Ngày lại ngày
mặt đối mặt
với những chiếc gương rạn
và mấy con mụ phạt xe hả hê.
Đọc lại những câu viết trong quyển sổ màu xanh mùa thu năm nay, tôi tự nhủ có lẽ mình hơi bị trầm cảm, theo đúng nghĩa khoa học của từ này.
Trong phòng nhân viên của thư viện, tôi làm cho các bạn đồng nghiệp cười chảy nước mắt bằng mấy câu chuyện tiếu lâm điên khùng. Tôi thích nhìn thấy lớp trang điểm của họ chảy loang lổ. Mọi thứ với tôi bỗng bình thường trở lại, và tôi là người thích thú nhất trong đám.
Khi về nhà vào cuối ngày cùng với chiếc giỏ đi siêu thị, tôi luôn thu xếp cho mình công việc gì đó để làm. Tôi bày biện một chút rau quả tươi trên một chiếc đĩa gốm Đan Mạch, tưới mấy cây con, cẩn thận chọn một bài opera hào hứng, nhưng không quá lố, để nghe với âm lượng tối đa, thắp vài ngọn nến trên thành bồn tắm và ngâm mình trong nước thật lâu, tận hưởng mùi hoa oải hương của chiếc đèn tinh dầu lan tỏa trong căn phòng tắm sạch sẽ không tì vết.
Mùa thu này, tôi đọc hồi ký và văn học kỳ ảo, trong những dịp tốt nhất. Nó có tác dụng ru ngủ - như thể đi vào một thế giới khác. Và khi đọc hết những trang cuối, tôi thấy mình kiệt sức, run lập cập trong góc xa lông giống như vừa dạt lên một bãi biển sau vụ đắm tàu. Những quyển hồi ký và thế giới kỳ ảo hỏi tôi: mày sống vì cái gì, mày làm gì với cuộc đời quá mong manh, thất thường và ngắn ngủi này?
Những đêm đó, tôi đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau trong các giấc mơ của mình. Có lần tôi là một nữ thần, sống trong một ngôi nhà có hàng giậu thưa, và từ những đầu ngón tay tuôn ra muôn hình vạn trạng của sự sống: những cái cây leo mơn mởn xum xuê, những em bé mũm mĩm đáng yêu.
Những ngày khác dường như chỉ toàn mưa tuyết và sự chờ đợi mỏi mòn ở trạm dừng xe buýt. Tôi đã tăng khoản tiền đóng vào quỹ lương hưu và viết di chúc – nếu Ӧrjan đã chọn Fonus để lo hậu sự cho mình, thì việc tôi thiếu tôi phải làm là bắt chước theo anh. Trong những ngày ấy, tôi sắp xếp hóa đơn vào các tập hồ sơ, tôi mua những chiếc hộp IKEA lý tưởng để chất đầy tủ, và ngồi lọc lựa những tấm phim cũ – những bức ảnh chẳng có giá trị gì hơn đám lá thu ૮ɦếƭ từ năm ngoái.
Tôi tự sướng thường xuyên. Những người đàn ông trong cơn tưởng tượng của tôi đều quê kệch, với chiếc cằm lởm chởm râu và đôi tay thô ráp. Từ cằm trở lên, họ không có khuôn mặt.
Mӓrta là phao cứu sinh, là mỏ neo giữ tôi lại với trần thế. Cô nàng có thể lao vào phòng tắm của tôi như một cơn lốc, tay phe phẩy hai tấm vé xem phim cho đến khi tôi ra khỏi bồn tắm, thổi tắt chỗ nến và đi cùng nàng. Sau đó, chúng tôi lăn lóc mỗi đứa một ghế xa lông ở nhà tôi, buôn những câu chuyện vặt vãnh thường ngày và chém gió sự đời, từ trò lừa gạt ông sếp than kinh của Mӓrta cho đến phê phán cách nhìn phụ nữ của thánh Augustin.
Từ người Mӓrta luôn tỏa ra mùi ấm áp của bánh mì, nước hoa và xì gà điếu nhỏ. Cô nàng sống tạm bợ với một niềm đam mê mang tên Robert, và thỉnh thoảng khi anh chàng vắng mặt vì những chuyến công tác bí hiểm, Mӓrta với tôi nốc cạn một chai Porto trắng rồi cô nàng ngủ lại trên xa lông nhà tôi. Để rồi sáng hôm sau, trong bộ dạng tóc tai bù xù và mặt sưng húp, chúng tôi lầm bầm dành cho nhau những câu chửi vô hại. Mӓrta quấn mình trong chiếc áo choàng ngủ xấu xí của Ӧrjan mà tôi không tài nào vứt đi được. Đã hơn một lần chúng tôi cảm thấy hối tiếc vì không là les – lẽ ra tôi có thể nghĩ đến việc sống cùng một người như Mӓrta, còn về phía mình, cô nàng thường xuyên cảm thấy trọng lượng của Robert hơi bị quá sức chịu đựng.
