Bởi đàn ông sinh ra đã mang sứ mạng gánh vác (dù rằng chắc gì đã gánh vác bằng các bà các cô).
Bởi đàn ông cần chí tiến thú và lòng khát khao chiến thắng (mặc dù có thể các cô các bà tiến thủ mạnh mẽ hơn, khát khao chiến thắng cháy bỏng hơn.)
Bởi đàn ông sinh ra đã được gán cho tính hướng ngoại.
Bởi đàn ông có những điều cần phải làm để tuân theo quy luật chung của xã hội.
Chứ đàn ông nào phải xong việc chạy ù về nhà ôm con kêu nhớ nhung.
Chứ đàn ông nào phải trốn đi xa chỉ để ngồi nhà ôm con vui thú.
Chứ đàn ông ai lại như ta.
Ta rõ ràng là một gã trai tẹp nhẹp.
Ta rõ ràng là một cọng 乃ún thiu.
Này con trai, hãy đừng như bố.
Hoặc nếu như giống bố, hãy giống bố khi thuở xa xưa.
Bố của bây giờ tẹp nhẹp lắm rồi!
Và đau nữa là mất tha thiết đi xa.
Cũng may vì bố còn một đam mê đeo đuổi. Đó là công việc làm báo.
Chứ nếu không, rõ ràng bố là một thằng đàn ông hỏng.
Hỏng hoàn toàn.
Bởi yêu thương kiểu đó rõ ràng là Sến.
Là cái yêu thương làm cảnh.
Ta là một cọng 乃ún thiu.
Chờ nước sôi đem nhúng.
May ra còn cứu vãn được chút nào.
Trái tim dẫn nhiệt
Bố đã biết vì sao con yêu bố nhiều đến thế. Vì trái tim chính là vật dẫn nhiệt hoàn hảo đến ngẩn ngơ. Vì bố đã hiểu tình yêu con dành cho bố qua đôi mắt mẹ nhìn.
Con yêu bố vì con yêu mẹ. Mà mẹ lại yêu bố nên theo tính chất bắc cầu, con sẽ yêu bố. Phương trình đơn giản này sao bố lại không biết chứ, phải không? Bố biết. Bố nhận ra tình yêu ấy qua đôi mắt mẹ nhìn bố, qua vòng tay mẹ ôm bố. Trái tim dẫn nhiệt là thế, phải không con?
Khi bạn yêu một ai đó bằng một tình yêu đủ lớn, nó sẽ sản sinh ra một nhiệt lượng khiến cho những ai yêu thương bạn cũng sẽ yêu truyền người bạn đang yêu.
Như giáo sư Snape yêu mẹ Lily của Harry Potter. Tình yêu ấy đủ lớn để truyền dẫn từ Snape sang Harry Potter. Có lẽ đó chính là một tình yêu đẹp nhất trong truyện Harry Potter.
Như bà ngoại yêu bố vì con gái của bà ngoại yêu bố. Như ông bà nội yêu mẹ vì con trai của ông bà nội yêu mẹ. Như con yêu bố vì mẹ của con yêu bố. Tình yêu sản sinh ra năng lượng. Nguồn năng lượng ấy truyền dẫn qua trái tim. Khiến người yêu người vì những người mà mình yêu đã yêu người đó. Kết dính. Truyền dẫn. Nhân lên. Lan tỏa. Và tạo thành những đóa hoa đời từ đó.
Từ đơn giản, bạn yêu một bài hát mà người bạn yêu thích nghe. Đến phức tạp hơn, bạn yêu mến người mà được người bạn yêu mến, yêu. Trái tim truyền dẫn hay yêu thương truyền dẫn???
Trồng một cây yêu thương bằng gieo một hạt mầm từ một yêu thương bền vững khác. Nuôi cây lớn bằng sự quang hợp của trái tim với trái tim. Bằng dinh dưỡng của lòng tin cậy, quan tâm. Bằng sự sẻ chia ắp đầy như gió. Cây yêu thương sẽ lớn. Sẽ tỏa bóng mát xuống đời ta. Và một hôm, cũng chính từ cây yêu thương ấy, sẽ lại gửi những hạt mầm yêu thương theo gió sẻ chia đến những mảnh đất khác để lại mọc lên nhành yêu thương mới. Ôi, những nhành yêu thương cho ta nẻo về rợp mát.
Có phải ai cũng hiểu ra điều đó không? Ta ngờ rằng không. Họ hiểu mà họ chưa chắc đã muốn tin theo. Bởi cuộc đời có phải nhành yêu thương nào được sinh ra cũng sẽ thành cây yêu thương? Không! Vì đôi khi, có người giữ yêu thương trên tay mà ngọng nghịu, mà lơ đễnh, mà cho rằng sến, mà tưởng mình nên tỏ ra rắn rỏi, để rồi từ chối nó, hoặc chấp nhận nó như thể đó là điều vô bổ.
May mà người sến còn nhiều hơn kẻ tự cho mình rắn rỏi và cười nhạo những yêu thương.
Ciao tuần mới! Chúc sự chuyên tâm
Khoái Võng Trương Tam trong Sở Lưu Hương Tân Truyền Kỳ nổi tiếng là nướng cá ngon. Cổ Long tả khi Trương Tam nướng cá cho Sở Hương Soái, tinh thần anh ta tập trung toàn bộ vào con cá. Đó là lý do khiến con cá anh ta nướng luôn là số một.
Bắt đầu một tuần mới nữa.
Để mở đầu tuần mới này, bố viết cho Pi về sự CHUYÊN TM nhé! Như là một trong những lý do của THÀNH CÔNG. Ít ra là từ những gì bố đã sống, đã thấy và đã rút ra kinh nghiệm cho mình. Một bài viết cho mai sau.
CHUYÊN TM.
Tập trung cao độ và toàn bộ tinh thần vào một công việc nào đó.
Là CHUYÊN TM.
Như bố đã từng nói với đồng sự của mình. Dù là một anh bán báo thì anh cũng phải là một người bán báo chuyên tâm.
Như câu chuyện của bố với cậu bạn thân mà bố gặp lại Tết rồi.
Cậu là cử nhân nghệ thuật.
Tốt nghiệp Đại học Sân khấu điện ảnh, khoa Quay Phim, cậu có thể trở thành một nhà quay phim hoặc chí ít, cũng như tất cả bạn bè đại học của tôi, cậu sẽ vào một đài truyền hình nào đó. Sự thực là cậu đã vào VTC để làm được một thời gian. Nhưng rồi cậu đã bỏ ngang nó. Cậu dính vào heroin. Bốn năm đi cai nghiện là thời gian cậu đánh mất. Nhưng cái cậu mất nào phải chỉ là bốn năm?
Tết rồi, tôi gặp lại cậu.
Nhiều bùi ngùi.
Nhưng ấm áp.
Cử nhân nghệ thuật bây giờ phải học cơ khí.
Trước đó, cậu phải đi đào ao, làm mây tre đan và tỉ thứ công việc chẳng liên quan gì đến kiến thức cậu có. Nhưng đó là nơi mà người ta không cần đến một nghệ sỹ. Ở đó, người ta cần sự chuyên cần và kỷ luật.
Cậu bảo, cậu học được nhiều qua bốn năm đó.
Là tính kỷ luật.
Là sự mất mát, nuối tiếc quãng thời gian này.
Là sự thông cảm, chia sẻ với những con người nơi đáy cùng xã hội.
Nơi mà đến 90% đều có học thức cực thấp hoặc không có.
Cậu học được sự yêu thương, chia sẻ nhiều hơn.
Và cậu nhận ra chân giá trị của Tự Do.
Khi mất rồi mới nhận ra nó.
Cậu hỏi tôi: Bây giờ có phải là đã muộn quá rồi không?
Tôi lắc đầu. Không! Chẳng có gì là quá muộn một khi ta bắt đầu nó thay vì ngồi lại và hỏi mình câu đó.
Tôi nói với cậu về câu chuyện tôi vừa đọc được trước đó không lâu. Về Khoái Võng Trương Tam trong Sở Lưu Hương Tân Truyền Kỳ. Khoái Võng Trương Tam nổi tiếng về nướng cá. Khi nướng cá, Trương Tam đã tập trung toàn bộ tinh thần vào việc nướng cá. Dù trời có sập thì anh ta cũng coi như không biết. Vì thế, cá nướng của anh ta rất ngon.
Tôi nói với cậu về sự Chuyên Tâm.
Dù anh ta là cử nhân nghệ thuật nhưng lại đi làm cơ khí thì anh ta cũng sẽ là một thợ cơ khí rất nghệ thuật.
Bố cậu ấy cũng nhân chuyện của tôi mà kể lại chuyện năm xưa bác ấy đi làm ở hợp tác xã. Bác ấy là một người thợ làm được năng suất cao nhất. Bởi bác ấy có sự Chuyên Tâm cho công việc của mình.
Tôi cũng kể chuyện mỗi số báo chúng tôi làm.
Đó là một sự chuyên tâm cao độ.
Là sự tập trung cao độ.
Và độc giả của chúng tôi vì thế cũng đọc thấy điều đó.
Một tờ báo có số lượng lớn khủng khi*p như vậy ngoài việc họ có đội ngũ nhiều năng lực thì họ còn phải có một sự tập trung cao độ nữa. Để lửa của họ hiện rõ lên từng trang báo. Và độc giả sẽ cảm nhận được điều đó. Với những gì chúng tôi đã làm, đã thành công thì ít ra, với chúng tôi, lý thuyết về sự chuyên tâm đã trở thành bí quyết.
31 tuổi bắt đầu công việc lẽ ra phải được bắt đầu từ 22 liệu có là quá muộn?
Không! Không bao giờ là quá muộn một khi anh quyết tâm và chuyên tâm cho con đường anh chọn.
Pi của bố!
Một tuần mới đã lại bắt đầu.
Tuần mới này, bố chúc con học được sự CHUYÊN TM.
Và bố cũng tự nhắc bố: Sự Chuyên Tâm!
Tất nhiên, chúc tất cả những ai đang đọc bài viết này sự CHUYÊN TM.
Nghĩ nhanh về thời gian
Thời gian trôi nhanh kinh khủng.
Tưởng chừng như chỉ thoáng cái, chúng ta đã già.
Thời gian làm chúng ta đằm thắm hơn hay khiến chúng ta thỏa hiệp đi?
Làm chúng ta giàu có hơn hay làm chúng ta nhạt phai đi?
Làm chúng ta trưởng thành hơn hay làm chúng ta khó chịu hơn?
Làm chúng ta nỗ lực, tranh thủ đời hay khiến chúng ta lười biếng đi?
Bố sợ thời gian cũng là những bước ngoặt như thế!
Bố sợ thời gian sẽ bào mòn tình yêu của mẹ dành cho bố.
Bố sợ thời gian sẽ khiến cuộc hôn nhân trở nên già cỗi, người ta cứ sống chỉ vì nghĩa mà đi kiếm tình yêu ở nơi thứ ba, ngoài gia đình.
Mà hôn nhân, năm năm đầu tiên luôn là năm năm khó khăn nhất.
Người ta có thể sống đến bạc đầu, hiểu đời, vượt qua mọi mưu ma chước quỷ, nhưng với tình yêu và hôn nhân, ai cũng trẻ dạ hết.
Mọi người có thể nói: Bố Pi tuyệt vời. Mong sau này có một người chồng như bố Pi. Nhưng nếu mọi người là vợ bố, liệu mọi người có cùng ý nghĩ vậy không?
Bố chưa bao giờ là một ông bố tốt, một người chồng tốt.
Bố cũng như nhiều đàn ông khác, cũng vô tâm và tham lam.
Chỉ khác một điều, bố biết quay đầu lại, bố biết đâu là điểm dừng và bố có thể kiểm soát bản thân.
Có chứ, bố cũng có những cơn say nắng chứ!
Đôi khi, lòng cứ mải mê theo những người phụ nữ khiến bố ngưỡng mộ.
Nhưng tất cả chỉ dừng lại ở đó.
Bởi giới hạn.
Bởi tình yêu bố dành cho mẹ.
Thứ tình yêu không ồn ã.
Bố có thể rất khó để nói cho mẹ biết, bố yêu mẹ thế nào.
Bố chỉ thực sự là mình khi viết ra.
Thứ tình yêu đôi khi khiến người ta hiểu lầm là vô tình.
Nếu mẹ bảo rằng bố không yêu mẹ thì cũng không sai.
Bố không yêu mẹ như thứ tình yêu mẹ muốn.
Có nghĩa là bố đã không khiến mẹ hiểu rằng bố yêu mẹ.
Vậy thì tình yêu đó nào có ý nghĩa gì? Phải vậy không?
Nếu bạn không cảm nhận thấy bạn đang no, bạn chỉ thấy vẫn thèm ăn ૮ɦếƭ đi được, thì không thể nói, bạn vừa có một bữa ăn ngon miệng cả.
Cũng vậy, bạn có thể yêu một ai đó mãnh liệt. Nhưng nếu người đó không biết, không thấy được thì tình yêu đó cũng vô nghĩa.
Thế nên, nếu mẹ không nhận ra tình yêu của bố thì bố sai.
Và ai bảo bố là ông bố tuyệt vời, muốn sau này chồng mình giống bố Pi thì đó chỉ là với bản thân họ, chứ không phải là chuẩn mực của xã hội, không phải của mẹ.
Rồi mai này, khi con đủ lớn, đủ trưởng thành, con sẽ đọc nó. Và chắc chắn, nó sẽ khiến con hiểu rằng: Hạnh phúc không phải chỉ từ một phía. Con có thể hạnh phúc được không nếu như con biết người con yêu thương nhất chưa đủ hạnh phúc?
Trên mỗi chặng cuộc đời mình, chúng ta đều gặp rất nhiều khó khăn. Để đi qua, không thể tránh né nó. Cứ tránh, càng tránh, chúng ta sẽ càng đi xa hơn với đích đến. Phải học cách đi xuyên qua nó. Có thể tả tơi vì gai góc. Có thể ngã sấp mặt vì những ổ gà, có thể gục ngã vĩnh viễn ở chặng nào đó... Nhưng chúng ta vẫn cứ phải đi, phải đi qua. Nếu qua được, chúng ta sẽ lại bắt đầu một chặng mới, nhiều thử thách hơn, mức độ cao hơn. Và sau mỗi chặng, chúng ta lại thêm phần trưởng thành.
24h nữa, cậu ấy tròn ba tuổi
Chỉ còn 24h nữa, cậu ấy tròn ba tuổi. 36 tháng. Bố vẫn giữ được những hân hoan như ngày đầu thấy cậu, 13/01/2006. Ba năm, hai bố con mình đã ở bên nhau, đã yêu nhau bằng thứ tình yêu vô điều kiện, phải không con?
Bố đã yêu con không phải chỉ bằng một thứ tình yêu giữa một ông bố với một người con. Mà còn là tình yêu của một người chồng với vợ mình. Bằng thứ tình yêu của những người bạn luôn ở bên nhau lúc khủng hoảng nhất. Bằng thứ tình yêu giữa những thằng đàn ông với nhau. Bằng thứ tình yêu của bố với ông nội. Và bằng cả tình yêu của một người 13 năm làm báo cho tuổi mới lớn với độc giả của mình.
TÌNH YÊU CỦA ÔNG BỐ VÀ MỘT ĐỨA CON CỦA ANH TA
Là thứ tình ruột thịt, máu mủ. Anh ta yêu giọt máu của mình, một phần cơ thể của mình. Nhưng tình yêu ấy hàm chứa nhiều tính quyền lực và sở hữu. Nó khiến cho bố vẫn quát con mỗi khi con hư. Nó khiến bố từng một lần tức điên lên muốn ném con chỉ vì con khóc nhiefeu quá, dỗ thế nào cũng không nín. Nó khiến bố có lần đánh con quắn ௱ôЛƓ. Nó khiến bố nhiều khi tức giận chỉ muốn cho con một quả đấm. May thay, từ khi con bắt đầu biết nói, bố cũng đã không còn những cơn tức giận như vậy nữa. Bởi đối thoại sẽ khiến người ta lớn lên, trưởng thành hơn cũng như hiểu đối phương hơn. Đối thoại khiến bố hiểu con đang nghĩ gì và giúp bố thay đổi chính bản thân mình. Đối thoại giúp bố cảm nhận về con từ chính địa vị của con. Cảm ơn những cuộc đối thoại đã khiến bố con mình gần nhau hơn, hiểu nhau hơn. Bố trân trọng những cuộc đối thoại như thế và luôn muốn xây dựng những mối quan hệ bền vững trên nền tảng của đối thoại. Bạn chẳng bao giờ yêu được ai nếu bạn không chịu đối thoại với họ.
TÌNH YÊU CỦA MỘT NGƯỜI CHỒNG VỚI VỢ MÌNH
Con có ngạc nhiên không khi bố nói, bố yêu con vì bố yêu mẹ? Không có gì là ngạc nhiên cả đâu con ạ! Bố đã đọc được ở đâu đó một câu: Người đàn ông yêu trẻ con vì anh ta yêu mẹ của nó. Bố thấy đúng. Bởi đúng là bố đã như vậy. Bố đã yêu mẹ của con bao nhiêu thì bố cũng đã yêu con bấy nhiêu. Có lẽ vì mẹ đã sinh ra con cho bố. Nhưng bố nghĩ, đó là vì mẹ cũng đã từng yêu bố. Và điều đó khiến cho bố yêu bất cứ điều gì mẹ yêu. Hạnh phúc có phải là cảm giác thỏa mãn? Vậy thì bố hạnh phúc. Vì bố thỏa mãn khi những gì bố làm đã khiến mẹ hạnh phúc. Và điều đó là yêu con. Bố yêu con bằng sự hướng tâm của mẹ. Mẹ hướng bố đến con nhiều hơn bất cứ người phụ nữ nào bố biết. Để cả khi không có bố ở bên hai mẹ con, bố vẫn hiển hiện trong lời nói, câu chuyện của mẹ với con. Chỉ khi người phụ nữ ấy cũng phải yêu chồng mình thật sâu sắc, cô ta mới không quên chồng mình khi đang sống trong một tình yêu trong sáng như thế. Cảm ơn những tình yêu dắt dây đầy năng lượng. Phải chăng, nếu bạn muốn một ai đó yêu bạn, hãy yêu tất cả những gì xung quanh anh ta? Bởi tình yêu là thứ truyền nhiệt năng mạnh nhất.
