30 Ngày Làm Vợ Hờ - Chương 08

Tác giả: Đình Lam

Xuyến nói xong là ngoảnh mặt đi vào trong nhà, cô nhìn lên đồng hồ đã 7 giờ sáng luôn rồi.
Lật đật đi nấu cơm, làm xong cũng hơn 8 giờ, ba mẹ Xuyến ăn vội bữa sáng để đi ra đồng cày thuê cuốc mướn cho người ta.
Một mình cô ở nhà đợi mãi đợi mãi không thấy bóng dáng Gia Bách đâu. Đợi đến trưa Đăng Khôi đi học về, nó ăn cơm, nghỉ ngơi hai ba tiếng xong lên trường tiếp mà cũng chẳng thấy tăm hơi đâu.
Buổi chiều rồi lại đến buổi tối khi mọi người đã ăn xong bữa cơm chiều, Xuyến phụ Đăng Khôi dọn đồ trở lại phòng.
Ba mẹ cô thấy vậy liền ngăn cản:
“Sao lại dọn ra, vợ chồng là phải ngủ chỗ kín đáo chứ, ngủ ở ngoài sao được.”
Xuyến như hiểu ý mẹ, cô tỉnh bơ đáp:
“Không sao đâu mẹ, vợ chồng con ngủ đâu chẳng được, còn thằng Khôi nó đang tuổi ăn tuổi học cần phải có một cái nơi đàng hoàng tử tế chứ.”
Đăng Khôi nghe chị nói cũng không phản đối gì, bởi vì từ lâu cậu cũng muốn có một căn phòng riêng cho mình.
Xuyến và em trai tiếp tục dọn dẹp, mẹ ra sức ngăn cản, bà quát:
“Mẹ nói không được là không được mau dọn trở vào đi.”
Xuyến cau mày tỏ vẻ mất kiên nhẫn, cô nhìn mẹ nhẹ giọng:
“Không sao đâu mà.”
Nói rồi Xuyến lại tiếp tục thu dọn.
Bà Huệ bực quá, chạy ào lại chỗ Xuyến nắm lấy cổ tay cô lôi sòng sọc ra sau hè.
Tới gốc cây trứng cá, bà mới chịu buông Xuyến ra, Xuyến còn đang ngơ ngác chưa kịp hiểu chuyện gì thì đột nhiên cô thấy ánh mắt mẹ nhìn mình rất không hài lòng, chưa kịp cất tiếng mẹ đã gào lên:
“Mày không biết thật hay là giả vờ không biết vậy?”
Nghe mẹ nói Xuyến tròn mắt ngạc nhiên, cô ngây thơ hỏi:
“Mà không biết gì hả mẹ?”
Thấy vẻ mặt ngây thơ của con gái, bà Huệ không nhịn được gõ đầu Xuyến một cái.
Xuyến kêu lên, xoa đầu đau đớn, ấm ức nói:
“Mẹ này tự nhiên gõ đầu con.”
Bà Huệ nắm tay kéo con gái lại, nói khẽ vào tay Xuyến:
“Vợ chồng mới cưới, rồi tụi bây ôm nhau âu yếm hôn hít, để ba mày với em mày nhìn thấy thì còn ra cái thể thống gì nữa.”
Bà Huệ vừa dứt câu Xuyến ôm bụng cười, bảo:
“Mẹ ơi, con còn tưởng chuyện gì nghiêm trọng lắm, từ lúc kết hôn đến nay tụi con rất là trong sáng, chẳng hề đi quá giới hạn, hôn hít cái gì chứ, nắm tay còn chưa nắm nữa mà.”
Nghe như sét đánh ngang tai, bà Huệ cau mày như không muốn tin mấy lời mà Xuyến nói, đến khi nhìn kĩ biểu cảm tỉnh bơ của con gái bà mới hiểu ra vấn đề, nhưng bà vẫn không tránh khỏi cảm xúc sững sờ, bà bảo:
“Rồi thằng Bách nói nói thế nào?”
Xuyến ngẫm lại mấy giây, sau đó nói:
“Anh ấy nói con còn nhỏ chưa trưởng thành”.
Bà Huệ nghe con gái nói mà sốt ruột, lời nói có chút hấp tấp:
“Thế mẹ chồng mày có biết không?”
“Bà ấy biết mà. Nhưng đâu có làm quá lên như mẹ vậy, làm con tưởng chuyện gì quan trọng lắm chứ.”
Xuyến nói xong liền đi một hơi vào trong nhà, để mặt mẹ mình đứng đây mà lo lắng. Lúc này vẻ mặt của bà kiểu như: vậy là sao đây, cưới vợ về mà không làm gì, vậy cưới để làm chi. Hay là ám ảnh chuyện xưa nên… Nghĩ đến đây bà Huệ bắt đầu đăm chiêu, ánh mắt có gì đó vô cùng bất an.
Một lúc lâu sau nữa.
Từ lúc Xuyến nói chuyện với mẹ là cô cứ ngồi thừ trên chiếc ghế tre ngoài hàng ba, mỏi mắt nhìn ra bờ rào, vẻ mặt lo lắng mong ngóng bóng hình của Gia Bách nhưng chẳng thấy tăm hơi.
Xuyến nhìn đồng hồ, thời gian đã điểm 00 giờ khuya rồi, bà Huệ từ trong nhà đi ra thấy Xuyến còn ngồi đó thì bảo:
“Vào ngủ đi con. Nó làm công an mà, đi sớm về muộn là chuyện thường tình thôi. Thôi vào ngủ đi.”
Nghe mẹ nói, Xuyến vơi đi phần nào cảm giác bất an, cô ngậm ngùi đứng lên, nghiêng đầu nhìn ra ngoài cổng thêm lần nữa, bóng tối vẫn bao trùm lấy màn đêm tĩnh mịch, biết là vậy nhưng không lo sao được. Đi từ sáng tới giờ không thấy về, điện thoại thì không thấy gọi.
“Hồi chiều mẹ nghe thằng Khôi nó kể lại, chồng con nó bảo đi làm nhiệm vụ gần đây thôi, tối nay sẽ không về.”
“Vậy hả mẹ.”
“Ừ. Chắc đêm nay nó không về đâu.”
Nghe lời mẹ Xuyến lẳng lặng đi vào nhà.
Suốt đêm đó cô không sao chợp mắt được, cứ nghĩ đến anh là lại thấy lo.
Sáng hôm sau.
Khi mặt trời vẫn còn ẩn mình sau mây mù, Xuyến đã thức dậy nhìn sang chỗ trống bên cạnh mình lạnh ngắt mà không khỏi lo lắng.
Cô ngồi gắng gượng ngồi bật dậy, gương mặt bơ phờ, mệt mỏi hai mắt có chút quầng thâm vì thiếu ngủ. Cô bước xuống nhà sau, đi đánh răng rửa mặt theo thói quen.
Lúc đi gần tới mùng của ba mẹ, cô tình cờ nghe được tiếng thủ thỉ khe khẽ của hai người.
Chỗ ngủ của ba được ngăn cách bởi một vách ngăn làm bằng gỗ, tuy kín đáo nhưng rất mỏng và yếu, nếu bị tác động vào sẽ sập ngay.
Vì vậy mà cách âm cũng không được tốt lắm, chắc ba mẹ nghĩ cô ngủ chưa dậy nên thoải mái nói chuyện với nhau.
Nghe câu chuyện Xuyến kể lúc chiều, bà Huệ cảm thấy bất an vô cùng, cả đêm bà trằn trọc mãi chẳng thể yên giấc cho được, đến gần sáng mòn mỏi quá ngủ được một lát thôi thì tiếng gà gáy sáng đã đánh thức bà. Nghĩ tới chuyện kia thì lại thấy phiền muộn, bà huých nhẹ vào tay ông một cái, rồi bảo:
“Ông à.” Bà huých mấy cái, ông Quý cau có, khó chịu, cục súc đáp:
“Cái gì vậy? Chưa được năm giờ nữa mà.”
“Tui có chuyện quan trọng muốn nói đây.”
Sáng sớm còn say ngủ bị bà vợ đánh thức, ông Quý bực mình ngồi bật dậy, quay mặt sang bà Huệ quát lớn:
“Có chuyện gì không đợi đến sáng được hay sao.”
“Ông khe khẽ cái mồm thôi, con Xuyến nó nghe thấy bây giờ.”
“Có chuyện gì, bà nói lẹ cho tui nghe coi, nói lẹ để tui còn ngủ nữa.” Ông Quý bực bội lắm rồi mà vẫn cố nhịn.
Bà Huệ nhích vào người ông, khẽ thủ thỉ vào tai ông, nói:
“Tui nghi ngờ tháng Bách nó lấy con mình là để trả ơn đấy ông à, chứ chẳng yêu thương gì đâu.”
Nghe bà nói, ông tỉnh luôn cả ngủ.
“Sao bà biết.”
“Thì con Xuyến nó nói, hai vợ chồng nó cưới nhau đến nay, tuy ngủ chung giường nhưng mạnh ai nấy ngủ, ngay cả cái nắm tay cũng chưa từng. Thế ông có nghi hay không? Nếu nghiêm túc cưới vợ thì ai lại làm như thế?”
Tuy ba mẹ nói nhỏ nhưng Xuyến đứng bên ngoài lại nghe không sót một chữ nào. Đến khi nghe được mẹ nói anh Bách lấy mình chỉ để trả ơn thì Xuyến điếng cả người, cố mím chặt môi dưới để không phát ra tiếng sửng sốt của mình. Trả ơn sao? Mà ơn gì mới được chứ? Xuyến tò mò cực độ, khẽ rón rén bước chân tiến lên mấy bước, nghiêng ngửa áp sát một bên mặt vào vách gỗ, bên trong cô tiếp tục nghe được giọng nói của ba và mẹ.
“Thì hai đứa nó không có yêu nhau, nên ngại.”
“Tui nghi lắm ông à. Hồi đó thằng Bách nó gọi vợ chồng mình là anh hai là chị hai ngọt xớt, thậm chí nó còn thay tã cho con Xuyến nhà mình mấy lần, còn nữa có lần con Xuyến bị rớt sông thằng Bách nó liều mạng cứu, đối với thằng Bách con Xuyến nó thân quen tới mức như hình với bóng, như người thân trong gia đình. Ông nghĩ thử coi, một người đàn ông 35 tuổi được coi là đẹp trai thành đạt, giàu có, công việc đề huề, lại làm trong ngành công an, biết bao nhiêu người muốn gả cho nó vậy mà nó lại chấp nhận lấy một đứa con gái vừa tròn 18 tuổi, đáng tuổi con cháu về làm vợ ư.”
Nghe bà Huệ nói, ông Quý đơ cứng hết cả người. Ông quay mặt sang vợ, nói lời gan ruột:
“Nếu đúng như bà nghĩ, thì chẳng phải nó sẽ bỏ con mình à.”
Bà Lệ đăm chiêu, trong đáy mắt ẩn chứa rất nhiều phiền muộn bà nói:
“Tôi chỉ suy đoán vậy thôi, chứ không hẳn thằng Bách nó bỏ con mình.”
“Bà nói cũng đúng. Thằng Bách chính trực như vậy, sẽ không làm khổ con mình đâu. Bà nhớ có lần con Xuyến bị bệnh rất nặng không, lần đó thằng Bách nó cũng lên Sài Gòn rồi ở luôn trên trễn, con Xuyến nhà mình sau khi hết bệnh cũng mất trí nhớ luôn, hỏi nó chú Bách là ai thì nó ngơ ngác lắc đầu.”
“Lúc đó con Xuyến có 6 tuổi, rồi khi lớn lên nó quên luôn thằng Bách.”
Hai người đang say sưa nhớ về chuyện quá khứ mà không biết Xuyến ở bên ngoài đau đớn tới mức thở không nổi, không ai nói cho cô biết gì cả, khoảng cách tuổi tác, quá khứ của anh, mối quan hệ thân thiết giữa hai nhà, thậm chí là đoạn ký ức bị mất kia cũng không một người nào mở miệng nói cô nghe. Xuyến cảm thấy mọi người xem mình như một con bù nhìn, xoay vòng vòng rồi đặt về chỗ cũ, cũng chẳng có người nào chịu ngoảnh đầu lại xem nó có đang khóc hay không.
Xuyến đứng bên ngoài nghe ba mẹ nói chuyện mà không sao kìm được được nước mắt. Suy nghĩ trong đầu cô lúc này ngoài trừ Gia Bách ra thì còn có thời thơ ấu mà cô đã vô tình quên mất.
Rốt cuộc thì cô đã quên những gì, kí ức của một cô bé 6 tuổi và một anh chàng 23 tuổi, một đứa con nít trong đầu toàn là những suy nghĩ non nớt và một anh chàng trưởng thành với những ước mơ và hoài bão tương lai liệu có gì đáng nhớ để Gia Bách gật đầu đồng ý lấy mình dù bị bà nội ép hôn, dù biết cô nhỏ hơn anh rất nhiều tuổi, dù biết bản thân sẽ chẳng thể nào dung hòa mọi thứ với một người vợ trẻ con như Xuyến, nhưng anh vẫn muốn lấy cô về làm vợ, cô không biết trong đầu của anh đang chứa cái gì đây nữa.
“Đợi nó về tôi hỏi thẳng nó xem, xem nó nói thế nào chứ tôi lo lắm.”
“Nếu thật vậy thì sao đây.”
Tiếng bà Huệ khẽ thốt lên đầy lo lắng. Tiếng ông Quý bất an, thở dài nói:
“Tôi không tin nó lại hành xử theo cảm tính như vậy.”
Xuyến đứng bên ngoài nghe được tiếng thở dài não nuột của ba mẹ thì trong lòng không tránh khỏi cảm giác buồn bã.
Lúc này, cô nghe bên trong có tiếng bước chân nên vội vàng quay đầu bước lên nhà trên, chui vào mùng nằm đó nhắm mắt lại mà trong lòng dâng lên nỗi xót xa, lo lắng.
Khi ngôi nhà mái ngói đón những tia sáng đầu tiên của ngày mới, Đăng Khôi vội rời nhà đến trường, Xuyến cả đêm giấc ngủ chập chờn, sáng dậy còn nghe được câu chuyện như sét đánh ngang tai nên cũng chẳng thể ngủ thêm được nữa.
Sau khi đánh răng rửa mặt xong, cô xuống bếp phụ mẹ nấu bữa sáng, xong rồi hai người họ cũng ra đồng đi làm sớm.
Chỉ còn Xuyến ở nhà, hết đi qua rồi đi lại, một lúc sau cô chợt nhớ đến bức ảnh bị vỡ khung mà cô đã mang từ thành phố về, ngẫm nghĩ một hồi cô quyết định lấy xe đạp của Đăng Khôi đem nó lên chợ huyện để thay khung.
Nhà cô cách chợ huyện khoảng hơn 30 phút đi xe đạp, con đường quê này cô đi đã mòn luôn rồi nên không sợ bị lạc khi ở thành phố.
Chiếc xe cùi bắp của Đăng Khôi đi được một đoạn thì bị hỏng, Xuyến phải cúi xuống để sửa làm bàn tay của cô dính toàn dầu nhớt, nản quá Xuyến định trở về nhà, nhưng khi nghĩ đến gương mặt tức giận của Gia Bách khi nhìn thấy bức ảnh không còn nguyên vẹn là cô thấy bất an trong lòng, với lại cô cũng muốn biết Gia Bách làm gì ở đâu, anh làm công an, ít nhiều cũng có mối liên hệ với công an xã ở đây.
Đường đến chợ huyện, Xuyến có biết một con đường tắt nên quyết định đi vào con đường này nhằm rút ngắn thời gian hơn nhưng khi được khi được một đoạn ngắn lại thấy công trình đang xây dựng làm tắt lối đi nên cô quyết định quay đầu đi đường khác và đoạn đường này đi ngang qua nhà của ông Mến cũng đồng thời ngang qua nhà của dì Hoa mẹ của chị Ngọc.
Bởi vì chiếc xe đạp không được tốt nên cô phải mất một lúc mới đi được tới nhà của Ngọc, đúng lúc chiếc xe nó bị trượt dây xích ngay trước cửa nhà của Ngọc.
Xuyến thở dài mệt mỏi, gương mặt lộ rõ sự âu lo khi phải gắn lại dây xích quá nhiều, khi cô đang loay hoay với chiếc xe đạp thì bên tai bất ngờ nghe một giọng nói quen thuộc vang ở phía lưng:
“Ê. Xuyến. Vô đây chơi.”
Xuyến hơi giật mình vội quay đầu lại nơi phát ra giọng nói ấy, đã thấy Ngọc đang tung tăng bước đến bên cạnh cô. Nhìn chị ta Xuyến hơi ngạc nhiên, chị ta không ở cùng với bà ngoại nữa sao.
Xuyến còn chưa kịp hiểu chuyện gì, chị ta đã nắm lấy tay cô ra vẻ thân thiết lắm, trước thái độ thản nhiên của chị ta Xuyến bĩu môi xem thường trong dạ, rõ là ghét nhau ghét cay ghét đắng vậy mà vẫn giả bộ như chưa từng xảy ra chuyện gì, đúng là không biết phải nói sao trước chị ta.
Xuyến lạnh nhạt đáp:
“Chị gọi tôi có việc gì?”
Chị ta nhếch môi cười khẩy, vô tư đáp:
“Cũng đâu có gì to tát lắm đâu? Mời mày vô nhà tao chơi, sẵn tiện tao cho mày xem cái này vui lắm, đảm bảo mày xem xong là mất ăn mất ngủ, ba ngày ba đêm.”
Chị ta vừa nói vừa nhìn Xuyến với một ánh mắt tràn đầy sự khiêu khích.
Nhìn cái ánh mắt vô cùng mong chờ của chị ta, Xuyến cảm thấy trong tim như có một thứ gì đó vô hình đang thôi thúc cô, suy ngẫm mấy giây Xuyến quyết định dắt xe đạp băng qua đường, Ngọc thấy vậy cũng nối gót theo sau.
Nhà của dì Hoa có ba gian, rộng lớn bề thế không kém gì nhà ông Mến đối diện, trong khu này hai ngôi nhà này là đặc biệt nhất, nếu ông Mến đó làm ăn phi pháp mà có thì dì Hoa cũng thuộc dạng chuột sa hũ nếp, dì ấy nghèo nhưng lấy chồng giàu có nhất vùng, ruộng nương cò bay thẳng cánh nên được thơm lây, đi đâu cũng thoải mái Khoe khoang, nhưng bà Hoa lại đâu biết mọi người xung quanh vốn cũng chẳng ưa gì mình.
Đã lâu rồi rồi cô không đến đây nên có hơi không được tự nhiên mấy. Đi qua cảnh cảnh cánh cổng lớn, Xuyến mới ngước mắt lên theo bản năng thì cảnh vật đang hiện hữu trước mắt khiến cô đứng hình hai mắt sưng sờ đầy kinh ngạc.
Gia Bách đang cùng với ba mẹ của chị Ngọc ngồi uống nước trà đàm đạo, trong họ có vẻ rất là thoải mái, bên cạnh anh lúc này còn có thêm một người phụ khoảng chừng ba mươi mặt mày ưa nhìn, đầu đội lưỡi trai, lâu lâu người phụ nữ này còn tựa vai kề má Gia Bách trong rất tự nhiên.
Nhìn họ Xuyến có cảm giác tờ giấy đăng ký kết hôn ở nhà như một mớ giấy vụn, chỉ có thể chứng minh quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý, còn về tình thì nó chẳng đáng một xu.
