Mỗi khi nhìn thấy tấm bảng hiệu “Nạo thai” kia, Đàm Duy lại cảm thấy buồn cười. Hôm nay cũng vậy, anh cố gắng nhịn cười, đẩy xe đạp đến trước cửa tiệm, gọi một tiếng: “Chú Đàm ơi, lại phải nạo thai rồi!”
Trong tiệm có một ông cụ tầm năm mươi, sáu mươi tuổi đang sửa xe dưới ánh đèn tù mù, nghe thấy tiếng gọi của Đàm Duy, cũng chẳng thèm ngẩng đầu lên, chỉ hỏi: “Lại xảy ra chuyện hả?”
“Vâng ạ, biện pháp an toàn làm không tốt, thế nên bao lại bị rách…” Chưa dứt lời, Đàm Duy liền trông thấy một người phụ nữ bước ra từ cánh cửa nhỏ hẹp bên trong cửa tiệm chật chội, anh lập tức thôi nói đùa mà lên tiếng chào hỏi rất lễ phép: “Thím Đàm đấy ạ?”
Người phụ nữ được gọi là “thím Đàm” khẽ cười, hỏi thăm anh: “Vẫn không nỡ đổi sang xe máy hả?”
“Đổi xe máy gì chứ ạ? Xe máy có thể dùng bền như chiếc Vĩnh Cửu[1] này của cháu sao?”
“Chỉ sợ Tiểu Băng nhà cậu không nghĩ như vậy thôi.”
“Tiểu Băng nói, so với xe máy thì chiếc Vĩnh Cửu này của cháu thoải mái hơn rất nhiều, lại an toàn nữa…”
Chú Đàm liếc vợ một cái, thím Đàm liền không nhắc đến chuyện xe máy nữa, chỉ hỏi han đôi câu rồi đi vào trong tiệm.
Chú Đàm dắt chiếc xe đang sửa ra bên ngoài, Đàm Duy liền nhấc xe đạp của mình vào bên trong, dù gì đây cũng chỉ là một nơi chật hẹp, Đàm Duy biết ý đi ra ngoài cửa, ngồi xuống một chiếc ghế đẩu nhỏ cũ kĩ đến độ không thể nào nhìn ra được màu sơn ban đầu của nó, đợi sửa xe.
Ngoài trời, hoàng hôn đã giăng trùm lên cảnh vật. Con phố nhỏ không có đèn đường, rất hẹp, bên đường có vài ngôi nhà cũ kĩ và mấy cơ quan. Men theo dải tường bao bên ngoài cơ quan là một dãy những kiến trúc không lề lối, sống trong đó đều là những con người mù quáng đổ xô ra thành phố, khiến cho con phố vốn đã chẳng ra phố này đượm màu thê lương, tăm tối.
Đàm Duy bình thường không đi qua con đường này, vì nơi đây hễ trời mưa là lầy lội, trời nắng là ngập bụi, không có chuyện gì thì ai lại chạy qua đây để chịu đày đọa cơ chứ? Trừ phi phải sửa xe, nếu không, anh chỉ đi con đường trước cổng trường trung học thuộc Đại học A mà thôi.
Anh biết chú Đàm sửa xe đã nhiều năm nay, gần như đã quên mất lần đầu tiên đến đây bằng cách nào, chỉ nhớ khi ấy chọn chỗ này để sửa xe là vì cái biển hiệu với hai chữ “Nạo thai” ngoài kia, hình như là thể chữ Ngụy bi[2], hồi còn nhỏ anh từng bị ba bắt luyện thể chữ này nên bây giờ có thể nhận ra.
Hai chữ “nạo thai” cực kì có hiệu quả, so với loại “vết chân chó” xiêu xiêu vẹo vẹo ở những chỗ khác thì hoàn toàn khác biệt. Xuất phát từ lòng hiếu kỳ, anh đã chọn tiệm sửa xe này, đến lúc trò chuyện mới biết chú Đàm đã từng là sinh viên xuất sắc tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa, thời kỳ vận động chống cánh Hữu, do giọng lưỡi sắc bén nên đã đắc tội với lãnh đạo, bị quy thành người của cánh Hữu, khai trừ khỏi biên chế, về quê, lao động cày cấy.
Sau khi chính phủ bắt đầu có những chính sách nới lỏng, chú Đàm rời nông thôn đến thành phố B, sinh viên xuất sắc của Thanh Hoa năm đó trở thành một phần trong dòng người đổ xô ra thành phố, làm thợ sửa xe. Sau này, tuy chú đã được gỡ cái mũ “cánh Hữu” xuống nhưng cũng không thể trở về đơn vị cũ được nữa, bởi lẽ chú đã không theo nghề cũ nhiều năm như vậy, còn khoa học kỹ thuật thì đổi mới từng ngày, cho dù có quay lại đơn vị cũ cũng chỉ có thể đứng trông cửa, nếu thế thà cứ làm một ông chú sửa xe còn hơn, dù sao cũng coi như tự mình làm chủ.
