Được thôi,
Anh là người cầm xô vác xẻng,
Nhưng em là đứa có khuôn mặt xinh.
Lâu lâu tôi hỏi xem anh có muốn tôi kiếm cho anh vài quyển sách ở thư viện hay không, vì anh không có thời gian để tới đó.
- Sách á? Chỉ cần đọc một quyển là biết rồi. Năm ngoái anh đã đọc một quyển. – Anh vừa nói vừa làm giả đôi mắt lé của một gã đần độn.
Thỉnh thoảng tôi cũng lôi được anh đến rạp chiếu phim, và ngay khi anh định vào xem Học viện cảnh sát 14, tôi dẫn anh vào rạp chiếu phim Dương cầm. Anh cũng hờn dỗi ngồi xem được một lúc. Lúc đến cảnh mây mưa trong rừng, anh thả rông mấy ngón tay giữa hai đùi tôi, đến mức độ tôi co quắp lại như một con sâu. “Anh đang bỏ lỡ bản tin thể thao đây này!”. Anh thì thào vào tai tôi như thế.
Lúc ra khỏi rạp, anh nói to đến nỗi tất cả mọi người phải quay lại: “Phim gì xạo quá! Thời đó người ta đâu ngu tới mức như vậy! Họ phải biết xây một cái cảng thực sự, chứ làm gì có chuyện kéo lê cây đàn trên các bãi biển như thế!”.
Có một lần duy nhất tôi dẫn anh đi xem kịch. Đó là một vở diễn thể nghiệm khá khó hiểu, với những cảnh ngắn miêu tả sự trống rỗng của cuộc sống đô thị hiện đại. Anh cười hí hí không chút ngượng ngùng giữa khán phòng im phăng phắc.
- Anh chưa bao giờ buồn cười đến thế kể từ khi xem 101 con chó đốm. – Anh nói oang oang khi ra ngoài sảnh nhà hát, mắt nhìn tôi khiêu khích.
- Anh làm thế để cho em mất mặt! – Tôi vặc anh khi vào quán ăn nhanh sau đó. – Có ai bảo anh bị dở hơi hay chậm hiểu đâu. Tại sao anh không chịu chấp nhận là em có cuộc sống của em, và anh cũng thế! Em có nói những câu bình phẩm ngớ ngẩn về cái máy bừa của anh đâu!
- Nhưng anh đâu có bắt em ngồi ngắm nó suốt hai tiếng đồng hồ! – Anh phản đối. Sau đó là sự im lặng.
Để trả thù, Chủ nhật sau đó anh kéo tôi đi xem Hội thi Máy kéo. Những chiếc máy kéo khổng lồ di chuyển các vật nặng và xịt khói xanh ngòm lên bầu trời thu trong vắt. Tiếng ồn ào thật nhức óc. Phải là Örjan thì anh ấy đã viết cho một loạt bài phê phán. Nhưng tôi thì chỉ cảm thấy buồn nôn. Benny kéo sụp mũ xuống tận mũi và hoàn toàn phớt lờ tôi để đi chém gió với mấy tay đội mũ khác về chuyện xăng xe.
Sau đó chúng tôi về nhà và ℓàм тìин như hai đứa phát dại.
“Chẳng lẽ chỉ có thế thôi á?” – Tôi ca thán với Märta.
“Chỉ có thế là sao?” – Märta đáp.
Những giây phút thú vị nhất là sau đó, khi chúng tôi quấn lấy nhau trong yên bình và thư thái. Chúng tôi chế ra các bài kiểm tra để khám phá nhau.
- Em sẽ làm gì nếu phải đối diện với một con trâu đực sổng chuồng? – Anh hỏi tôi.
- Em sẽ nhảy một cú ngoạn mục vượt qua khoảng cách năm mét tới hàng rào, sau đó em sẽ ngất xỉu trước khi kịp trèo qua đó và bị đôi sừng của nó nghiến thành cám. – Tôi đáp.
- Không đâu. Em sẽ tiến đến chỗ con bò, và hùng hổ bảo nó không được dọa nạt phụ nữ giữa chốn đông người. Thế là nó lăn ra ngất luôn! – Anh nói.
