Vẻ mặt Chu Di trở nên lạnh nhạt trong nháy mắt, vừa giơ tay gạt ngón tay anh ra vừa cất giọng nói như thể chẳng có chuyện gì xảy ra: “Em mệt quá, buồn ngủ nữa, còn phải giữ giọng để phiên dịch cho các anh đấy.”
Dứt lời, cô kéo áo khoác đắp lên đùi thay cho tấm chăn.
Đàm Yến Tây tóm lấy bàn tay cô, vẫn nở nụ cười không mấy bận tâm: “Tránh cái gì? Mới như vậy đã sợ à?”
Chu Di không muốn mạnh miệng bảo còn lâu mình mới sợ, nhưng cái cô sợ không phải là chữ “thích” này mà là giọng điệu trong lời nói của anh, nó giống như phát hiện ra một món bảo bối mới lạ nên quyết tâm phải sưu tầm được chứ chẳng có ý gì khác cả.
Chu Di chuyển tầm mắt nhìn sang anh, cười nói: “Em không quen nghe lời tỏ tình rẻ tiền gửi theo nhóm này.”
Đàm Yến Tây hơi nhướng mày: “Em nghĩ rằng ai cũng được nghe đấy à?”
“Vậy tại sao lại là em nghe? Em đặc biệt hơn họ sao?” Chu Di cười nhìn anh, giọng bình tĩnh, âm sắc có đôi chút biến ảo khôn lường: “Nhưng dựa vào đâu mà em đặc biệt hơn họ.”
Đàm Yến Tây lại cười vang trong chốc lát, trước giờ người khác chỉ hỏi anh có phải em đặc biệt hơn các cô gái khác không?
Nhưng cô lại hỏi dựa vào đâu mà em đặc biệt hơn họ.
Đàm Yến Tây đáp: “Ai đã bảo không nói đến những thứ này hả?”
“Là anh nhắc đến trước mà.”
“Anh có sao?”
“Anh bảo là ‘ai ai’ đấy còn gì...”
“Vậy cũng tính hả? Phạm vi hơi rộng đấy.”
“Thế tại sao không được tính?”
Đàm Yến Tây cười cười: “Nói chuyện với em đuối thật, không cẩn thận là bí trong tay em luôn.”
“Anh có thể không nói chuyện với em.”
“Anh không nói lời nào hết…” Đàm Yến Tây ghé đến gần, sau đó một cái bóng phủ trên đầu, chặn cô lại trong một góc nhỏ giữa hai cánh tay người đàn ông.
Anh nở nụ cười không đứng đắn: “Anh chỉ dùng miệng.
Có được không?”
Muốn ૮ɦếƭ cho xong.
Chu Di đưa tay đẩy anh, cả hai tay cô đều bị anh tóm gọn nên không thể nhúc nhích được.
Cô có cảm giác váng đầu hoa mắt, trong một góc chẳng ai hay biết ở độ cao vạn trượng, từ hơi thở đến cổ họng đều là không khí mát lạnh trên người anh.
Cô bất chợt nghĩ có lẽ nụ hôn này là một sự thể nghiệm của khứu giác và vị giác giữa sự trộn lẫn của trái phật thủ, cây an tức hương và cây bạch đàn.
Guerlain có một loại nước hoa được lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết của Exupery.
Tên là Bay Đêm, Vol de Nuit.
_
Khách sạn nơi đoàn khảo sát dừng chân nằm gần quảng trường Vendome quận 1, cách sân bay Charles-de-Gaulle 30km.
Đã đặt sẵn hai chiếc xe thương vụ chờ bên trong sân bay, Chu Di và Đàm Yến Tây ngồi riêng một chiếc.
Mọi người đã có một đêm xóc nảy nên không chơi bời thêm gì nữa, ai nấy đều trở về phòng nghỉ ngơi trước, buổi trưa sẽ lên kế hoạch tiếp.
Sau khi về phòng, Chu Di và Đàm Yến Tây mỗi người vọt vào tắm rửa, rồi đôi bên nằm xuống giường đánh một giấc say sưa.
Đến hơn mười một giờ rưỡi trưa, Chu Di tỉnh giấc, xem điện thoại thì thấy Monica nhắn trong nhóm gọi mọi người đến nhà hàng dùng cơm.