Không hiểu tại sao, Đàm Duy luôn cảm thấy giữa mình và chú như có một mối liên hệ số phận, hai người đều mang họ Đàm, đều sinh vào tháng Mười hai, lại cùng quê, học cùng một chuyên ngành… Vì thế, anh lúc nào cũng có cảm giác dường như có thể nhìn thấy hình ảnh của mình khi về già qua bóng dáng của chú. Anh biết rõ Trung Quốc sẽ không bao giờ có cuộc vận động phản Hữu nào nữa, cho dù có cũng sẽ không ập lên đầu anh, nhưng anh vẫn luôn cảm thấy như vậy, không biết nên gọi là “số phận” hay là “đồng cảm”.
Đôi lúc nói đến vận mệnh của chú Đàm, Đàm Duy thường đả kích cái này, công kích cái kia, muốn gột đi án sai của chú: “Làm sao có thể như vậy? Số phận của một người sao lại thay đổi hoàn toàn như thế? Dù có dùng bao nhiêu tiền đi nữa cũng không thể bù lại những thiệt hại mà chú phải gánh chịu! Huống hồ họ còn chưa đền tiền cho chú…”
Chú Đàm dường như đã thông suốt “một nụ cười xóa tan ân oán”, hoặc là đã thoát ly khỏi tiền bạc, chỉ cười khà khà rồi nói: “Có lẽ họ biết tiền bạc không bù lại được nên cũng không phí công nữa.”
Đôi khi chú Đàm cũng sẽ tạm ngừng công việc, khẽ ngẩng lên, giống như đang giao lưu với lực lượng siêu nhiên nào đó, rồi chợt nói: “Con người ấy mà, cũng chỉ như những con kiến, bận bịu mưu sinh, đấu đá lẫn nhau, nhưng từ trước tới nay lại không hề ngờ được trên đầu mình luôn có một nắm đấm thép, không biết khi nào sẽ đè ta xuống, rồi di nát…” Sau đó, chú giơ ngón tay dính đầy dầu máy của mình lên không trung làm động tác di nát. “… và ta sẽ tiêu tùng…”
Ví dụ về con kiến và nắm đấm này, Đàm Duy đã từng được nghe từ ông nội của anh, nhưng khi đó không có cảm xúc sâu sắc như bây giờ. Có thể cảnh đời của chú Đàm có hiệu quả minh họa, cũng có thể bầu không khí trong cửa tiệm nhỏ này đã gợi nên hiệu ứng đậm nét, nói tóm lại, khi nghe xong anh liền có một cảm giác vừa bất đắc dĩ lại vừa nhỏ bé trước số phận.
Nhưng hôm nay chú Đàm không có nhã hứng luận đàm về nhân sinh, chỉ tập trung vào việc sửa xe, lấy một chiếc chậu rửa mặt bẩn thỉu ra đựng nước, dìm cái “thai phải nạo” xuống nước để tìm lỗ thủng. Chiếc ti vi phía đối diện đang phát chương trình thời sự, đó đây văng vẳng âm thanh nấu nướng, rồi cả tiếng chửi gà mắng chó, khách qua đường rụt vai cúi đầu, vội vã tới lui, đúng là một bức tranh “người như loài dế kiến, mệnh như quả đấm thép”.
Đàm Duy đang hưởng thụ cảm giác tiểu tư sản của mình, đột nhiên nghe thấy có tiếng xe máy chạy đến gần, anh nhớ lại câu nói của thím Đàm, thầm nghĩ có khi cũng nên mua một chiếc xe máy chăng? Đang nghĩ ngợi, chỉ thấy chiếc xe máy đó dừng lại gần chỗ anh, hai chân của người lái xe giạng ra, người đó nhìn anh khẽ cười.
Anh nhận ra đó là cô bạn đồng nghiệp Tạ Di Hồng, anh không ngờ khi một người đội mũ bảo hiểm lại có thể khiến dung mạo thay đổi nhiều như thế. Tạ Di Hồng là người anh gặp hằng ngày, hai người đều là giảng viên của trường Đại học B, lại cùng khoa, dùng chung một phòng thí nghiệm, nhưng anh chưa bao giờ phát hiện ra Tạ Di Hồng lại đẹp đến vậy.
Anh còn đang thất thần thì nghe Tạ Di Hồng cười, hỏi: “Sao thế? Không nhận ra à?”