- Anh sẽ làm thế nào khi đang đứng giữa sảnh tiếp tân sang trọng thì phát hiện ra quên cài khóa quần và cái của mình lấp ló trước mắt mọi người? – Tôi hỏi.
- Thế thì anh lôi hẳn nó ra và bảo anh là đại diện của Hiệp hội những kẻ thích khoe hàng, và lịch sự kêu gọi mọi người đóng góp hỗ trợ, của ít lòng nhiều. – Anh nói một cách hăng hái. – Không, thật ra anh sẽ cố gắng kéo khóa quần một cách kín đáo, nhưng lại bị kẹt chiếc khăn bàn vào đó và làm rơi cả chồng đĩa xuống đất. Sau đó anh sẽ đi lùi ra cửa với chiếc khăn vẫn dính ở khóa quần, miệng toét ra cười, rồi anh vấp phải chiếc khăn khi bước xuống cầu thang và ngã gãy chân! Em sẽ làm gì khi em mua một quyển sách ở một cửa tiệm, rồi bước vào hiệu sách khác và bị người bán hàng cho rằng em đã ăn cắp sách của họ?
- Thì em sẽ trả tiền cho họ với một nụ cười điên dại, và mua thêm ba quyển nữa, mạnh miệng tuyên bố là cuốn sách hay đến nỗi em sẽ đem tặng tất cả bạn bè mình. Sau đó em sẽ đỏ mặt tía tai bỏ đi và quên phứt cả bốn cuốn sách trên quầy.
Chúng tôi đã thống nhất với nhau nếu anh là Anh chàng Thất Bại cấp Quốc Gia, thì tôi hoàn toàn đủ tư cách trở thành Cô nàng Thất Bại cấp Quốc Gia, và cả hai chúng tôi sẽ được nhồi rơm đem trưng bày ở viện bảo tàng.
Khi mùa đông đến, nông trại trở nên yên bình hơn. Tôi biết lẽ ra mình phải vào rừng làm việc, nhưng tháng Mười một đã đem đến một lớp tuyết nhão nặng nề, khiến cho việc đi lại đâm ra khó khăn. Tôi tự nhủ như thế. Trời cũng rét nữa, cái rét mướt tê cóng xuyên qua các lớp áo quần và luồn lách vào tận xương tủy.
Đột nhiên tôi muốn trẻ hóa ngôi nhà cũ kỹ. Không đến nỗi đóng cho nó một mái hiên gỗ chạm cầu kỳ, chuyện đó nằm ở tận cuối danh sách ưu tiên. Nhưng mà…
Trước đây trong một chương trình, tôi từng được xem cách người ta đã tái sinh các trạm xăng thập niên năm mươi bằng cách xếp hạng chúng là di sản văn hóa. Tôi bỗng nghĩ biết đâu họ cũng có thể đưa phòng khách nhà tôi vào danh sách xếp hạng. Cả nhà bếp nữa. Thực ra, mẹ tôi không bao giờ quan tâm đến nội thất trong nhà. Bà dọn dẹp nhà cửa, nhưng bà giữ nguyên mọi thứ như từ thời ông bà ngoại. Thậm chí mẹ tôi không thể chịu đựng nổi nếu tống khứ đi một món đồ mà bà đã cùng mua với ông ngoại tôi. Còn tôi thì sao?