Cô quay đầu nhìn, Đàm Yến Tây vẫn còn ngủ.
Thế là cô không đánh thức anh mà rời giường trước.
Bên cửa sổ có một bàn trà nhỏ, cô bước đến mở cửa sổ ra rồi ngồi xuống đó chống má, vừa ngước mắt lên là có thể trông thấy bức tượng đồng trên quảng trường.
Cô nhớ trước kia có một buổi tối mình và Cố Phỉ Phỉ uống say đã đi bộ đến quảng trường này.
Khi ấy to gan lớn mật, vận may lại khá tốt nên nửa đêm nửa hôm la cà trên đường chỉ bị mấy tên ma men trêu đùa chứ chẳng gặp phải chuyện nguy hiểm gì khác người cả.
Lúc đó hai người nhìn những ô cửa sổ sáng đèn của khách sạn này và thề rằng trong những năm còn sống nhất định phải đến đây ở một đêm.
Hiện giờ Chu Di đã ngồi trong một căn phòng của khách sạn này, nhưng hình như cũng chẳng cảm thấy hưng phấn là mấy.
Có lúc cô sẽ có cảm giác những thứ càng xa xỉ thì càng quạnh quẽ biết bao.
Trong nhà toàn những món nội thất cổ đã trải qua vô số truyền thuyết hơn trăm năm, nhưng hiện tại sống giữa chúng, trong trái tim cô chỉ nhận được sự cô độc lạnh lẽo.
Cô quay đầu nhìn người đang say giấc trên giường.
Anh không phải là một món hàng đắt đỏ quý hiếm, nhưng mỗi lần ôm anh, cô lại cảm thấy ấm áp vô ngần.
Đàm Yến Tây vừa mở mắt đã trông thấy Chu Di ngồi thất thần bên cửa sổ tựa như một pho tượng bất động.
Dường như cô có thể thoát ly linh hồn ra khỏi chính mình bất cứ lúc nào, không biết lạc trôi đi nơi đâu mà chỉ còn lại một thân xác lẻ loi trơ trọi.
“Chu Di.” Anh cất tiếng gọi cô.
Cô hoàn hồn lại rất nhanh, lập tức quay đầu nhìn anh.
“Đến đây.” Anh không vẫy tay mà nói.
Chu Di đứng dậy đi đến bên mép giường và ngồi xuống.
Đàm Yến Tây ngồi dậy, gác một chân lên rồi duỗi tay ôm lấy cô từ phía sau, mặt vùi vào hõm cổ cô, “Vẫn chưa đói à? Sao không đi xuống dưới ăn cơm.”
“Em vẫn ổn.”
“Vậy sao,” Anh cất tiếng cười trầm thấp: “Nhưng anh có hơi đói.”
Một câu hai tầng nghĩa rõ ràng, khi chữ cuối cùng thốt ra, anh lập tức cúi đầu xuống chìa một tay rút đai áo choàng tắm của cô, sau đó tìm một khe hở luồn vào thăm dò.
Đôi môi khô lạnh chạm vào làn da cổ của cô.
Ngón chân Chu Di cuộn tròn lại, dép tuột khỏi chân phát ra tiếng “bộp”.
Cô cảm thấy khát khô, lại tựa như thiếu oxy, vô thức ngửa đầu ra phía sau.
Nếu Monica không gọi điện thoại thì chẳng biết sự tình sẽ phát triển đến mức nào.
Trợ lý chuyên nghiệp thông báo những người khác đã đến đông đủ, có cần chờ hai người xuống rồi mới bắt đầu bữa ăn không.
Đàm Yến Tây trả lời: “Không cần.
Mọi người cứ ăn đi, chúng tôi phải ra ngoài.
Cô giúp tôi gọi một chiếc xe, với cả….”
Anh sững lại giây lát mới nói tiếp: “Gọi xe trước đi.
Những chuyện khác tôi sẽ nói với cô qua Wechat.”
Bầu không khí bị phá hỏng, Chu Di lúng túng đứng dậy hỏi: “Phải ra ngoài sao? Đi đâu vậy?”
Đàm Yến Tây cười nói: “Đã đến lúc em làm việc rồi đó phiên dịch viên.
Chúng ta ra ngoài tìm một nhà hàng ăn trưa.”
“Những nơi em ăn rồi toàn ở mấy chỗ như quận 13, quận 19 thôi.”