Một đêm nọ, tôi nói với Mӓrta về anh chàng Chủ Rừng và nụ cười khó giải thích của anh ta. Cô nàng nhổm dậy trên ghế, ʍúŧ ướt ngón tay trỏ rồi giơ lên.
“Có chuyện rồi đây!” – Mӓrta hào hứng thốt lên.
Một cuộc sống cô độc, không gia đình hay con cái, cảm giác của nó càng đau khổ hơn khi người ta là nông dân, với một vài hécta đất trồng cộng thêm một mảnh rừng.
Người ta trồng nó vì ai, cái mảnh rừng chỉ khai thác được sau ba chục năm nữa ấy? Vì ai người ta để các cánh đồng nghỉ ngơi và tránh không làm đất đai bị kiệt quệ về lâu dài?
Ai sẽ giúp tôi với chỗ rơm đây?
Tôi cố hết sức níu kéo các kết quả kiểm tra sữa hàng tháng. Những con số tăng đều, năng suất tốt hơn và vi khuẩn ít đi. Tôi đã lên chương trình cải thiện việc bón phân, tân trang xưởng vắt sữa và sắm một cái bồn đựng sữa mới. Tôi đã mua một chiếc máy kéo bánh đôi, mặc dù không cần kíp lắm. Chỉ là tôi cần cảm thấy cuộc đời tươi đẹp hơn một chút.
Cho dù có vẻ ngớ ngẩn, nhưng tôi bắt đầu ở lại làm việc ngoài đồng muộn hơn vào mỗi tối. Tôi chẳng muốn đối diện với sự im lặng dồn nén tầm thường của ngôi nhà. Nó mang hơi hướm của sự sa sút và bất tiện – đến mức một ngày trong tuần nọ tôi đã vào thành phố tậu một chiếc đài xấu tệ, nom như một điếu xì gà to vật đen thui, và đặt nó nằm lù lù trên bàn bếp.
Mỗi tối, khi bước chân vào nhà, điều đầu tiên mà tôi làm trước khi đi tắm là bật một kênh phát thanh mua sắm. Chất giọng hào hứng tuôn ra từ chiếc radio khiến tôi cảm thấy ở đâu đó cuộc đời vẫn đang tiếp diễn bất chấp mọi chuyện, và nó đang vươn đến tận gian bếp tồi tàn cũ kỹ của tôi. Nhưng tôi không nỡ lòng nào vứt đi chiếc đài cũ bằng nhựa màu nâu với mặt trước đã ngả vàng, mà bố tôi đã tặng cho mẹ nhân dịp kỉ niệm đám cưới hồi những năm năm mươi. Thỉnh thoảng tôi bật nó, nhưng tắt tiếng đi, vì con mèo thích nằm ườn trên đó khi lớp vỏ bọc của chiếc đài nóng lên.
Tôi cho chạy máy giặt, chẳng buồn phân loại vải vóc vì tất cả đều có tông màu xám xanh. Đôi khi tôi lật xem mục gia đình của tờ Nhà nông và phát hiện thấy người ta làm những cái hiên nhà có họa tiết trang trí bằng gỗ, lại còn tự làm lấy cả xúc xích nữa. Tội quái gì phải làm sang cho cái mái hiên kia chứ, nói cho cùng nó chỉ là nơi chùi giầy và chất mấy két vỏ chai bia thôi mà! Còn xúc xích thì chỉ mất có vài ba phút khi đi chợ mua sắm hàng tuần.
Tôi từng lên kế hoạch lau chùi tủ lạnh. Trong đó có những thức ăn cũ hỏng đến mức không còn nhìn ra là cái gì được nữa. Mấy hũ mứt với chữ viết tay của mẹ trên nhãn đã có một lớp mốc xanh dày trên bề mặt. Nhưng mà vứt chúng thì chẳng khác nào vứt bà đi.
Dĩ nhiên tôi có thể tham gia các lớp học buổi tối và gặp gỡ mọi người. Chi nhánh địa phương của Hội nông dân chúng tôi có tổ chức một loạt các buổi hội thảo, lúc đầu lấy tên là “Giúp nông trại của bạn sinh lời”, nhưng sau đó nhanh chóng biến thành “Đốt bỏ nông trại của bạn”, bởi vì đó là thứ lãi cao nhất ta có thể làm. Hồi đầu tôi có tham dự một đôi lần và ᴆụng toàn những gương mặt đã từng ở Liên minh Hợp tác xã, tại nhà của Gote Nilsson, người chuyên sang nhượng máy kéo, hoặc tại bữa tiệc Giáng sinh của Hội.
Nhưng lần đó họ đến cùng vợ, tôi đã nhảy với các bà vợ và để đôi bàn tay đi thám hiểm tí chút. Có lúc, điều đó làm một bà vợ bắt đầu hít thở dồn dập hơn và bắt đầu uốn éo vùng xương chậu, làm tôi phát ngượng và lén nhìn về phía ông chồng. Tối hôm đó, bọn đàn ông chúng tôi kéo nhau ngoài tu chai rượu mà ai đó đã đem tới, và bắt đầu kể mấy câu chuyện hơi tục, bàn tán về cô con gái nông dân và tay chào hàng, chuyện bà giúp việc mách với gã người làm trong nông trại. Cả bọn cười chảy nước mắt, tự hỏi mình là chủ đất mà sao toàn gặt hái được mấy thứ rác rưởi.
Sau đó, tiệc bắt đầu tàn, và những cặp vợ chồng nhảy với nhau bài cuối, còn bọn chúng tôi đứng ở bậc cửa, khe khẽ bàn cãi với nhau về bùn thải của trạm xử lý hoặc liên minh châu Âu. Tiếp đến, luôn có người nào đó có vợ không uống giọt rượu nào vì sáng hôm sau phải dậy sớm để đi làm tại bệnh viện, và hai người cho tôi quá giang về nhà. Nếu không quá sau, tôi sẽ mơ tưởng đến bà vợ đã nhảy cùng mình điệu slow mùi mẫn, không quên tự nhắc mình phải dậy lúc sáu giờ sáng, vì tôi không có tiền trả cho người làm thay.
Còn họ, tôi nghĩ bụng, họ về với cái hiên nhà ૮ɦếƭ rấp bằng gỗ chạm, đi dém chăn cho mấy đứa con đã ngủ say. Sáng hôm sau bà vợ sẽ pha cà phê đặc để ông chồng tỉnh táo bắt tay vào làm việc, rồi nhồi bột bánh mì và làm xúc xích. Còn cuộc sống của tôi, nó có ý nghĩa quái quỷ gì đây?
Tôi không xấu hổ khi thú nhận mình từng liên lạc với một trong những tổ chức môi giới để nhận được tờ rơi có hình một cô ả người Philippine. Nó chỉ là một tờ giấy photo đơn giản, với các hình ảnh khêu gợi đen trắng nhìn muốn ói. Bỗng dưng tôi tự hỏi cô ta nghĩ gì, cô nàng màu be ở nghĩa trang ấy, nếu cô ta nhìn thấy tôi lật đi lật lại tờ giấy photo kia. Đó là ý nghĩ u ám nhất tôi từng có trong đời.
Đồng hồ tính giờ đậu xe
Hạn dùng báo ngày sử dụng
Hạn chót đòi ta thanh toán
Di căn xã hội là đây
Tôi trải qua một giai đoạn không muốn đi thăm mộ Ӧrjan. Với cái lạnh đang tới, tôi tự nhủ, nếu phải ngồi trên băng ghế đá ấy, chắc tôi bị viêm vòi trứng mất. Nhưng đó là rủi ro cần thiết, đám trứng của tôi phản bác lại, chúng tôi muốn đi ngó chàng Chủ Rừng một cái.
Một hôm, tôi đứng bật dậy giữa cuộc họp dự trù ngân sách thư viện để lao ra nghĩa trang.
Anh chàng Chủ Rừng không có mặt ở đó, đương nhiên rồi. Mà tôi cũng không chắc mình nhận ra nếu anh ta mặc đồ khác và mang bộ mặt nghiêm nghị.
Nhưng tôi sẽ nhận ra nụ cười của anh ta. Ở bất cứ nơi đâu.
Tôi thấy thương cho Ӧrjan quá. Ӧrjan đẹp trai, tóc nâu và tốt bụng của tôi. Vợ anh đến viếng mộ anh, nhưng đầu óc cô ả lại tơ tưởng đến chàng trai khác. Nói thật, nếu chúng tôi đổi chỗ cho nhau, nếu tôi mới là người nằm dưới đất và Ӧrjan là người ngồi trên băng ghế, tôi đảm bảo anh ấy sẽ lôi ống nhòm ra ngắm lũ chim.