Căn phòng duy nhất trong nhà khiến tôi dấy lên mong muốn trang trí lại là phòng mình. Hồi khoảng mười bảy tuổi, ngay trước khi tiếp quản nông trại, tôi đã tấn công lớp giấy dán tường màu nâu có từ thời bà ngoại và sơn đen chúng! Tôi trải tấm chăn hình con hổ trên giường và dán đầy lên tường những tấm áp phích của các ngôi sao nhạc rock đầu xù như chó bông, cùng một tấm ảnh chụp một cô gái ᛕᕼỏᗩ 丅ᕼâᑎ với sơ đồ xẻ thịt vạch bằng 乃út mực xanh. Hồi đó tôi thấy mọi chuyện thật táo bạo. Chúa ơi, tôi ngầu ve sầu luôn ấy! Carina cũng thấy tôi ngầu. Một lần, vào ngày lễ thánh Jean, trong khi lẽ ra tôi phải đi vắt sữa ca sáng vì bố mẹ tôi không có nhà dịp cuối tuần, tôi đã để cho Carina vào phòng mình, sau đó tôi đã thử vẽ cái sơ đồ đó lên người cô ấy. Bằng loại mực không xóa được. Hai đứa chúng tôi đã uống khá nhiều cái thứ có thể gây mù mắt. Sau đó vì bọn tôi lăn lộn trên tấm chăn hổ, nó đã bẩn khi*p lên được và mẹ tôi vứt nó đi không thương tiếc. Mẹ là thế mà.
Về sau, tôi đã tháo hết các tấm áp phích nhạc rock xuống và thay thế bằng các tấm ảnh chụp máy kéo khổng lồ. Nhưng tôi chưa bao giờ sơn lại căn phòng, chưa có dịp. Một hôm Désirée đã bảo cô ấy có cảm thưởng như đang nằm trong một hầm mộ khi nhìn bốn bức tường đen thui. Chính điều đó đã khiến tôi quyết định thay đổi một chút. Rõ ràng tôi đã phát triển một bản năng xây tổ ấm khi cô ấy bước vào cuộc đời mình. Đáng lẽ tôi nên thận trọng hơn. Kế hoạch cái tổ hóa ra là một bãi mìn.
Trước hết, tôi đã dán lại phòng ngủ của mình bằng một loại giấy hoa khá xinh. Sau đó, tôi mua các tấm màn cửa treo ngay trong catalog của Haléns. Chúng có màu trắng với nhiều nếp xếp và hai sợi ruy băng óng ánh để buộc vén sang hai bên. Cuối cùng, tôi đã treo vài tấm tranh thêu hoa lên tường, thay cho các hình ảnh máy kéo.
Tôi đã làm mọi thứ khi có trọn vẹn một tuần trước khi Désirée đến chơi. Lúc cô ấy đến, tôi dẫn cô ấy lên phòng mình, đẩy cửa và cố dùng miệng bắt chước tiếng kèn trumpet.
Cô ấy mở to mắt.
- Ơ… cũng đẹp! – Cô chỉ nói vỏn vẹn có thế.
Tôi cảm thấy hơi bị thất vọng. Sau đó tôi đã ép cô ấy nói thêm gì đó, đại loại như là tôi đã làm tốt, rằng…
Rằng cô ấy thực sự cảm thấy thoải mái trong căn phòng.
Nhưng tôi chỉ buộc được cô ấy nói là mọi thứ sáng sủa hơn và có vẻ rộng thêm.
- Em không thấy nó dễ thương sao? – Tôi gặng hỏi.
Lẽ ra tôi không nên hỏi câu này. Désirée không thích nói dối, dù chỉ là những lời nói vì phép lịch sự. Cô ấy đã đáp rằng đương nhiên tôi có quyền trang trí lại căn phòng theo gu của tôi, chứ không phải của cô ấy.
- Ý em là em muốn chọn giấy dán tường cùng với anh á? – Tôi vọt miệng hỏi trước khi kịp kìm lại.
Thế đấy, tôi đã đặt câu hỏi mang tính quyết định, sau này tôi mới hiểu ra điều đó. Một câu hỏi được nêu lên quá sớm. Vì cô ấy chỉ đáp gọn bâng: “Đâu có, mà sao phải thế?” trước khi bước xuống nhà bật ti vi, vì cô không muốn bỏ lỡ chương trình Thời sự.