“Chậc… Đúng là có chút không quen thật. Hôm nay sao lại…” Anh có phần e dè Tạ Di Hồng, cảm giác như lần nào nói chuyện với cô ấy anh cũng bị thiệt, bất luận anh nói cái gì, Tạ Di Hồng cũng có thể đặt ra câu hỏi, vặn anh đến tơi bời hoa lá, vì thế anh chỉ cười ha ha mấy tiếng, giống như vạch một đường dài, để Tạ Di Hồng tự điền vào chỗ trống.
Tạ Di Hồng trêu anh: “Nạo thai hả? Đã nạo xong chưa? Nạo xong thì cùng đi đi, tìm một chỗ để tẩm bổ…”
Đàm Duy xấu hổ. “Cậu đang đi… xe gắn máy, kẻ lạc hậu như tôi đây… có thể đi cùng cậu không?”
“Cứ ném xe của cậu ở đây để sửa, tôi chở cậu đi ăn tiệc… Ăn xong quay về lấy…”
“Hay là thôi…”
“Sao thế? Tiểu Băng đang đợi ở nhà à? Thế thì mời cả con bé luôn, tôi chở cậu về trước, sau đó ba chúng ta bắt taxi đi…”
“Không cần đâu, cũng không biết lúc nào Tiểu Băng mới về, cậu… mau đi dự tiệc đi…”
Tạ Di Hồng nhướng mày. “Tiểu Băng vẫn chưa về sao? Cậu cũng vô tâm thật đấy, để nó làm với mấy lão già háo sắc đến muộn thế này rồi vẫn chưa về mà cậu không lo hả?”
[1] Tên một hãng xe đạp nổi tiếng ở Trung Quốc.
[2] Là một thể chữ thời Bắc triều. Thể chữ Ngụy bi là loại chữ lấy khải thư làm chính, nhưng dụng 乃út lại mang hơi hướng, ý vị của lối lệ thư.
“Sao thế? Tiểu Băng đang đợi ở nhà à? Thế thì mời cả con bé luôn, tôi chở cậu về trước, sau đó ba chúng ta bắt taxi đi…”
“Không cần đâu, cũng không biết lúc nào Tiểu Băng mới về, cậu… mau đi dự tiệc đi…”
Tạ Di Hồng nhướng mày. “Tiểu Băng vẫn chưa về sao? Cậu cũng vô tâm thật đấy, để nó làm với mấy lão già háo sắc đến muộn thế này rồi vẫn chưa về mà cậu không lo hả?”
Đàm Duy vừa nghe thấy một chữ “làm” liền cảm thấy buồn phiền, không biết buồn vì Tạ Di Hồng nói như vậy hay là buồn vì cô vợ Trang Băng của mình muộn thế này mà vẫn chưa về, có lẽ vì cả hai lý do trên, vì Tiểu Băng đến giờ này vẫn chưa về cũng là do Tạ Di Hồng đầu têu.
Tạ Di Hồng và Trang Băng là bạn thân. Vì hơn Trang Băng mấy tuổi nên Tạ Di Hồng vẫn tự cho mình là chị cả, suốt ngày mỉa mai Đàm Duy, bảo anh không được bắt nạt Tiểu Băng. Chính vì Di Hồng xúi giục nên Tiểu Băng mới thôi việc ở trường, chạy đi làm bảo hiểm. Đối với việc vợ đi làm bảo hiểm, anh cũng thấy có chút lo âu nhưng vì Tiểu Băng muốn làm nên anh cũng không can thiệp quá nhiều, đôi lúc còn tự nhủ rằng đừng nghĩ đến chuyện đó nữa. Nhưng Tạ Di Hồng là kiểu người luôn nhằm vào yếu điểm của người khác, vừa giơ móng vuốt đã cào anh chảy máu.
Anh im lặng không lên tiếng.
Tạ Di Hồng cười ha ha rồi nói: “Lại đả kích tâm hồn yếu ớt, mỏng manh của người theo chủ nghĩa nam tử hán như cậu rồi hả? Đùa với cậu chút thôi, tôi biết làm thế nào để chọc được cậu nên mới chọc cậu chút. Ngần ấy năm rồi mà cậu vẫn chưa hiểu quỷ kế này của tôi à?”
Đàm Duy cười hùa theo. “Cậu mau đi dự tiệc đi không muộn.”
“Không đi thật à? Hôm nay là người ta mời đấy, không ăn thì thôi vậy, đi nhé!”
“Người ta mời Thường Thắng nhà cậu chứ gì? Thân là bà Thường như cậu đến dự còn được, chứ tôi thì có tư cách gì? Là vệ sĩ của bà Thường hả? Hay là đến ăn chực?”