Nhìn cảnh tượng trước mắt, trong lòng Xuyến khó chịu vô cùng, tâm trạng cũng không còn hồ hởi như lúc đầu nữa, cô quay đầu xe lại chuẩn bị bước đi, thì bên tai lại nghe giọng nói vô cùng đắc ý của Ngọc:
“Ờ kìa Xuyến, sao không ở chơi mà lại về.”
Câu nói tai hại của Ngọc khiến mọi người bên trong chú ý, trong đó có cả anh.
Xuyến bất ngờ quay đầu lại theo con tim mách bảo thì va phải ánh mắt của anh.
Cô thấy anh đứng dậy, một chân nhích lên một bước, anh mắt có gì đó lạ lẫm, ngỡ như đang rất khó xử, cô nhìn anh nội tâm muốn nói gì đó nhưng lại thôi, Xuyến cảm thấy tim mình nhói lên, cô chưa bao giờ có cảm giác xa lạ như vậy đối với anh.
Mấy giây sau đó, anh ngồi xuống, cũng không còn quan tâm gì đến cô nữa, thoải mái trò chuyện cùng người bên cạnh, Xuyến thấy vậy muốn rời đi càng nhanh càng tốt, chỉ đơn giản là cô không muốn làm kẻ dư thừa.
Xuyến thẫn thờ bước đi, bên tai vẫn không ngừng vang lên giọng nói dẻo dẹo the thé của Ngọc: “Không ở lại à, chuyện vui vẫn chưa bắt đầu mà.”
Xuyến mặc kệ cô ta mà dẫn xe đạp đi về, giờ khắc này cô cũng chẳng còn tâm trí đâu mà lên huyện sửa lại cái khung ảnh.
Lúc cô về đến nhà đã gần trưa, mặt Xuyến buồn rười rượi, cô nằm vật xuống giường, chẳng muốn làm gì cả cũng không tha thiết ăn uống.
Một lúc sau, ba mẹ cô cũng đi làm về trưa.
Nhìn ba mẹ, Xuyến hỏi:
“Mẹ, trước kia anh Bách từng đến nhà mình sao?”
Xuyến vừa dứt câu, ba mẹ cô nhìn nhau ngỡ ngàng như không tin nổi, cô cũng có thể hỏi được câu này, Xuyến nhìn họ chờ đợi câu trả lời nhưng chỉ thấy họ ngập ngừng, ấp úng, trả lời cho qua loa lấy lệ:
“Ờ thì, bà con họ hàng của nó ở gần đây mà, lâu lâu nó vẫn thường về đây chơi lắm.”
Thấy ba mẹ không muốn nói thật cho mình biết, Xuyến cũng không hỏi gì thêm nữa.
Ba mẹ rời nhà đi làm ca chiều thì Xuyến cũng nằm vật vờ ở nhà cố ru mình vào giấc ngủ cho đủ giấc.
Đến 16 giờ, cô dậy nấu bữa cơm chiều, nhà cũng chẳng còn nhiều đồ ăn Xuyến tìm trong tủ lạnh đâu được vài quả trứng với một ít thịt heo, liền đem đi kho thịt, trứng thì đem chiên với một ít hành tây.
Thời điểm đó, ở nhà của bà Hoa.
Điện thoại của Gia Bách bất ngờ đổ chuông, biết người gọi đến là ông Lâm - giám đốc công an thành phố, anh không dám chần chừ mà ấn kết nối:
“Tôi đang nghe.”
“Cậu trở về đi, vụ án này cậu không cần điều tra nữa.”
Câu nói như sét đánh ngang tai khiến Gia Bách ngỡ ngàng, tưởng mình nghe nhầm, anh hỏi lại:
“ Sao cơ, không cần điều tra nữa ư, nhưng mà…”
Gia Bách định nói thêm nhưng đã bị giọng của ông Lâm cắt ngang:
“ Không nhưng nhị gì hết đây là mệnh lệnh của cấp trên.”
