Khai giảng năm học mới. Tôi bước vào năm thứ tư đại học. Tôi đã vạch cho mình một kế hoạch đồ sộ - hoàn thành chương trình C tiếng Anh, tìm học và thi lấy bằng lái xe, nhận được học bổng của kỳ cuối… vân vân và vân vân – dán trên tường.
Lúc đầu tôi rất hào hứng, một ngày học thuộc hai trăm từ mới, thành tích tiếng Anh có bước đột phá, bắt đầu thấy mình thật vĩ đại, liền dung thỏi son của cô gái không quen biết nào đó viết lên cửa kính bài thơ ngắn mà tôi từng xoá – Lý do hoàn hảo - để khích lệ bản thân.
Lý do hoàn hảo
Bởi vì,
Tôi không biết tôi bây giờ
Ngoài cố gắng không biết làm gì!
Viết xong, với quyết tâm hừng hực, tôi tưởng như đã thấy tương lai rực rỡ hiện ra trước mặt. Vậy mà con bé An An lại nói như đinh đóng cột: “Đấy, rồi anh xem, kế hoạhc của anh sớm muộn cũng sụp đổ!”
Tôi không them để ý đến lời khích bác ác ý của nó.
Một tuần lễ sau, tôi không thể không khâm phục dự đoán của em gái: nhiều việc phải làm, không thực hiện được kế hoạch, tự cho rằng hôm qua đã không học được thì hôm nay cũng thôi… vậy là thôi luôn, và hai trăm từ đã học thuộc hôm trước nữa cũng quên sạch.
Tôi có lý do để buồn, nhưng lại chơi thoải mái. Con bé An An lại còn mỉa mai: “Anh ạ, thực ra trong mấy năm đại học, anh sẽ chẳng làm đựơc gì đâu!”
Tôi hỏi vì sao.
“Cứ nhìn bụng anh thì biết!” An An nói, vẻ mặt rất nghiêm túc.
Lúc ấy mới nhận ra bụng mình không biết từ lúc nào đã to phình như phụ nữ có thai. Đúng, trong bốn năm đại học, tôi không làm được điều gì. An An cười là rất có lý.
Cười xong lại thấy buồn, tâm trạng cực kỳ u ám.
Bốn năm đại học, không biết cả thời trai trẻ có được mấy lần bốn năm? Giờ này sang năm tôi đã phải đi ra xã hội, nghĩ mà thấy sợ, nhưng cũng chỉ buồn trong chốc lát.
Một tuần có vài giờ lên lớp; trên bục giảng thầy thao thao bất tuyệt; ngồi bên dưới thấy sao mà vô vị. Vô tình nhìn những hình vẽ trên bìa của cuốn giáo trình năm thứ tư, chợt thấy hoang mang.
Phía góc phải của bàn học có hai chữ “thiên tài” to tướng viết bằng 乃út máu. Đấy là những ngày mới vào trường, đầy nhiệt huyết, hoài bão, tin tưởng mình sẽ làm được tất cả, trước mắt là con đường trải đầy hoa. Đấy là những ngày tháng sôi động, đầy ước mơ. Tôi vẫn còn nhớ tâm trạng của mình khi viết hai chữ đó. Lúc ấy, tôi thành tâm biết mấy. Bây giờ, tất cả chỉ còn một mớ hỗn độn: kiến thức vớ vẩn, ý chí bạc nhược, niềm tin hao mòn, tương lai bất định…
Giữa bàn là những hang chữ viết bằng 乃út chí, nhỏ li ti, do được viết rất cẩn thận nen tuy mờ vẫn đọc được. Tôi còn nhớ đó là ngày đầu tiên của năm thứ hai, được báo sẽ có bài kiểm tra đầu tiên của năm học mới, chúng tôi nhịn ăn nhịn uống suốt nửa ngày trời để làm “công tác chuẩn bị”. Ai cũng làm, cả lớp làm, chữ to chữ nhỏ, nội dung mỗi người một kiểu, nhưng đều dung 乃út chì, vì nét chữ 乃út chì rất đặc biệt, không phải ở góc nào cũng nhìn thấy. Nếu có ánh nắng chiếu vào thì nhìn rất rõ, ngược lại có thể chẳng thấy gì hết.
Sáng hôm sau, ai nấy đều vững dạ bước vào lớp. Tiểu Nhẫn xoa иgự¢, nói: “Ối trời, hôm qua về nhà, không kịp ôn, chẳng biết hôm nay làm ăn thế nào”, liền được bạn bè an ủi: “Thì học tài thi phận! Tất cả nhờ trời!”
Vậy mà không ngờ khi ra khỏi phòng thi, ai nấy đều thở dài ngao ngán; thì ra hôm đó xúi quẩy gặp ông giám thị quá nghiêm, vừa bước vào lớp ông ta đã tuyên bố: “Tổ một và tổ hai đổi chỗ cho nhau, tổ ba và tổ bốn đổi chỗ cho nhau, bàn ghế vẫn để nguyên vị trí.” Mọi người ngơ ngác, mặt dài thuỗn. bao nhiêu “công sức” chuẩn bị chiều hôm trước vậy là đi tong, tệ hơn nữa, ông thầy còn yêu cầu để tất cả tài liệu bên ngoài lớp, mọi ngăn bàn đều được kiểm tra, đến khi trong lớp không còn bất kỳ tài liệu nào mới bắt đầu kiểm tra. Kết quả thực không ngoài dự đoán: quá nửa lớp trượt. Tiểu Nhẫn phải thi lại, nhưng gã nhìn chúng tôi, nháy mắt cười ranh mãnh: “Mất công phí sức phải không các ông anh?” Năm đó, Tiểu Nhẫn bị lưu ban, một phần là do gia đình muốn câu ta đi Thâm Quyến làm them. Còn nhớ, hôm rời lớp, cậu ta rơm rớm nước mắt khiến những gã trai vốn “không tin vào những giọt nước mắt” cũng không khỏi bùi ngùi.
Bây giờ không biêt Tiểu Nhẫn ở đâu, không biết gã có còn nhớ những tháng ngày trong trường đại học, những giờ làm bài căng thẳn, những nỗi hồi hộp lo lắng khi quay cóp? Ở góc trái bàn học là chữ “Khả” do chính tay tôi dung dao líp khắc. Trên lớp, tôi thường gục đầu lên bàn ngủ ngon lành. Đó là vào những giờ học môn đại cương, hang trăm con người ngồi trong một hội trường lớn, làm sao chúng tôi có thể tự giác nghe giảng? Tình trạng này diễn ra trong suốt bốn năm liền. Lỗ Tấn từng khắc một chữ “tảo”1 trên bàn học, quả nhiên sau này ông ta sớm trưởng thành, sớm trở thành nhà văn nổi tiếng.