng Nam.
Trương Thiên Sư vô cùng lo lắng, sợ Tử Khuê bị con yêu kia Gi*t ૮ɦếƭ.
Nhưng ông không còn các nào khác ngoài việc tiếp tục thi thố pháp thuật trấn áp yêu tinh, khiến nó chẳng thể nào làm hại Tử Khuê.
Hoài Âm Vương cùng các đại nhân vật võ lâm đang ngồi trên lầu của tòa Vọng Nguyệt lâu mé tả hoa viên để theo dõi cuộc tế lễ. Lúc đầu chẳng mấy ai tin tưởng, song giờ đây họ bàng hoàng, ngơ ngẩn khi thấy cảnh tượng quái dị trước mắt. chung quanh họ gió thu hẩy hẩy, vậy mà trong trận khói bay cuồng loạn, cờ phướn phất phới, bùa chú bị giật rách. Nhưng họ không biết một điều là có kẻ đã đột nhập căn lều lụa đen.
Vào đến nơi, nhờ ánh đèn vàng vọt của ngọn tọa đăng treo ở cột lều, Tử Khuê nhìn thấy rõ bệnh nhân của mình. Chàng rảo bước đến bên giường, song lại tần ngần, do dự. Muốn cứu Tần Hạnh Nga, chàng phải bắt buộc phải mạo phạm đến thân thể nàng.
Chưa kịp có chủ ý dứt khoát thì Tử Khuê bổng phát hiện quái sự, chàng ngơ ngác đưa tay dụi mắt khi thấy gương mặt trắng như bạch ngọc của Tần vương phi hóa thành mặt chồn, mọc đầy lông đen.
Khi biết đây là sự thực, Tử Khuê thất kinh hồn vía, định quay lưng đào tẩu. Nhưng gương mặt kia đã trở lại như cũ, vì Tần Hạnh Nga mở miệng khẩn cầu, giọng nói cùng ánh mắt rất bi ai :
- Xin Tinh quân mở lượng hải hà, khai ân cứu mạng đệ tử. Tuy là chồn tinh nhưng đệ tử chưa hề làm hại bất cứ ai.
Tử Khuê nghe nàng gọi mình là Tinh Quân thì sực nhớ ra cái gốc gác thần tiên. Chàng hơi vững bụng, nghiêm nghị nói :
- Nàng dám trái luật trời, hóa thành mỹ nữ mê hoặc bậc quý nhân của triều đình, đấy là một tội. Giả như nàng sanh con, làm ô uế dòng máu họ Chu, là tội thứ hai. Sao ta dám cứu nàng để mang tiếng nối giáo cho giặc.
Tần Hạnh Nga cười thảm, lắc đầu :
- Tinh Quân ngộ nhận rồi. Nếu không có đệ tử thì Chu Kiềm đã tạo phản từ lâu. Còn việc sinh nở thì Tinh Quân chớ lo, số Chu Kiềm vốn tuyệt tự. Đệ tử muốn tạo phúc cho bá tính, không ngờ lại chẳng được cảm thông, bị lão Lôi công lòng dạ hẹp hòi kia truy sát. Nếu Tinh Quân không rủ lòng thương thì đệ tử ૮ɦếƭ oan, chẳng nhắm mắt nổi.
Dứt lời, lệ thảm tuôn trào, trông nàng rất đáng thương. Tử Khuê vốn là người nhân hậu, suy nghĩ một lúc rồi nói :
- Nếu nàng lập trọng thệ rằng suốt đời làm việc thiện, ta mới an tâm cứu giúp.
Tần Hạnh Nga mừng rỡ thề thốt ngay, đem cả Phật Tổ Như Lai lẫn Ngọc Hoàng Thượng Đế ra bảo chứng.
Tử Khuê hài lòng, đưa tay lột tấm chăn đơn trên người Tần Hạnh Nga và giải tỏa huyệt đạo. Chàng ấp úng trình bày phương thức chữa bệnh, mặt đỏ như gấc.
A hồ hy mỉm cười, yểu điệu lột hết xiêm y, không chút thẹn thùng. Thân hình Tần Hạnh Nga cân đối, mĩ miều chẳng kém Dịch Tái Vân, và còn bội phần khiêu gợi hơn vì da thịt bát ngát mùi hương kỳ lạ. Mùi chồn không thơm như hoa, có phần hăng hắc nhưng vô cùng quyến rũ, khiến cho bọn nam nhân loạn nhịp tim, mạch máu căng phồng. Có lẽ chính nó đã khiến cho Diệu Thủ thần Cơ Tư Mỹ Vy bị thiến.

Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc