Tôi gọi bố mẹ và được nghe:
“Ò í e” lại “ò í e”,
Số điện thoại này không chính xác
Đến máy trả lời cũng im re.
Thế là chúng tôi đã bắt đầu quá trình miệt mài tìm hiểu nhau.
Biên độ hoạt động của chúng tôi có vẻ tương đối rộng, nhưng cũng không vì thế mà mọi thứ đi theo cùng một hướng.
Cả hai chúng tôi đều không còn bố mẹ: anh ấy thì theo nghĩa đen, còn tôi là theo nghĩa bóng. Mẹ tôi đã vào viện dưỡng lão từ năm năm nay, và hiếm khi bà nhận ra tôi. Còn bố thì khiến tôi có cảm giác tôi quấy rầy ông mỗi khi tôi đến thăm, nhất là khi tôi cố thử bắt chuyện với ông.
Thật ra, bố tôi đã như thế kể từ khi tôi còn bé. Ông không hề thích nói về những thứ mà người ta vẫn gọi là “chuyện đàn bà”: nhà cửa, con cái, bếp núc, quần áo, đồ đạc, đặc biệt là những gì được liệt vào loại “sến”. Nghệ thuật, văn học và tôn giáo cũng bị ông liệt vào hàng “chuyện đàn bà”. Điều mà bố tôi ghét nhất là tất cả những chuyện đùa cợt về đàn bà con gái. Tuyệt đối không được đề cập đến chúng trước mặt ông. Cứ như thể ông sợ bị nhiễm vi khuẩn của phụ nữa vậy. Ngay khi phép lịch sự cho phép là ông lại lên trung đoàn. Ông từng là sĩ quan quân đội.
Đôi khi tôi tự hỏi liệu ông có phải là người đồng tính hay không. Nghĩ cũng lạ, nhưng tôi chưa bao giờ thấy gần gũi với bố. Ý tôi là, con cái thường cảm thấy sợ hãi khi nghĩ bố mẹ mình đã làm “chuyện ấy”, chúng đếm số lượng các ông anh, bà chị của mình và tự nhủ: “Chắc bố mẹ phải làm chuyện ấy ít nhất ba lần”. Trong trường hợp của tôi, hoàn toàn có thể nghi ngờ liệu bố tôi có từng làm chuyện ấy nhiều hơn một lần, ít ra là với mẹ tôi. Tôi đã quyết định mình không nghĩ tới điều đó nữa và nên vui với chuyện ấy đã xảy ra một lần, ít ra là thế.
Thế nên mẹ tôi chỉ có mỗi tôi để chăm sóc. Tôi là con 乃úp bê mà cuối cùng bà đã có được, và bà yêu tôi bằng tình yêu của một người đã phải kiên nhẫn chờ đợi quá lâu. Sự chờ đợi đó đã không đem lại cho bà đầu óc xét đoán cũng như sự sáng suốt.
Mẹ tôi có xuất thân quyền quý. Ông ngoại tôi có một nhà máy đồ hộp và phất lên trong chiến tranh. Theo những gì tôi biết thì gia tài của ông được xây dựng từ những con cáo, con sóc mà ông gọi là thú săn. Bố tôi là thành viên của một gia đình tử tế, nhưng có lần tôi nghe mấy bà trong hội chơi bài của mẹ tôi to nhỏ với nhau là bố tôi cưới mẹ tôi chỉ vì ông nợ tiền đánh bạc. Thời nay chuyện này nghe có vẻ lạc lõng, nhưng nó cũng rất có thể là sự thực. Có một liên hệ mật thiết giữa những người bắn súng tự sát bên ngoài sòng bài Monte Carlo cuối thế kỷ mười chín và những kẻ không tài nào dứt mình ra khỏi các máy đánh bạc tại các trung tâm vui chơi giải trí ngày nay. Gọi điện cho bố tôi vào giờ phát chương trình xổ số thì chỉ có rước họa vào thân.
Hồi tôi còn bé, mẹ tôi có một mái tóc nhuộm màu vàng đồng và thường dùng lô cuốn tóc để tạo lọn xoăn. Gần bốn mươi tuổi bà mới lấy chồng, bốn mươi hai thì sinh ra tôi, và chưa bao giờ bà phải lao động để kiếm sống. Chính mẹ là người đặt cho tôi cái tên Désirée, với ý nghĩa tôi là cô bé đáng mơ ước. Nhưng khi đi học tôi đâm ra ghét cái tên của mình kinh khủng, vì những đứa khác toàn gọi tôi là Diarrhée, tức là con bé bị tiêu chảy.
Tôi muốn được gọi là Kitty. Hoặc Pamela cũng được.
Những đứa trẻ được bố mẹ gán cho hình ảnh của kỳ quan thế giới thứ tám nhiều khả năng sẽ phải đối diện với thực tế tàn nhẫn khi chúng trở thành mục tiêu chế giễu ở trường học.
Nói gì thì nói, cuộc hôn nhân của bố mẹ tôi là hoàn toàn không tồn tại. Hai người sống chung nhưng hoàn toàn độc lập với nhau, trong một căn hộ rộng thênh thang với sàn lát gỗ sồi và hàng dãy phòng liền kề, trong đó mẹ tôi chọn đồ đạc, còn bố tôi thì treo chiếc mũ nhà binh. Bố mẹ tôi không bao giờ cãi cọ trước mặt tôi, và có lẽ cả sau lưng tôi cũng thế. Thường bố tôi ăn ở doanh trại, hai mẹ con tôi tự dắt nhau đi du lịch ở hết nhà nghỉ này đến nhà nghỉ khác. Bố tôi lúc nào cũng “bận đi chiến dịch”.
Ở nhà, chúng tôi không có quan hệ xã hội hay hội hè đúng nghĩa. Thỉnh thoảng có mấy bà bạn chơi bài của mẹ đến cùng chồng, hoặc những người đồng đội của bố dắt theo vợ để tham gia những bữa tối buồn tẻ với ba món ăn khác nhau và một người phục vụ thuê bên ngoài. Rượu Bồ Đào Nha được phục vụ trong những chiếc cốc pha lê và những điếu xì gà nhỏ trong những cái hộp thiếc đặc biệt. Khi mọi người gọi tôi ra để chào hỏi, tôi trông thấy những cái chân cái tay xương xẩu chĩa ra khỏi chiếc váy nhung được mua để mặc đúng dịp, phát ho khi được các ông mặt đỏ gay vỗ vỗ vào lưng và bảo tôi cần được ra ngoài nhiều hơn để da dẻ hồng hào thêm đôi chút. Trong những dịp ấy tóc mẹ tôi xoăn hơn bình thường.
Tôi không bao giờ thấy bố mẹ tôi ᴆụng chạm nhau, càng không thấy họ khoác tay nhau mà đi.
Thế đấy, theo bạn thì tôi phải nhìn nhận cuộc hôn nhân của bố mẹ mình thế nào đây? Cũng đâu có gì ngạc nhiên khi Örjan và tôi có một mối quan hệ tương tự. Cũng rất bình thường khi tôi chẳng thể khóc thương anh ấy. Có hay không có đàn ông, đó chỉ là vấn đề cần mua bao nhiêu miếng sườn cho bữa tối. Sự hiện diện của họ chẳng có ý nghĩa nào khác. Đấy là những gì tôi đã học được từ thời thơ ấu của mình.
Vậy nên tôi hoàn toàn không phòng bị khi gặp phải một người như Benny. Có những ngày tôi thấy anh xâm lấn lãnh địa của tôi, chui vào những góc riêng tư nhất của tôi, những ngày ấy chỉ nhìn thấy anh là tôi đã không chịu nổi. Điều đó chưa bao giờ xảy ra với Örjan, người hoàn toàn sung sướng với việc mon men ngoài phạm vi lãnh thổ của tôi, và tôi có thể chịu đựng được chuyện đó.
Cơ mà cũng có những ngày khác.
Désirée. Tôi gặp nhiều khó khăn với cái tên của cô ấy. Nó nghe vừa chướng tai, vừa xa lạ, lại vừa kiêu kỳ, những tính chất mà lúc đầu tôi đã gán cho cô ấy. Không, tôi sẽ gọi cô ấy là nàng Tôm. Cái tên này cực kỳ hợp với cô ấy, mặc dù có hơi ác ý. Tai tái, cuộn các bộ phận mềm mại của mình trong một cái vỏ cứng. Lại còn mấy cọng râu ăng ten nữa chứ.