TÌNH YÊU CỦA NHỮNG NGƯỜI BẠN
Bố có những người bạn luôn xuất hiện khi bố cần. Đó là hạnh phúc quý hiếm của một đời người. Những người bạn gần 20 năm đi cùng bố. Không ồn ào, không đòi hỏi, họ yêu bố vô điều kiện. Nhưng không phải lúc nào bố cũng tìm đến họ. Ngay cả khi bố suy sụp nhất, bố càng hay tránh né họ. Bởi bố sợ nỗi buồn của bố khiến họ đau đớn theo. Nhưng con thì khác. Những ngày đớn đau nhất của bố, con luôn ở bên cạnh bố. Không cần một lời khuyên. Không cần một bờ vai. Con cho bố nhiều hơn cả những thứ đó. Con cho bố một niềm tin. Một xác tín về sự không bội phản. Con là con của bố dẫu cho bố là một tử tù hay một ngôi sao. Và điều đó khiến bố đứng dậy. Đã từng hồ nghi cả thế giới, đã từng nghĩ rằng cuộc đời không còn sự bền vững. Đã từng đau đớn nghĩ rằng cuộc đời không thể tìm thấy một ai nữa để đặt lòng tin. Khi mà giả dối mang khuôn mặt người yêu thương nhất. Cả người mà từng thủ thỉ với mình rằng họ không bao giờ nói dối mình, không bao giờ lừa gạt mình. May thay, còn con. Con cho bố niềm tin. Con thành tay vịn cho bố đi qua những vực thẳm sâu hun hút của lòng tham con người. Bố biết rằng con đang ở bên bố. Và bố cũng nhận ra rằng cho dù thế nào, bố cũng sẽ là người không bao giờ lừa dối con. Bởi thế giới của con sau này, dẫu có ngàn vạn lần con bị lừa dối, thì trở về nhà, bên bố, con sẽ an toàn nhất. Con dạy bố sự trung thực mang giá trị nương tựa cho mỗi con người. Ai lừa dối ai thì kẻ đó sẽ bị đời dối gạt lại. Sự trung tín sẽ mang giá trị nương tựa vững bền. Và đó cũng là lý do để bố tiếp tục đứng lên khi có con ở bên. Vậy thì nếu nói bố yêu con như yêu một điểm tựa, con có tin không?
TÌNH YÊU CỦA NHỮNG THẰNG ĐÀN ÔNG
Phụ nữ với nhau có tình yêu riêng. Và đàn ông với nhau cũng vậy. Bố với chú Tec, bố với chú Tuấn hay bố với những người bạn cùng giới khác của bố cũng tồn tại thứ tình yêu như vậy. Và bây giờ, với con cũng thế. Chúng ta có với nhau thứ tình yêu bỗ bã vô cùng. Thứ tình yêu phủi. Ở đó, bố không hà khắc với con nếu như con có những hành động rất mất vệ sinh như là ngoáy mũi rồi chùi vào tường. Bởi chúng ta là những thằng đàn ông.
TÌNH YÊU CỦA BỐ VỚI ÔNG NỘI
Bố với con khiến bố nhớ nhiều đến ấu thơ giữa bố với ông nội. Có những năm tháng ấu thơ đó, có thể bố đã quên đi nhiều, nhưng khi đi bên con, bố đã nhớ lại. Và có cả những điều mà ông nội đã sai lầm với bố, giờ đây, bố học kinh nghiệm đó để tránh lặp lại sai lầm với con. Ông nội đã cho bố niềm tin nương tựa vào cha mình. Bố đã từng tin và thần tượng ông nội. Và bây giờ, bố đang truyền điều đó vào nơi con. Hay một lần, bố ngồi cà phê với bác Kiên, nghe bác Kiên kể về ông ngoại con, bố nhận ra, bác Kiên cũng rất yêu bố của bác ấy. Hầu như những thằng con trai đều có thần tượng đầu tiên trong đời mình là bố. Và con ạ, con đang yêu bố và thần tượng bố. Khi bố bảo: “Không, bố thích làm quỷ cơ” thì con cũng bảo “Con cũng là quỷ con.” Bố làm hổ thì con cũng nhận con là hổ con. Bố yêu con xiết bao. Bố nhận thấy trách nhiệm của một thần tượng không chỉ là hãy sống thế nào để con tin cậy vào tự hào mà còn là phải sống thật vững chắc để con không bao giờ phải nhìn bố ái ngại. Bố muốn trở thành siêu nhân của con. Và sẽ lâu hơn cả thời gian làm thần tượng của ông nội trong bố.
