Trước khi nghe mẹ nói tôi đã quyết định không về. Tôi đã định dứt khoát từ chối: “Con không về!” nhưng lúc này, trước ánh mắt mẹ, tôi không thể mở miệng. Đôi mắt mẹ suốt một đời sáng là thế, vậy mà khi bước vào tuổi già cũng bắt đầu mờ ᴆục. Mẹ già rồi, mẹ chỉ thích con cái quây quần, mẹ sợ cô đơn. Bố quanh năm uống ruợu không biết đến việc gia đình. Tôi mường tượng ở nhà có một phụ nữ cô đơn đang chờ đợi đoạn cuối cuộc đời mình.
Tôi liếc nhìn An An, con bé rất láu cá, gặp tình huống thế này, nó thường cúi đầu, không thể hiện thái độ. Tôi lại cầu cứu Mai Mai, đôi mắt điềm tĩnh của nó nhìn tôi, nét mặt bình thản. Tôi hiểu,chỉ cần được theo tôi, đi đâu nó cũng đi, Mai Mai từ nhỏ đã rất quấn tôi. Có nghĩa là, bây giờ quyền quyết định thuộc về tôi. Tôi nghĩ, đàn ông phải xa nhà, bôn tẩu lạp nghiệp, không nên chỉ quẩn quanh ở quê. Vậy là giả bộ bình tĩnh vừa gắp rau, vừa như buột miệng nói: “Vẫn ở lại Trùng Khánh thôi, đã quyết định như vậy rồi mà”.
Mẹ không tiện nói lại, mọi người lặng lẽ ăn. Tôi thậm chí không dám nhìn mẹ, cảm thấy mình như kẻ trộm lấy đi đứa con trai duy nhất của mẹ.
Khi tiễn mẹ, An An nhất định không đi, con bé cứ một mực nói có việc, rồi chuồn mất. Mẹ, tôi và Mai Mai ra bến xe. Trên đường đi, mẹ lại bắt đầu dặn dò trời nóng phải uống nước lạnh, trời lạnh phải uống nước nóng, cứ như tôi là đứa trẻ lên ba.
Tôi nói: “Con biết tự chăm sóc, con không còn là trẻ con nữa”.
“Với mẹ, các con mãi mãi là trẻ con”. Mẹ nói, mắt sáng lên. Mắt Mai Mai bắt đầu đỏ, nó ngoan ngoãn đứng cạnh tôi, yên lặng nhìn mẹ.
“Mai Mai cũng thế, phải nghe lời anh, phải chịu khó ăn. Con gầy quá!”. Mẹ lại chuyển chủ đề sang cô con gái.
Mai Mai mím môi gật đầu, cố không cho nước mắt trào ra.
Sau đó mẹ lại dặn dò hai anh em: “Các con là anh là chị phải chăm sóc An A, nhất là Mai Mai, con là chị, phải thường xuyên chơi với em”. Mai Mai không phản ứng, chỉ đăm đăm nhìn mẹ. Tôi nghe rõ tiếng mẹ thở dài.
Đến bến xe, mua vé xong, vẫn còn một giờ nữa xe mới chạy. Chúng tôi ra ghế ngồi đợi, em gái ngồi bên trái, mẹ ngồi bên phải tôi. Tôi là chỗ dựa cho hai người phụ nữ này. Tôi thấy mình phải là một người đàn ông thực thụ nên lúc chia tay, tôi quyết không khóc, mặc dù sống mũi cay xè.
Một người gánh hàng rong đi qua, mẹ gọi lại hỏi:
“Đào bán thế nào?”
“Ba đồng một cân, ngọt lịm”
“Sao đắt thế? Hai đồng rưỡi được không?”
“Hai đồng rưỡi mà mua được đào ngọt ư? Giá ấy chỉ mua được đào chua thôi!”
Sau đó hai người nói đi nói lại. mẹ chỉ trả hai đồng rưỡi, người bán nhất định đòi ba đồng.
Tôi bảo: “Ba đồng thì ba đồng, để con trả tiền”.
Mẹ lườm tôi, tôi chẳng dám nói, tiếp tục nghe mẹ cò kè vì mấy hào bạc; tôi cảm thấy mất mặt bèn đứng xa một chút. Mẹ ngồi trước gánh hàng bắt đầu chọn những quả to ngon nhất. Nhìn mẹ ngồi xổm trước gánh hàng, tôi dường như nhìn thấy những năm cuối đời cô đơn của bà.
Sau khi mẹ chọn xong, tôi định trả tiền nhưng mẹ không chịu, bảo tôi cứ giữ tiền mà tiêu. Tôi bỗng nhận ra tôi là đứa con bất hiếu nhất, tôi có thể bỏ ra 300 đồng mua sợi dây chuyền tặng bạn gái, có thể thuê khách sạn 160 đồng một đêm, còn mẹ, vì 5 hào bạc mà nói khô cổ bỏng họng, cuối cùng tươi cười phấn khởi chỉ vì người ta bớt cho hai hào.
Mua xong đào, mẹ ấn cả túi vào tay tôi. Tôi ngạc nhiên tưởng mẹ mua mang về quê làm quà, bèn nói: “Mẹ mang lên xe mà ăn, nếu muốn ăn con sẽ tự mua”.
Nhưng mẹ không chịu, mẹ bảo: “Đào này khác, đào này là của mẹ mua”.
Tôi cười không biết làm thế nào.
Trước khi lên xe mẹ còn hỏi tôi: “Hay là con về quê đi, mẹ sẽ mua thêm về, nhà cũng chẳng còn ai”.
Lúc ấy không thể chịu đựng hơn được nữa, tôi quay mặt đi. Tôi biết, nếu nhìn mẹ, có thể tôi sẽ lên xe theo mẹ về quê.
Mẹ thấy tôi không nói, đành lên xe.
Tôi và Mai Mai nhìn theo chiếc xe khuất dần, vẫn thấy chỗ cửa sổ nơi mẹ ngồi một hình bóng đen thẫm, thấp thoáng bàn tay vẫy.
Quay người lại, thành phố vẫn náo nhiệt với nhịp sống quen thuộc của nó.
Tôi thấy Mai Mai lén lau nước mắt.
Mưa đã tạnh, tôi đưa em gái về nhà. Vừa mở cửa bước vào phòng, trong đầu đã hiện lên hình ảnh một người đàn bà luống tuổi ngồi trước cửa, mắt hướng về xa xăm. Nơi đó có những người con