Ở cô có cả đống thứ mà tôi không hiểu được.
Cô nhìn thật lâu tấm ảnh của bố mẹ tôi mà cá nhân tôi rất thích. Hai người đang nằm dài tắm nắng trên một hòn đá trong tình trạng bán ᛕᕼỏᗩ 丅ᕼâᑎ, tay chân xoắn xuýt vào nhau, má tựa má, mắt nhắm hờ và miệng cười tươi.
Tấm ảnh khiến cô ấy khó chịu. Cô thấy nó quá riêng tư.
- Xét cho cùng, đây là bố mẹ anh. – Cô ấy nói. – Anh không thấy nó hơi… ơ… hơi riêng tư à? Sốc thật đấy.
Sốc á?
Cô ấy lúc nào cũng lạnh cóng, dù tôi cố công sưởi ấm ngôi nhà. Khi tôi chỉ muốn cởi phăng sơ mi thì cô ấy trùm áo thun kín mít, lại còn tròng thêm đôi vớ dày cộp. Cô ấy cực thích khi tôi ngồi im, luồn tay vào tóc cô ấy và ve vuốt đều đều nhưng mạnh bạo, trong khi cô thu mình trong vòng tay tôi tựa như một con mèo con đói khát rốt cuộc cũng tìm được một người chủ.
Nhưng dựa dẫm và phụ thuộc còn lâu mới là thuộc tính của cô ấy nhé. Thỉnh thoảng, khi chúng tôi đã lên lịch gặp nhau, cố ấy chỉ thông báo ngắn gọn là đã thay đổi ý định và muốn đi xem phim cùng một người bạn gái. Tôi thấy khó có thể tiêu hóa được chuyện đó. Hoặc khi cô ấy biết tôi có rất nhiều công việc phải làm và không có thời gian để vào thành phố, ở đầu dây bên kia cô chỉ nói vỏn vẹn: “Vậy thì thôi, mình gặp nhau tuần sau vậy”. Không bao giờ là câu: “Được rồi, để em đến nhà anh!”.
Tôi muốn đến với cô ấy, và thú thật là tôi muốn trói buộc cô ấy nữa kìa, nhưng cô ấy có vẻ như chỉ thỉnh thoảng mới muốn tôi mà thôi. Tôi không thể tỏ ra đòi hỏi và điều này khiến tôi cực kỳ bực bội. Với lại, dĩ nhiên tôi chờ đợi cô ấy lâu lâu giúp tôi một tay trong việc chăm sóc nhà cửa chứ! Hoặc là đỡ hộ tôi chuyện kiểm tra chất lượng sữa, tỏ ra một chút quan tâm đối với công việc của tôi! Tôi biết, tôi đã quen thấy những người phụ nữ biết đỡ đần trong công việc cho người đàn ông, và tôi không bao giờ có ý định yêu cầu cô ấy làm bánh, nhưng tôi thấy thật khó chấp nhận khi cô cứ ngồi chúi mũi vào tờ báo trong khi tôi phải chạy Ⱡồ₦g lên để làm hết mọi việc!
Nói quả tình, tôi thấy mình như muốn thành một người đa thê – vừa muốn có Violet, lại cả nàng Tôm. Violet sẽ ở dưới nhà khâu vá rèm cửa, chuẩn bị muối thức ăn, còn nàng Tôm sẽ thu mình gối đầu lên иgự¢ tôi và khẽ cười khà khà. Nụ cười ấy từ giờ là phần thưởng của tôi, và tôi có thể làm gần như mọi thứ để được nghe thấy nó. Chuyện này gần như trò đo sức mạnh ở hội chợ. Ta phải dùng một cái 乃úa đập thật mạnh vào một điểm để làm cho con trỏ chạy trên một thang đo. Khi thật sự khỏe và giáng 乃úa hết sức mình, chuông sẽ kêu.
Nụ cười của cô ấy chính là chiếc chuông đó. Tôi không làm nó vang lên thường xuyên, nhưng cũng được vài bận. Và tôi biết ngay khi nào mình làm con trỏ chạy lên đủ cao, khi nào mình thất bại.