Nói rồi ông ta cúp máy, không để Gia Bách có cơ hội nói thêm một câu nào.
Linh ngồi cạnh anh, thấy vậy liền hỏi:
“Gì vậy anh.”
“Cấp trên bảo chúng ta không cần điều tra vụ án này nữa.”
Linh bất mãn quát:
“Không cần là không cần thế nào? Rõ rành rành ra đó rồi còn gì.”
“Thôi về hãy tính tiếp.”
Trước khi rời khỏi nhà dì Hoa, Gia Bách đã kịp dặn dò gia chủ không được tiết lộ bất cứ thông tin gì về anh, nếu không mọi sự cố phát sinh, gia đình chịu trách nhiệm hết.
Khi Gia Bách vừa bước chân ra khỏi cửa, Ngọc đã nắm cổ tay kéo anh lại, cả người Gia Bách loạng choạng suýt ngã, không biết vô tình hay hữu ý mà cô ta đã chụp được khoảnh khắc ᴆụng chạm vô tình của anh và chính mình.
Sau khi thực hiện xong ý đồ, Ngọc mới rối rít xin lỗi.
Gia Bách sau đó cũng chia tay chị Linh, anh có ngỏ ý mời chị về nhà ba mẹ vợ mình chơi, nhưng vì không muốn làm bóng đèn cản trở Gia Bách bồi đắp tình cảm với vợ nên chị cũng về luôn thành phố. Trước khi về hẳn, Gia Bách dặn chị ghé công an huyện bẩm báo một tiếng, còn không quen bảo họ để ý ông Mến một chút, vì sự nghi ngờ ông ta có liên quan tới một đường dây buôn bán Mα túч lớn chưa bao giờ thuyên giảm trong lòng anh.
Ánh chiều tà rất nhanh đã khuất sau rặng trâm bầu, màn đêm phủ thật mau, Gia Bách nhìn đồng hồ trên màn hình điện thoại.
Gần 6 giờ rồi. Anh chạy lên thị xã mua mấy tô phở đem về.
Trên đường đi, cứ nghĩ đến Xuyến là anh lại rầu rĩ, không biết là có giận hờn hay hiểu lầm gì không, nghĩ tới cái bộ mặt lạnh tanh của vợ mà anh vừa:giận vừa thương.
Gia Bách hí hửng mang mấy tô phở về nhà để dỗ vợ, ai ngờ đâu sự việc sắp diễn ra sau đây lại vượt ngoài trí tưởng tượng của anh.
Trên đường trở về nhà, trời cũng đã nhá nhem tối, đoạn đường vào sâu bên trong nhà vợ lại khá vắng vẻ.
Đường bê tông khá rộng, hai bên có hàng cây xanh cây lớn, cây nhỏ xen kẽ nhau trải dài đến cuối đường, thêm những bờ ao, bụi chuối, ngôi nhà bỏ hoang, khung cảnh đìu hiu vắng vẻ, càng về đêm càng trở nên âm u, rùng rợn.
Anh biết người ở quê ngủ khá sớm, nhưng giờ này chỉ mới hơn 7 giờ thôi đã không thấy ai ra đường thì cũng hơi kì lạ, cảm nhận điều lạ Gia Bách rồ ga tăng tốc để về cho nhanh.
Đang chạy ngon trớn, bỗng anh cảm thấy gai cả người như có ai đang theo dõi mình vậy, nhìn dáo dác lại chẳng thấy ai, một dự cảm chẳng lành khiến anh phải rồ ga tăng tốc.
Ngay lúc này đây anh mới phát hiện đoạn đường này khá vắng vẻ, đèn đường ở đây cũng không được tốt lắm, rồi bỗng từ trong bụi rậm lao ra mấy tên đàn ông mặt mày trùm kín mít bằng một miếng vải đen, đồ mặc trên người cũng toàn là màu đen, vóc dáng hơi đô con, chúng phóng một con dao về phía anh.
Gia Bách kịp nghiêng đầu để né con dao, nhưng rồi vẫn không tránh được cú ngã xe đau đớn.