Cả buổi tối sau đó chìm trong một bầu không khí căng thẳng. Chúng tôi bắt đầu cãi nhau trong khi nghe bản tin thời sự. Cô ấy quả là người khuynh tả, không phải kiểu người yêu xã hội, mà là dạng chuộng môi trường xanh, trong khi tôi bảo vệ quyền lợi của các doanh nhân, vì tôi tự coi mình như một doanh nghiệp nhỏ. Cô ấy nhanh chóng gài tôi vào thế phải bào chữa cho chủ nghĩa tư bản toàn cầu, và nhờ miệng lưỡi lập luận tốt hơn, cố ấy khiến tôi phải đồng tình với những điều mà bản thân tôi không đồng ý. Rồi tôi mất kiểm soát và không thể dừng được nữa: tôi ủng hộ phá rừng, sỉ nhục những người hoạt động môi trường, trong khi cô hăng hái thuyết giảng chống lại sự phá hoại môi trường và khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, sau đó tôi gần như buộc tội cô đốt phá những chiếc xe tải của Scan – sản phẩm của ngành chăn nuôi Thụy Điển.
Suốt thời gian cãi cọ, tôi cứ có cảm giác rắc rối thật ra nằm ở lớp giấy dán tường. Cô ấy làm rối tung mọi chuyện vì không muốn phải đối mặt với vấn đề có nhận trách nhiệm với ngôi nhà này hay không.
Lần đầu tiên trong đời chúng tôi ngủ mà không làm chuyện ấy.
Nhưng chúng tôi có nắm tay nhau.
Em thích đơn sơ và gọn nhẹ
Màu dịu, hình gọn gàng chặt chẽ
Thảm họa vô cùng trong mắt em
Ấy cánh đồng hoa thắm sắc hè
Lúc đầu tôi phải đấu tranh dữ dội để không bật cười sặc sụa khi trông thấy mấy tấm rèm cửa mang phong cách váy dạ hội ảnh hưởng từ phim Cuốn theo chiều gió, khi phát hiện những tấm tranh thêu chữ thập đã xâm lược thành trì cuối cùng của căn nhà – hầm mộ thiêng liêng của anh. Nhưng anh tỏ ra hãnh diện đến nỗi tôi cụt hứng và không còn biết phải nói gì. Tôi không muốn góp ý này nọ cho việc trang trí nhà cửa của anh – như thế chẳng khác nào tôi tuyên bố mình muốn được tham khảo ý kiến. Đó là một vấn đề tôi chưa thể đề cập tới. Chưa đâu.
Sau đó là màn cãi nhau chí chóe trước màn hình ti vi. Lúc đó, tôi thấy hả hê khi thấy anh rơi xuống mọi chiếc bẫy được tôi giăng ra, nhưng sau đó tôi chỉ muốn khóc, vì thật tình tôi không hề muốn anh tuôn ra những câu đáp trả sáo rỗng khiến tôi mất hết mọi sự tôn trọng dành cho anh. Tôi biết chứ, anh không ngu, cũng không manh động. Và anh có hiểu biết trong lĩnh vực tôi chưa bao giờ ᴆụng tới. Nhưng chúng tôi mỗi người có một vì sao của riêng mình, phải nói là như thế.
Lúc trước, điều đó xảy ra nhẹ nhàng hơn.
Chẳng hạn như, chúng tôi không ưa trang phục của nhau.
Một hôm, anh đến nhà tôi với một chiếc túi mua sắm của cửa hàng Diana’s Mode. Cửa hàng này là nơi các bà mợ gần sáu mươi tuổi thuộc tầng lớp nhân viên văn phòng cao cấp đến để mua những bộ váy ba món màu xanh dương và những chiếc khăn nhỏ kệch cỡm. Hoặc những chiếc đầm dạ hội có đính lớp kim sa tràn lan như chàm ghẻ trên иgự¢. Thỉnh thoảng, tôi và Märta cùng đi ngắm tủ kính bày hàng ở đó để có một trận cười thỏa mãn.
- Có đợt giảm giá! – Anh thốt lên đầy hài lòng. – Em mở ra xem đi!
Không có trang phục công sở, cũng chẳng có đầm dạ hội. Nhưng đó là một chiếc váy rộng thùng thình, kiểu dáng trẻ con, với những bông hồng to vãi chưởng màu tím hoa cà chen lẫn mấy chiếc lá màu xanh chói. Cùng lắm tôi chỉ dám treo nó lên tường, như một tác phẩm nghệ thuật. Chứ còn ra đường trong cái thứ này á? Thôi tôi đi ૮ɦếƭ đây!