“Anh lúc nào cũng khác người nhỉ, Benny!” Violet từng nói thế với giọng trách móc. Nhưng Violet thấy tôi là một người đàn ông thực thụ, giống như Bengt-Göran của cô ấy, khi tôi lái chiếc máy kéo bánh đôi, hoặc khi tôi khoác lên người bộ đồ bảo hộ và vác cưa máy vào rừng.
Còn nàng Tôm thì ngược lại. Tôi cảm thấy chính sự “khác biệt” của mình là thứ giúp duy trì sự quan tâm của cô ấy, và cô ấy thấy mệt mỏi khi tôi đội chiếc mũ của mình rồi nhai thuốc lá trệu trạo.
Tiến bộ y học hiện nay đang ở mức độ nào nhỉ, người ta có thể ghép tâm hồn bé nhỏ nhưng phức tạp của nàng Tôm vào bộ иgự¢ phì nhiêu và đôi bàn tay chăm làm của Violet được không?
Cuộc đời rối tinh và sôi nổi
Vào tay tôi sẽ biết mùi thôi
Dán nhãn, ghi tên và phân loại
Cho vào lưu trữ, thế là rồi!
Ngày hôm nay đã xảy ra một chuyện khá kinh khủng. Chỉ nghĩ đến nó thôi là tôi đã lạnh toát người.
Lundmark hôm qua không đi làm. Mọi việc bắt đầu như thế.
Thật ra chúng tôi không nhận ra điều đó ngay. Thường thì chị là người đến sớm nhất. Sau khi để lại áo măng tô và chiếc mũ lông trong phòng làm việc, chị sẽ xuống kho lưu trữ để… mà phải rồi, thật ra chị làm gì khi không còn phụ trách mảng sách thiếu nhi nữa nhỉ? Tất cả chúng tôi đều nghĩ chị bận làm công tác phân loại, sắp xếp, nhưng không ai đặt câu hỏi, và sự hiện diện của chị ở thư viện đồng nghĩa với việc không ai trong chúng tôi có lý do gì để thắc mắc về công việc chị làm.
Càng ngày Lundmark càng ở dưới kho sách lâu hơn và chỉ để lại lời nhắn cho tôi hoặc Britt-Mari, để chúng tôi biết rằng chị giao phó khu vực sách thiếu nhi cho chúng tôi.
Chỉ đến trưa chúng tôi mới nhận ra sự vắng mặt của Lundmark. Chị luôn ngồi cạnh cửa sổ và luôn ăn món ngũ cốc trộn sữa chua trong khi đọc danh mục sách của Thư viện Quốc gia. Nếu căn phòng có tình cờ trở nên yên lặng, chúng tôi sẽ nghe thấy tiếng thở hơi khò khè của chị, ngoài chuyện đó ra thì chị không có biểu hiện gì nổi bật.
Chị ngồi ở đó từ 12 giờ 1 phút đến 12 giờ 55 phút. Rồi chị đứng lên, rửa cái bát của mình và úp lên giá. Sau đó đi vệ sinh. Lịch trình của chị từ lâu đã thành đề tài trêu chọc của chúng tôi. Không phải ai cũng có một hệ tiêu hóa chạy đúng giờ hơn cả đồng hồ của chị.
Chúng tôi quen với những điều đó đến nỗi nó trở nên giống như tiếng kẻng khu tập thể: chúng tôi biết đã đến giờ đi ăn trưa khi chị đi ngang khu sách nhạc để đến phòng nhân viên, và tuyến nước bọt của chúng tôi lập tức vận hành chẳng khác nào chú chó trong thí nghiệm của Pavlov. Đôi khi chỉ cần nghe thấy tiếng thở của chị là chúng tôi đã cảm thấy đói. Còn lúc chị đứng dậy tiến đến bồn rửa bát sau khi đã nhấm nháp xong món ngũ cốc của mình, chúng tôi cũng vội vàng kết thúc các cuộc nói chuyện. Thậm chí chúng tôi không cần phải nhìn đồng hồ.