Biết mình đang ở ngoài sáng, bọn chúng ở trong tối nên anh không nghĩ gì nhiều mà nhanh chóng đứng lên, lúc này anh mới để ý bọn chúng có đến sáu tên tay cầm hung khí lao đến hướng về phía anh mà chém loạn xạ.
Tình huống này Gia Bách biết mình không thể địch lại dù bản thân biết nhiều thế võ phòng thân và tự vệ nhưng cũng không dám đánh cược tính mạng của bản thân.
Gia Bách định rút khẩu súng ngay thắt lưng. Nhưng dường như bọn chúng hiểu được ý đồ của anh nên liền lao đến, dùng hung khí mã tấu, điên cuồng chém tới.
Gia Bách thi triển rất nhiều thế võ để chống trả, cuối cùng anh cũng đã thành công đoạt lấy một cây mã tấu dài chừng 60 cm, làm νũ кнí phòng thân.
Sau một hồi, sức một mình anh cũng không đủ địch lại 6 tên.
Cuối cùng, Gia Bách quyết định rút súng bắn lên trời một phát đạn.
Pằng.
Tiếng súng vang lên rung chuyển cả đất trời.
Bọn chúng thấy khó liền rút lui, lúc này đây Gia Bách cảm giác một bên hông của mình vô cùng đau đớn.
Anh thấy bọn chúng chạy vào lùm chuối, mấy giây sau tiếng nước đập bì bõm lại vang lên rồi mất hút sau mười mấy giây.
Gia Bách vừa đau vừa mệt, không kịp nghĩ gì nhiều liền đỡ chiếc xe lên gắng gượng chạy về nhà.
Đường vào nhà Xuyến nằm ngay ngã ba, phải đi qua một con lộ nhỏ, bề ngang chừng một mét.
Nếu bình thường anh có thể chạy qua rất dễ dàng, thế nhưng hiện tại tâm trạng của anh đang rối bời, cộng với việc vừa trải qua trận sinh tử nên dù có gan lì đến đâu thì vẫn không tránh khỏi tinh thần hoảng loạn.
Khi anh chạy gần đến cổng, Xuyến ở trong nhà nghe tiếng xe máy tạch tạch thì chạy ra, nhưng vừa chạy được mấy bước tiếng xe máy liền im bặt, nghi có chuyện chẳng lành Xuyến dùng hết công suất chạy thật nhanh ra, chạy chừng 30 mét đã thấy xe máy của Gia Bách nằm trên mặt đường.
Xuyến thấy Gia Bách nằm ngửa dưới ruộng người không động đậy thì miệng mếu máo, thốt không thành tiếng, nghẹn ngào gào lên:
– Ba mẹ ơi, anh Bách bị gì rồi nè.
Nói xong, Xuyến có cảm giác cổ họng mình nghẹn đắng, khóe mắt ươn ướt, cô không màn tất cả lao nhanh xuống ruộng đỡ anh dậy.
Ông Quý, bà Nga cả Đăng Khôi nữa nghe tiếng hét thất thanh của Xuyến cũng vội chạy ra.
Thấy Xuyến đang ôm Gia Bách đang bất tỉnh nhân sự, ai cũng ngỡ ngàng xanh mặt.
Ông Quý, bà Nga luống cuống hết cả lên khi thấy ngang hông của Gia Bách dính toàn là máu.
Xuyến khóc ngất đau lòng khôn xiếc, cô xót chồng nhưng vẫn đủ tỉnh táo nói:
– Ba mẹ gọi cho bà bảy đi, bà ba có xe hơi.
Nghe con gái nói, ông Quý lật đật chạy vào nhà.
Nhà bà bảy cách nhà Xuyến gần 500 mét, gần ngã ba đường, khi hay tin bà ba cùng chú Tín và chú Bình chạy ra, thấy Gia Bách bị thương liền cùng mọi người đưa anh lên xe chở đến bệnh viện.
Theo dõi page để cập nhật truyện hay

Thử đọc