TÌNH YÊU CỦA MỘT NHÀ BÁO
13 năm làm báo. Từ một ước mơ nổi tiếng, đi viết báo, được đăng để vênh mặt với bạn bè, bố đã bước vào nghề báo bằng say mê thực sự. Đó là khi bố cảm nhận được đầy đủ những gì mình viết ra có ảnh hưởng thế nào đến một bộ phận người đọc. Nếu chỉ viết báo để có tiền, bài báo đó sẽ mãi mãi biến mất giữa bộn bề thông tin. Trách nhiệm của một nhà báo thực ra chẳng có gì là quá vĩ đại. Nó không thể thay đổi thế giới, thay đổi chính trị hay biến một kẻ ác thành người lương thiện. Nó chỉ đơn giản là đóng góp vào cuộc sống một cái nhìn tích cực. Với bố là vậy. Để nhân lên lòng tin cho mỗi người đọc. Để sẻ chia những hiểu biết của mình cho cuộc sống tốt đẹp lên. Với tờ báo của bố, sức ảnh hưởng với giới trẻ cực lớn, bố đã mang điều đó để đưa vào mỗi bài viết, trang báo. Bởi bố biết, cuộc sống này có tốt đẹp lên bao nhiêu thì con sẽ chính là người được thừa hưởng nó. Và mỗi khi, bố ở bên con, con đã dạy bố trách nhiệm của người cầm 乃út. Nghe thì rất sến, nhưng nếu bố không quan tâm đến việc xây dựng cuộc sống thì con sẽ là nạn nhân của những bài báo vô trách nhiệm. Bố làm báo để con sau này đọc. Và điều đó cũng làm nên tình yêu của bố dành cho con.
VÀ...
Còn nhiều những tình yêu khác nữa mà bố đã có trong suốt ba năm qua đồng hành bên con. Như tình yêu với ngôi nhà của mình. Bố dọn dẹp nhà cửa, trang hoàng nhà cửa để con sẽ biết yêu ngôi nhà này. Hay khi bố dạy con biết quan sát cuộc sống xung quanh bằng trò chơi đố nhau tìm thấy những vật bên đường. Bố chọn cách chia sẻ với con thay vì ép con phải học. Bố cũng chẳng bao giờ hỏi con là con có yêu bố không bởi bố tin vào tình yêu đó. Bởi bố thích được ứa nước mắt khi tự nhiên giữa đường con hét toáng lên: Con yêu bố!
Ba năm. Con đã đi qua ba năm đầu tiên của đời mình. Rồi lớn lên, con sẽ quên đi những ngày tháng này. Như bố cũng vậy – đã chẳng còn nhớ hồi ba tuổi mình thế nào. Nhưng bố thì sẽ không bao giờ quên. Như ông nội, trong mỗi bữa cơm, vẫn nhắc về thời bố ba tuổi. Bởi ba năm qua, mới thực sự là cuộc đời của bố.
Đèn xanh – Đèn đỏ và không gian sống
Nhân chuyện con đang khoái chơi trò đèn xanh đèn đỏ. Nhân đầu tuần. Và cũng là đã muốn nói với con từ rất lâu về cư xử trong một không gian sống vốn đang mỗi lúc một chật chội.
Đèn xanh – Đèn đỏ. Đó là tên của một teenstory tôi dự định viết từ rất lâu rồi. Mà chưa thu xếp được thời gian để viết ra. Đèn xanh – đèn đỏ trong giao thông của tình yêu. Đèn xanh – đèn đỏ trong quyết định của người đang yêu. Đèn xanh – đèn đỏ trong một không gian sống đang ngày càng chật chội.
Đèn xanh – Đèn đỏ. Đó cũng là câu chuyện cửa miệng thời gian này của con tôi. Như một trò chơi của hai bố con mỗi tối đi cà phê. Khi thì tôi ra hiệu lệnh. Khi thì con. Đèn đỏ dừng lại. Đèn xanh là đi. Hai bố con cứ đi rồi dừng. Con cười khanh khách. Thỉnh thoảng cự bố: Con bảo đèn đỏ sao bố vẫn đi. Bắt bố vào đồn bây giờ. Thỉnh thoảng trêu con: Sao đèn đỏ lắm thế! Bố uýnh đèn đỏ một trận bây giờ.