“Đến chỗ nào chưa ăn cũng được.” Đàm Yến Tây chẳng mấy bận tâm.
Nửa tiếng sau, Chu Di thay quần áo xong, mặc một chiếc áo hai dây ngắn họa tiết hoa nhí, bên ngoài phối với áo khoác xanh da trời đã được giặt sạch, bên dưới là quần bò màu đen và giày vải bạt.
Mái tóc cô buộc lả lơi, tai đeo đôi khuyên kim loại hình tam giác đơn giản, tổng thể trông vừa thoải mái vừa quyến rũ.
Đàm Yến Tây mặc một chiếc áo sơ mi trắng thoải mái, quần dài màu xám nhạt, sạch sẽ tự nhiên, ung dung thảnh thơi.
Monica đã chuẩn bị xe cho họ xong, điểm đến là một nhà hàng món Việt Nam nằm ở quận 13.
Cửa kính xe hạ xuống một nửa, Chu Di hăm hở ngắm phong cảnh bên ngoài.
Thủ đô Paris hơi lớn, một năm học trao đổi về cơ bản cô đã chạy nhảy khắp nơi, bây giờ đi ngang qua mỗi nơi đều có cảm giác trở về chốn xưa.
Nhà hàng kia vào giờ cơm thường phải xếp hàng chờ, may mắn là họ đi muộn nên vừa hay không gặp phải giờ cao điểm.
Một nhà hàng nho nhỏ, cách trang trí cũng đại trà, chỉ có một vài bức tường trắng cơ bản với những chiếc bàn nhựa trắng.
Chu Di đứng ngoài cửa, cười nói với Đàm Yến Tây: “Cho anh ba giây để cân nhắc, nếu không muốn thì chúng ta đổi chỗ.”
Đàm Yến Tây giả vờ muốn kéo cô đi.
Nhưng Chu Di vội vàng níu anh lại: “Thử chút đi, hương vị rất ổn đó.”
Các thực khách trong nhà hàng đủ mọi màu da, nhân viên cơ bản đều là người có khuôn mặt châu Á.
Sau khi gọi món xong, Chu Di chống má ngó ra ngoài cửa sổ, nói: “Thời điểm mới đến đây, em đã từng làm công việc nhân viên phục vụ.”
Đàm Yến Tây mỉm cười nhìn cô: “Với tính khí này của em mà làm nhân viên phục vụ à?”
“Tính khí em thế nào? Lúc em làm nhân viên phục vụ, lượng khách ở nhà hàng đó tăng lên đáng kể đấy.”
“Vậy sao về sau lại chạy đi làm hướng dẫn viên du lịch?”
“Vì sau đó ông chủ nhà hàng xem em như vàng ngọc, nằng nặc muốn em….”
“Làm nhân viên chính thức hả?”
“… Làm vợ con trai ông ta.”
Đàm Yến Tây không khỏi tức cười.
Chu Di còn nói: “Thật ra thì vận may của em rất tốt, gặp được một ông chủ tốt bụng vô cùng.
Có rất nhiều quán ăn Trung Quốc trên phố Hoa Kiều, ông chủ rất thô lỗ với đồng hương của mình, bắt nạt các du học sinh cần tiền và trả cho họ tiền lương cho họ thấp hơn mức lương tối thiểu làm theo giờ.”
Đàm Yến Tây nhìn cô, trên mặt vô thức nở nụ cười.
Có lẽ thành phố này là vùng an toàn trong lòng cô nên nói chuyện cũng nhiều hơn một chút.
Không lâu sau thức ăn được mang lên, một đĩa chả giò chiên, một đĩa gỏi đu đủ xanh và tôm, một đĩa thịt cổ heo chiên.
Đàm Yến Tây vừa cầm đũa đã thấy ánh mắt mong chờ phía đối diện, sau đó anh gắp một miếng thịt cổ heo nếm thử: “Khá ngon.”
Dường như cô đã yên lòng.
Đề tài tán gẫu lúc ăn cơm đơn giản là một vài chuyện thú vị khi Chu Di làm nhân viên phục vụ, ví dụ như gặp được những ngôi sao nào, còn từng chụp ảnh chung, chỉ là lúc đổi điện thoại không sao lưu nên bị mất ảnh, thành ra cũng không có bằng chứng.