Hôm qua Lundmark không đến phòng nhân viên để dùng bữa. Chị cũng không cáo ốm và xin nghỉ. Chúng tôi đã bàn tán về chuyện đó trong khoảng hai phút – rõ ràng là chưa bao giờ chúng tôi nói về chị lâu đến thế kể từ khi tôi vào làm việc tại thư viện này.
Không ai trong chúng tôi từng tìm gặp chị, hợp tác hay đối đầu với chị. Nhưng chúng tôi không né tránh chị, ngày nào chúng tôi cũng nói với chị về chuyện thời tiết mưa nắng và giờ giấc làm việc. Lundmark luôn là người phụ trách quà cáp cho các dịp quan trọng, khi có người nghỉ hưu, hoặc ai đó sinh em bé. Chị có năng khiếu bất ngờ trong việc chọn được những món quà thích hợp – thông dụng nhưng khiến người ta thích thú. Vậy đấy, trong hai phút đồng hồ chúng tôi đã hỏi nhau xem chị Lundmark ở đâu. Rồi như thường lệ, chúng tôi tự nhủ đó không phải vấn đề của mình, và ai nấy lại quay về với những mối bận tâm của bản thân.
Nhưng hôm nay chị cũng không đi làm. Thế là chúng tôi đã trao đổi với nhau về chuyện đó trong ba phút. Sau đó chúng tôi đã đi đến quyết định hỏi xem Olof có biết tin tức gì không. Anh ta không biết, và cũng không hiểu chị ấy tổ chức công việc như thế nào. Một lần Olof đã thử thảo luận các nhiệm vụ của Lundmark, và chị đã mất cả nửa buổi chiều để giải thích cho anh.
- Lundmark đỏ ửng mặt khi tôi hỏi. – Olof nói. – Chị ấy vội đi tìm quyển sổ của mình và kể lể chi li hệ thống phân loại đã triển khai. Tôi đã buộc phải viện cớ có hẹn với nha sĩ. Ý tôi là, làm thế nào tôi có thể bắt Lundmark bỏ cuốn sổ ghi chép bằng tay để sang dùng máy tính được?
Mọi quy trình ở thư viện vẫn trôi chảy khi Lundmark vắng mặt. Dạo gần đây, tôi thường phải một mình xoay xở với khu vực sách thiếu nhi, và tôi luôn biết ơn chị vì đã để tôi thỏa sức tung hoành. Không, diễn đạt như thế thì sáo rỗng quá, thành thật mà nói tôi biết mình có năng lực hơn, và tôi sẽ cảm thấy rất khó chịu nếu chị ấy tìm cách can thiệp vào cách thức quản lý khu sách thiếu nhi. Đến mức độ đối với tôi, chị Lundmark chỉ là một cỗ máy văn phòng ít tính năng mà chúng tôi có thể dễ dàng tống khứ đi ở đợt thanh lý sắp tới.
Tôi đã gọi điện về nhà chị. Máy trả lời tự động thông báo tôi đã gọi đến nhà của Inez Lundmark và tạm thời chị chưa thể nghe điện thoại. Tôi gọi to hai, ba lần “Chị Inez? Chị Inez? Em đây, Désirée đây!” để phòng trường hợp chị có mặt ở đó mà không muốn trả lời, nhưng tôi thậm chí không biết tiếng nói của mình vang lên trong căn phòng nào, cũng như liệu tôi và chị ấy có thân thiết đến mức ấy – trước đây tôi chưa bao giờ gọi chị bằng tên.
Tôi không phải thuộc dạng cực kỳ tốt tính. Trên nguyên tắc, sẽ hợp lý hơn nhiều nếu Liliane xoắn hai tay với nhau và nói “chúng ta phải làm điều gì đó” – và tất cả chúng tôi đều hiểu chữ “chúng ta” đó có nghĩa là “ngoại trừ chị ta”. Để rồi Britt-Mari, bà mẹ năm con, người có ít thời gian rỗi rãi nhất trong số bọn tôi, sẽ phụ trách khâu thực hiện.