Đèn xanh – Đèn đỏ. Là đi hoặc đứng lại. Là giới hạn quy ước. Là nguyên tắc để xây dựng trật tự. Giá như mỗi con người đều có đèn xanh – đèn đỏ trong cách sống của mình, có lẽ, cuộc sống sẽ dễ thở hơn chăng?
Không gian sống đang bị thu hẹp mỗi ngày. Kể cả không gian vật chất lẫn không gian tinh thần. Đèn xanh – Đèn đỏ chính là những nguyên tắc sống trong không gian chật hẹp ấy. Mà người ta hay nói là “biết điều” vậy.
Một người “biết điều” không phải là biết im lặng trước những điều chướng tai gai mắt. Một người “biết điều” càng không phải là người khôn lỏi biết nói điều có lợi cho mình và im lặng nếu như nói ra sẽ gặp bất lợi. Người “biết điều” không phải vậy.
Người “biết điều” chỉ đơn giản là biết điều gì Đúng, điều gì Sai, điều gì phải lên tiếng và điều gì nên bỏ qua. Như có đèn xanh đèn đỏ trong những quyết định của mình vậy.
Tắc đường phần lớn là do người ta không tuân thủ đèn xanh đèn đỏ trong giao thông. Ai cũng cho mình cái quyền được đang vội, cần đi trước. Ai cũng từ chối trách nhiệm phải đợi.
Những va chạm trong cuộc sống cũng vậy. Khi ai cũng chọn đèn xanh và bỏ mặc đèn đỏ. Khi ai cũng muốn mình gặp đèn xanh còn người khác phải chịu đèn đỏ. Không gian sống vốn đã và đang ngày một thu hẹp, nếu chỉ bo bo giữ đèn xanh cho mình thì va quệt là chuyện khó tránh khỏi.
Chỉ cần một người vượt đèn đỏ, những người đang có đèn xanh sẽ phải chậm lại. Và tất nhiên, mọi thứ sẽ chậm lại. Thậm chí, không thể tiếp tục vận hành. Sự tranh sống là một trong những thói xấu của tâm lý tiểu nông. Kiểu biến đường phố thành đường làng. Ai cũng cố bánh trướng ra thêm vài cm cho riêng mình. Hay ngay trong các mối quan hệ, ai cũng cho là mình đúng và luôn tranh phần đúng về mình. Nếu tất cả đúng thì ai là kẻ sai? Kẻ sai là kẻ đối đầu với kẻ đang tự nhận mình đúng, vậy thôi!
Đèn xanh – đèn đỏ là quy ước để phân xử những va chạm. Nhưng mọi người thì vẫn chẳng ai chịu nhìn đèn.
Con trai của bố, cần một bộ đèn xanh – đèn đỏ cho mình trong hành trình cuộc đời mình con ạ! Để biết dừng lại đúng lúc, biết khi nào cần phải đi. Nó cũng giống như biết việc gì không nên làm và việc gì không thể không làm. Đèn xanh con có thể dừng lại nếu con chưa muốn đi, tất nhiên, đừng án ngữ khiến người khác vì con mà cũng không đi được. Nhưng đèn đỏ, là đèn đỏ thì phải tuyệt đối dừng lại. Dù con có hàng tỉ lý do để vượt đi chăng nữa. Thì cũng đừng vin vào bất cứ một lý do nào. Vì đó là nguyên tắc. Vì đó là con đang sống trong một không gian chung chứ không phải một mình một đường.
Thấy không, cuộc đời...
Có một đôi mắt nhìn đã là một hạnh phúc. Một đôi mắt để nhìn, để cảm để thấy, để thấu và để sống. Đôi mắt kỳ diệu xiết bao. Câu chuyện đầu tuần cho Pi mai sau...
Đôi mắt kỳ diệu xiết bao. Cho ta biết cuộc đời đang vận động. Cho ta thấy những người thương yêu xung quanh ta. Cho ta hay những sắc màu rực rỡ đến nhường kia. Mắt là để THẤY. Mắt là để BIẾT.