“Coi cậu là trai bao của tôi là được.” Tạ Di Hồng thấy Đàm Duy càng mất tự nhiên, vội giải thích: “Con người cậu lúc nào cũng vậy, giống y kiểu bồ nhí, quá đỗi coi trọng cái danh phận. Cái tên còn quan trọng hơn bản thân vật đó hả? Ăn cơm cũng chỉ là ăn cơm thôi, ngon thì ăn, để ý đến những cái khác làm gì? Cứ coi như cậu là bạn học cũ của Thường Thắng, là đồng nghiệp của tôi, được rồi chứ?”
Đàm Duy vẫn không chịu đi, cái trò ăn chực như thế này, có đánh ૮ɦếƭ anh cũng không đi. Nhà anh cũng không phải nghèo đến mức không có gì ăn, làm gì mà phải đi ăn chực để người khác coi thường?
Tạ Di Hồng nói một hồi thấy không được, cũng chẳng miễn cưỡng nữa. “Nếu cậu không đi thì tôi đi đây, tôi chỉ muốn tìm bạn để nói chuyện, chứ ăn cơm với đám người đó nhạt nhẽo ૮ɦếƭ đi được…” Nói xong, cô đạp một cái lên bàn đạp li hợp, phóng vèo đi mất.
Xe sửa xong, Đàm Duy cũng không hỏi giá, tự động đặt hai tờ mười tệ lên bàn của chú Đàm, nói câu cảm ơn rồi nghiêng người lên xe, phóng về nhà.
Nơi anh sống là căn hộ do trường cấp, có hai phòng ngủ, một phòng khách, còn khá mới nhưng không nằm ở trong khuôn viên trường, môi trường xung quanh cũng tương đối phức tạp nên giáo viên của Đại học B không thích sống ở đây. Ban đầu anh được sắp xếp theo tuổi nghề hay quá trình dạy gì đó, sau này nhà trường cải cách chế độ nhà ở, bắt anh nộp hơn bảy nghìn tệ, nói là bán quyền sử dụng căn hộ cho anh, cũng có nghĩa là mỗi tháng không phải nộp hơn bốn tệ tiền thuê nhà. Nhưng căn hộ này anh không được bán, cũng không được cho thuê, rốt cuộc anh không hiểu mua cái “quyền sử dụng” này để làm gì, đối với anh, chuyện này chẳng khác nào nhà trường bào mòn hơn bảy nghìn tệ từ trong túi của anh mà thôi.
Anh mở tủ lạnh, thấy chẳng có gì để ăn, muốn đi nấu cơm nhưng lại không có hứng, bèn quyết định gọi điện cho Tiểu Băng trước, nếu cô cũng về ăn cơm thì anh bỏ công sức ra nấu cơm hãy còn có ý nghĩa, nếu cô ấy không về ăn thì nấu làm gì? Cũng đâu có ý định thi đầu bếp siêu đẳng, thà ăn mì ăn liền cho đơn giản.
Anh ra phòng khách cầm điện thoại lên, ngồi xiêu vẹo trên sofa, ấn số di động của Tiểu Băng. Điện thoại tút một hồi mới nghe thấy người ở đầu dây bên kia hạ thấp giọng hỏi một câu: “A lô, anh à? Em đang tiếp khách, lát nữa em gọi lại cho anh nhé.”
“Anh chỉ muốn hỏi xem tối nay em có về ăn cơm không.”
“Anh ăn trước đi, em không ăn ở nhà đâu, khách người ta mời…”
“Khách hàng mời… thì phải nói cho anh biết sớm chứ…” Anh nói xong câu này cũng biết là thừa lời. Nói sớm thì thế nào? Cũng đâu phải nấu xong cơm rồi mới biết cô ấy không về ăn, anh còn chưa nấu, trách móc làm gì? Thế là anh vội vàng sửa lại: “Không sao, anh vẫn chưa nấu cơm. Em nhớ… về sớm chút nhé…”
“Nhanh thôi.” Tiểu Băng vội vàng nói. “Em phải đi đây, khách đang đợi, anh cứ ăn đi, ngoan nhé!”
Anh đặt điện thoại xuống, lười biếng ngâm một gói mì ăn liền, bật ti vi, vừa ăn vừa xem một cách tẻ nhạt, đột nhiên lại nghĩ: Sớm biết như vậy thà đi ăn cơm với Tạ Di Hồng còn hơn, đúng thế, bây giờ toàn ăn uống bằng tiền công quỹ, anh mời hay tôi mời đều là quốc gia mời, hồi trước lúc nào cũng ra rả nhân dân là chủ nhân của đất nước, còn như bây giờ lại càng giống nhân dân là khách mời của đất nước, nếu đã là quốc gia thanh toán, ai đứng ra mời mà chẳng giống nhau?