Đàm Yến Tây bảo: “Anh có thể sắp xếp cho em và họ chụp lại lần nữa.”
Chu Di hơi sửng sốt, rồi bật cười.
Đương nhiên cô tin anh có thể làm được điều này như lời anh nói, “--- Anh có thể phát huy năng lực của mình vào những chuyện đứng đắn được không.”
“Dỗ dành em vui không phải là chuyện đứng đắn à?” Anh cười hỏi.
“Anh bớt đi.” Chu Di cầm nĩa ghim con tôm đưa đến bên miệng anh, muốn chặn lời nói của anh lại.
Cơm nước no nê, Chu Di là người trả tiền.
Cô dùng một lý do khiến người ta không thể phản bác lại được: “Cái nào trả nổi thì để em.
Sợ rằng em chỉ đủ trả cho bữa ăn này thôi.”
Sau khi ra khỏi nhà hàng, họ mua hai ly cà phê ở tiệm cà phê bên cạnh rồi tản bộ một quãng đường.
Gần đó không xa là quảng trường Italy, một địa điểm thăm quan khá hút khách.
Đàm Yến Tây vừa đi vừa hỏi: “Em đến đây năm bao nhiêu tuổi?”
“Năm thứ ba đại học.
Khi ấy suýt thì không đến được.”
“Tại sao?”
Chu Di trầm mặc một hồi mới nói: “Kể ra cũng không có ý nghĩa gì, anh muốn nghe không?”
Đàm Yến Tây thản nhiên ôm bả vai cô: “Em sẵn lòng nói thì chắc chắn anh sẽ nghe.”
“Nếu em không sẵn lòng thì sao?”
“Anh cũng đâu thể kéo lời ra khỏi miệng em được đúng không?” Lúc anh cười lần nữa thì nụ cười không còn quá nghiêm túc, sau đó anh cúi đầu, âm thanh áp sát bên tai cô: “...!Hoặc là, để anh thử kéo ra được xem sao nhé?”
Chu Di xấu hổ đẩy anh ra, đây là nơi công cộng đấy.
Đàm Yến Tây cười cười tóm lấy tay cô và úp lên tay mình: “Nói anh nghe chút đi.”
Giọng điệu thật dịu dàng làm sao.
Chu Di im lặng một hồi, khi lên tiếng lần nữa, âm thanh nghe vô cùng bình thản: “Mẹ em qua đời vào thời điểm em học năm hai đại học.
Khi đó bà kiên quyết không muốn tiếp tục chữa trị nữa, cũng biết chắc chắn là sẽ không chữa hết triệt để nên sẽ uổng phí tiền, không bằng giữ lại làm phẫu thuật cho Tống Mãn.
Năm ba đại học, em nhận được suất sinh viên trao đổi, cũng là người được trao học bổng, nhưng anh biết đó, chi phí sinh hoạt bên châu Âu vốn rất đắt đỏ.
Em muốn qua đây, ắt phải tận dụng phần tích góp cuối cùng để dành cho Tống Mãn.
Sau đó em ấy một hai bắt em đi, tuy tính cách con bé tự do phóng khoáng nhưng thực chất nó là một người rất hiểu chuyện.”
“Em và Tống Mãn là chị em ruột sao?”
“Cùng mẹ khác cha.
Cha dượng của em rất tốt --- Em gọi ông ấy là ba.
Trước nay ông chưa bao giờ chê bai mẹ em vì phải gánh vác thêm đứa con của chồng trước.”
“Bây giờ cha dượng em…”
Chu Di tiếp lời anh: “Năm Tống Mãn mười tuổi, ông ấy uống say và mất trong vụ tai nạn xe.
Ông ấy tự mở công xưởng, khi đó ở xưởng lỗ vốn cả năm trời rồi, không thanh toán được tiền hàng.
Mẹ em đành lấy hết tiền của bản thân ra trả thay ông ấy, về sau vẫn hết cách.
Ngày ấy tâm trạng ông không tốt, đã uống rượu với công nhân ở xưởng rồi nửa đêm tự mình lái xe…”
Họ đi hết một con phố vô cùng phồn hoa, gần đây có một cửa hàng bách hóa châu Á rất lớn.
Chu Di mãi nói không để ý, suýt thì va phải người phía đối diện.