Tình cảm nhất thời của tôi dành cho Ӧrjan đã tan biến trước cả khi chúng tôi làm đám cưới. Nó đã biến mất như một làn da rám nắng – ai mà nhận ra da mình đã hết rám nắng kia chứ? Nhưng không như làn da nâu, tình cảm của tôi không bao giờ quay trở lại. Có những giai đoạn trước khi cưới, tôi đâm hoảng và rình trông điều gì đó ở phía núi bên kia mà tôi sẽ không bao giờ thấy, hay ít nhất là với Ӧrjan.
Đó là một giai đoạn chịu đựng của Mӓrta. Những chầu trà kéo dài đến tận ba giờ rưỡi sáng.
“Người ta đâu thể say đắm nhau mãi được, phải không? Đam mê ngùn ngụt sẽ đần dần bị thay thế bởi tình yêu, đúng không? Hay bởi thứ gì đó lâu bền mà người ta có thể đặt cược vào? Một tình cảm giống như tình bạn sâu sắc cộng thêm tình dục ấy?” Tôi ca thán.
Chúa ơi, tôi bất ngờ khi cô ấy không ói sặc sụa! Những cuốn sách tư vấn yêu đương toàn bị Mӓrta cất trong buồng vệ sinh để có thể xé vài trang khi cần.
“Chán tự thuyết phục mình rồi hả?” Mӓrta nói bâng quơ, mắt nhìn tôi qua điếu xì gà nhỏ. Nguyên tắc của cô là: lắng nghe con tim mình.
“Ӧrjan, anh ấy có tất cả”. Tôi nhấn mạnh.
“Theo kết quả nghiên cứu tiêu dùng chắc?” Mӓrta xì một tiếng. “Kết quả thử nghiệm tốt nhất, trong số đàn ông thuộc khung tuổi từ 25 đến 35 chắc? Nhưng anh ta có tồn tại thực sự không vậy? Hay chỉ là một nguyên mẫu? Cậu có kiểm tra để bảo đảm anh ta không chạy bằng pin chưa? Cậu biết không, nếu cậu nghe thấy tiếng ro ro nhỏ xíu bên trong lỗ tai của anh ta thì…”.
Sau đó ít lâu, chàng Robert đã bán mất chiếc xe hơi của Mӓrta và đi Madagascar cùng với số tiền bán xe, bỏ lại bạn tôi. Khuôn mặt Mӓrta chảy dài trong một khoảng thời gian, nhưng cô ấy đã lấy lại thành công các đường nét trên khuôn mặt nhờ căm thù Robert, làm việc như một con điên, rồi căm thù thêm chút nữa trước giờ đi ngủ. Khi chàng kia quay trở lại, rám nắng và hấp dẫn, chỉ sau ba tuần Mӓrta đã lại mở rộng vòng tay với anh ta.
Thế đấy, câu hỏi đã được trả lời. Nếu đó là điều người ta tìm thấy ở phía núi bên kia, thì tôi không dám.
Thế là tôi lao vào công cuộc trở thành một người vợ viên mãn. Sáu tháng sau, chúng tôi đã có một đám cưới êm ả như đôi dép bông đi vừa chân. Chúng tôi chia sẻ bình đẳng với nhau các khoản chi tiêu và công việc nhà, đãi ăn tối các đồng nghiệp với rượu Demestica Hy Lạp mát lạnh và phô mai Bungari, đánh bóng những món đồ cũ mua được, và người này cắt những bài báo mà người kia có thể quan tâm.
Chuyện trên giường có đôi chút trở ngại, và chúng tôi cùng cho đó là do tuổi thơ thiếu thốn tình cảm của tôi. Ӧrjan rất tận tình với những màn dạo đầu chưa bao giờ ngắn hơn nửa tiếng, nhưng tôi vẫn cứ khô queo như tờ giấy nhám. Chúng tôi cọ vào nhau kin kít.
Tất nhiên, tôi chưa bao giờ hiểu rõ Ӧrjan.
Không phải là anh ấy giấu giếm một số chuyện – hễ hỏi là anh ấy kể tuốt tuồn tuột những gì mà tôi muốn biết, từ chuyện có cảm tình với đảng phái nào, cho đến tên họ thời con gái của mẹ anh. Nhưng mà…
“Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa, không liên quan với nội dụng bài báo”. Đôi khi ta đọc thấy dòng chữ này trong các cuốn tạp chí. Nó khá đúng với trường hợp của Ӧrjan. Đến nỗi tôi thôi tự tra vấn mình.