- Nhưng… đây đâu phải em! – Tôi cố vớt vát với giọng yếu ớt nhằm tránh làm anh tổn thương.
Và tôi đã thất bại. Anh hiểu ngay lập tức. Thế là tôi vội nói thêm để không tỏ ra giả tạo trong mắt anh:
- Nó khá là… ơ… dị hợm, anh thấy đấy.
Chắc là anh thích tôi đạo đức giả một chút.
- Tại sao em lúc nào cũng ăn mặc như thế? Cứ như cái xác ૮ɦếƭ trôi dạt lên bãi biển ấy! – Anh vừa vọt miệng vừa nhét bừa cái váy vào trong túi mua hàng. – Dù sao thì em cứ cầm lấy, biết đâu có thể dùng nó làm giẻ lau kính.
- Xác ૮ɦếƭ trôi dạt á! – Tôi nghẹn họng. – Anh đi mà cầm lấy. Kính nhà anh mới phải cần lau chùi! Hoặc là trồng nó vào mà đi cày cuốc, nó có dính mùi thối cũng chẳng sao!
Hai chúng tôi nhìn nhau tóe lửa.
Sau đó anh ngồi thịch xuống ghế xa lông bên cạnh tôi, hai tay luồn xuống dưới đùi.
- Tôi không dùng vũ lực với những kẻ yếu hơn đâu nhá! – Anh rít qua kẽ răng. – Tôi không có đánh họ nhá! Không có nhá!
- Nhưng lật ngửa ra thì có! – Anh nói rồi hất tôi bật ngửa trên ghế xa lông, sau đó anh xé toang chiếc áo thun vải bông canh tác tự nhiên không dùng thuốc sâu của tôi.
- Nghĩ lại thì, em hay hơn khi không mặc gì. Nói chung là không mặc những món đồ của em. Anh chưa bao giờ thấy cái gì tệ hại hơn chiếc mũ phớt dính mấy cây nấm của em!
Ít ra tôi cũng đã kịp hiểu anh đã phải trả kha khá tiền cho cái váy, và tôi biết anh không dư dả để ném tiền qua cửa sổ. Thế nên tôi đã quyết định chúng tôi sẽ đi lượn cửa hàng, và để đấu dịu anh, tôi sẽ mua tặng anh món đồ có giá tương đương. Tôi sẽ là người lựa chọn, và nếu anh không thích, anh có toàn quyền nói thẳng vào mặt tôi. Sau đó, chúng tôi sẽ đường ai nấy đi.
Hai chúng tôi lượn lờ các cửa hàng trong nhiều giờ liền, cho đến khi anh sắp sửa phải quay về nông trại như thường lệ. Tôi lướt nhẹ ngón tay trên chiếc áo sơ mi hiệu Mulberry bằng vải flanen kẻ ô nhỏ, màu vỏ trứng và thuốc lá. Món đồ mặc thường ngày quá hoàn hảo đối với một ông chủ trang trại.
- Mấy cái như thế này á, anh mua qua mạng chỉ tốn vài đồng, để mặc lúc đi làm chuồng bò! – Anh lẩm bẩm.
Một chiếc áo sơ mi kiểu Pháp, tuyệt vời để mặc phanh иgự¢, nhưng lại khiến anh cười ngất.
- Mặc cái này á, sẽ có ối gã ỡm ờ với anh đấy! – Anh chế nhạo.
Như một con chó săn khát mồi, anh lôi theo tôi đến giá treo những chiếc sơ mi hoa hòe kèm cà vạt, và những cái áo vest đường cắt nom như rất hợp thời ở Hollywood mười năm trước. Để “mặc lên thành phố”, anh ngả về phong cách của bọn ma cô. Còn quần áo mặc lao động anh không mua ở cửa hàng, mà chọn trong catalog đặt hàng và tính vào tài khoản của nông trại.
Cuối cùng, anh để cho tôi mua một chiếc áo thun giống chiếc của tôi, và trịnh trọng hứa sẽ mặc nó khi làm vệ sinh cái máy rải phân lần tới.