Đàm Yến Tây kịp thời ôm cô vào Ⱡồ₦g иgự¢.
Chu Di cảm thấy xung quanh mình trở nên tĩnh lặng, sau đó là tiếng của Đàm Yến Tây: “Không sao hết.”
Dường như là đáp lại cho lời vừa nãy của cô, cũng tựa như đang ám chỉ chuyện cô mém ᴆụng phải người khác.
Cô không lên tiếng, trong lòng như thả ra một quả bóng bay màu đỏ ọp ẹp, bay lơ lửng lên cao rồi lại nhẹ nhàng rơi xuống dưới.
Sau khi đi dạo một vòng ở quảng trường, họ lại đến một rạp hát nhỏ xem kịch.
Lượng khán giả không nhiều, chỉ có khoảng mười mấy người xem, trên sân khấu diễn một vở kịch gốc.
Đàm Yến Tây nghe không hiểu gì, nhưng có thể đoán sơ sơ nội dung vở kịch.
Thỉnh thoảng Chu Di sẽ nhích đến gần nhỏ giọng giải đáp đôi chút về vở kịch cho anh biết, nhưng đa số thời gian là cô xem đến say sưa mê mệt.
Và quên béng mất chức vụ phiên dịch viên của mình.
Đàm Yến Tây cũng không thèm để ý, cánh tay đặt trên tay vịn của ghế ngồi.
Anh lười biếng ngồi thế, quay đầu quan sát cô và không khỏi mỉm cười.
Dù đang ở trong ánh sáng mờ tối dưới khán đài nhưng trong mắt cô lại sáng ngời lấp lánh.
Anh cảm thấy dường như cuối cùng cô cũng không còn thấy cô đơn nữa.
Xem xong vở kịch hai tiếng thì ngoài trời cũng đã tối.
Hai người chưa đói bụng nên quyết định quay về trước.
Khi lên xe, dựa theo trí nhớ thì Chu Di có cảm giác chiếc xe này không chạy đến quận 1, nhưng cô không hỏi gì nhiều.
Đến khi xe chạy đến quận 16 và dừng lại trước một khu nhà ở hạng sang.
Chu Di chẳng hiểu mô tê gì, xuống xe với Đàm Yến Tây và đi đến chỗ khu nhà ấy.
Cửa dưới lầu có khóa mật mã, Đàm Yến Tây lấy điện thoại ra xem rồi mở cửa theo mật mã.
Hai người đi thang máy lên lầu năm, xuyên qua một cái hành lang và cuối cùng dừng lại trước căn phòng bên tay phải.
Đàm Yến Tây gõ cửa, chốc lát sau Monica đi đến mở cửa ra.
Cô ấy mỉm cười gật đầu với Chu Di, sau khi đưa chìa khóa lại cho Đàm Yến Tây, cô ấy chào hỏi rồi rời đi.
Chu Di vào trong nhìn xem thử, hành lý của cô và Đàm Yến Tây đã được chuyển đến đây.
Điều càng khiến cô kinh ngạc hơn là căn hộ này được bài trí theo phong cách cổ điển Đông Dương.
Sàn nhà lát gạch họa tiết hoa nhỏ, cửa vòm, cửa sổ lá sách, đồ dùng trong nhà được làm từ tre mây, nửa tường xanh nhạt… Trong góc nhỏ có một cái chậu cây xanh cao cỡ nửa thân người.
Khung cảnh tựa như đưa người ta vượt thời gian đến thời kỳ thực dân ở Sài Gòn Việt Nam trong tích tắc, giống một phân cảnh trong bộ phim “Người Tình”.
Nó phù hợp với tất cả những hình dung đơn giản bình dị đầu tiên của cô về Paris.
Cô đứng ở cửa nhà thật lâu, mãi không tiến về trước bước nào.
Đàm Yến Tây đến gần, áp bàn tay lên gáy cô và đẩy Chu Di một cái, sau đó cười nói: “Để tìm được một nơi hợp yêu cầu như thế này, suýt thì anh đã ép Monica từ chức tại đây và về nước đấy.”
---
Chú thích:
Bay Đêm: tiếng Pháp: Vol de nuit; tiếng Anh: Night Flight, tác phẩm nổi tiếng của nhà văn người Pháp Antoine de Saint-Exupéry năm 1931..