Mà Ӧrjan cũng chẳng hỏi han gì cơ, hoặc nếu có hỏi, thì trên trán anh rành rành dòng chữ Anh đang cố tỏ ra quan tâm đây này. Thế là tôi cũng thôi không trả lời. Chuyện đó có vẻ chẳng làm anh bối rối cho lắm.
Những khoảnh khắc chúng tôi cảm thấy gần gũi nhau nhất, đó là khi chúng tôi nói chuyện về đám bạn bè đã ly dị sau những buổi hòa giải hôn nhân đầy bão tố. Chúng tôi thích điểm lại những sai lầm của họ. Đôi khi chúng tôi còn đi đến chỗ quấn lấy nhau bên dưới tấm chăn lông ngỗng thiết kế cầu kỳ, và tôi thấy đỡ rát hơn thường lệ.
Nhưng dù Ӧrjan ra công ra sức nhắm vào những vùng khoái cảm của tôi thì chẳng bao giờ, chẳng bao giờ nàng trứng nhấp nhổm trong bụng tôi cả.
Tôi bắt đầu thấy lạnh ௱ôЛƓ thực sự trên băng ghế đá, và đứng dậy ra về. Hôm nay không có chàng Chủ Rừng nào. Thế đấy! Cả hai lần sau đó anh ta cũng không xuất hiện.
Đến lần thứ ba, tôi ᴆụng đầu anh ta tại cổng nghĩa trang lúc ra về. Anh ta mang theo vài nhánh thông nhỏ, một vòng hoa tang bằng nhựa và một cái đèn Ⱡồ₦g cho lễ các thánh. Phải rồi, hôm nay là ngày tưởng niệm người quá cố mà! Anh ta gật đầu chào tôi với vẻ nghiêm nghị của một ông giáo già, như thể đang hỏi thầm: “Này con, Ⱡồ₦g đèn của con đâu?”.
Tôi lại nhớ tới Mӓrta và Niềm Đam Mê của cô ấy. Lúc đầu, chắc cũng như thế này nhỉ? Khi người ta bất giác đổi hướng, khi đôi chân và các nàng trứng bắt đầu tự làm theo ý của chúng?
Vòng hoa nhựa á? Chắc Ӧrjan tức cười lắm – phải, anh ấy biết cười chứ!
Tuần tiếp theo tôi không đến nghĩa trang. Đôi chân và đám trứng của tôi cần được thuần hóa, nếu không chuyện này sẽ trở thành lố bịch.
Olof là thủ trưởng thư viện và vừa mới ly dị vợ. Anh ta hỏi xem tôi có muốn ăn nhẹ sau giờ làm việc hay không. Chúng tôi đến một quán rượu mới mở, được trang hoàng cẩn thận theo phong cách mà chẳng quán rượu ănglê nào còn dùng kể từ thập niên ba mươi. Olof có một lọn tóc muối tiêu trông như trẻ con. Nó cứ rơi xuống trán mỗi khi anh ta hăng lên. Đôi bàn tay dài thượt của Olof có những cử động rất trang nhã khi anh ta nói chuyện. Tôi tin đó là thói quen anh ta đã có từ hồi đi học ở trường Sorbonne.
Chúng tôi ăn bánh mì kẹp thịt cừu, tôi uống rượu vang, còn Olof uống bia Bỉ và luôn miệng huyên thuyên về nó trong lúc liên tục hất lọn tóc ra sau đầu. Sau đó chúng tôi nói về Lacan, Kristeva và dàn hợp xướng thánh ca Gregory, trước khi về nhà tôi để ℓàм тìин. Chuyện đó hoàn toàn bình thường. Tôi đã kiêng khem suốt thời gian dài rồi còn gì.
Nhưng cả lần này nữa, nó không làm rung động các nàng trứng của tôi.
Chúng tôi đứng lên, đi tắm, rồi uống hết chỗ rượu Pernod của tôi. Orlof cho tôi xem ảnh của hai đứa con anh và kể chi tiết việc đeo niềng răng của con bé gái. Rồi anh bật khóc. Tôi nghĩ cả hai chúng tôi đều nhẹ nhõm khi anh ra về.
Sau đó tôi thôi nghĩ tới anh chàng Chủ Rừng trong nhiều ngày. Có vẻ đây là chiến thuật đúng để đưa các cô nàng trứng vào quy củ trở lại. Thỉnh thoảng tôi tìm cho mình người bạn tình trong một đêm, để duy trì tình trạng của hệ thống. Mối quan tâm dành cho Chủ Rừng của tôi chỉ là triệu chứng của một sự thiếu thốn, giống như khi thiếu vitamin B thì người ta bị giòn móng ấy. Chỉ cần vài viên men bia là mọi sự đâu lại vào đấy thôi.