Dẫu vậy, tôi cũng cảm thấy hơi nhói lòng, khi nghe câu chuyện Olof kể, về việc anh ta phải lấy cớ chữa răng để tống tiễn Lundmark trong khi chị nhiệt tình giải thích hệ thống phân loại của mình. “Inez. Phải chị ta tên là Inez không nhỉ?” – Anh ta còn hỏi như thế. Phải, tôi thấy xót xa một chút trong lòng. Hay đúng hơn là trong dạ dày. Một chút gợn, một cơn khó ở.
Tôi đã bảo Olof cho tôi một, hai tiếng để đến nhà Lundmark kiểm tra. Chị không cáo ốm, trong khi anh ta cũng không rõ phải bắt ai gánh lấy trọng trách, nên anh ta chỉ gật đầu và có vẻ nhẹ nhõm. Thế là tôi đi.
Lundmark sống trong một tòa nhà đồ sộ xây bằng gạch vừa tối vừa bẩn, ngày xưa chắc nó từng khá khẩm hơn. Cầu thang bộ được trang trí bằng ốp tường giả đá cùng với những cái hốc có lẽ từng là nơi đặt tượng. Trong hốc, kẻ nào đó đã dùng sơn xịt vẽ dòng chữ “Đồ con chó!”.
Lundmark ra mở cánh cửa sơn nâu ngay sau hồi chuông đầu tiên. Chị đã cẩn thận cài xích an toàn bên trong. Chị ngập ngừng trong giây lát, trước khi gỡ xích để mời tôi vào nhà.
- Em chào chị ạ! – Tôi nói với một nụ cười gượng gạo. – Chị có khỏe không? Ở thư viện mọi người lo cho chị lắm!
Lundmark lầm bầm gì đó, rồi khoát tay về hướng phòng khách. Thế là tôi đi theo chị vào một căn phòng lớn, chẳng có gì ngoài những tủ hồ sơ kê sát hai bên tường. Tủ hồ sơ á?
- Chị sống… một mình ạ? – Tôi thắc mắc. – Em hỏi hơi đường đột. Chị giấu ngài Lundmark ở đâu thế ạ?
- Từ những năm sáu mươi, người ta bắt đầu dùng chữ “bà” để gọi những phụ nữ không có gia đình. – Lundmark nói, cằm hơi vênh lên. – Tôi nhớ hình như cánh nhà báo là những người đầu tiên khởi xướng chuyện đó. Nếu không thì do các bệnh viện, để cho những người làm mẹ đơn thân đỡ tủi hổ.
Tôi phải nói gì đây. Rằng không ai trong chúng tôi quan tâm việc chị được gọi bằng “chị” hay “bà” à?
- Tôi cảm thấy hơi mệt trong người. – Sau đó chị Lundmark lên tiếng. – Hy vọng mọi người không phiền. Chuyện này sẽ qua nhanh thôi.
Không phiền á? Thế còn tờ khai, thời gian hưởng chế độ ốm đau, xác nhận y tế? Theo tôi biết thì trước đây Lundmark chưa bao giờ bị ốm. Chắc chị không hiểu là người ta không thể cứ thế mà nghỉ ở nhà rồi xin lỗi là xong. Nhưng xét cho cùng, tôi đến đây đâu phải với tư cách đại diện ban lãnh đạo?
Im lặng một chút.
- Chị cất gì trong mấy cái tủ này thế? – Tôi hỏi bâng quơ.
Lundmark nhìn ra cửa sổ một lúc. Lá sách cửa sổ nhà chị được sơn xen kẽ hai màu trắng và xanh ngọc, giống như thời thập niên năm mươi.
- Cô là người tử tế, cô biết không. – Cuối cùng chị lên tiếng. – Tử tế hơn cô tưởng nhiều. Thế nên nếu cô muốn, tôi sẽ chỉ cho cô xem.
Và chị nói là làm.
Hai tiếng đồng hồ sau, tôi loạng choạng bước xuống những bậc cầu thang bằng đá mòn vẹt giữa âm thanh vang dội nhức óc, nước mắt lưng tròng. Tôi cần phải nói chuyện với ai đó, và Märta không phải là người đầu tiên hiện lên trong đầu tôi. Tôi đã nói quá nhiều về giờ giấc ăn uống vệ sinh của Lundmark với cô ấy mất rồi. Tôi vào một buồng điện thoại công cộng và gọi cho Benny.